Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
b)Nếu hoa ko dc học sinh giỏi thì bạn ấy ko dc bố mẹ cho về quê chơi
Về bố cục, bài “Bạn đến chơi nhà” độc đáo ở chỗ nào?
A Có đủ bốn phần.
B Chỉ có ba phần.
C Chỉ có một phần.
D Chỉ có hai phần.
TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1.
-Thể thơ : Thất ngôn bát cú đường luật.
-Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. Bài thơ được gieo vần ở cuối câu 1,2,4,6,8. Câu 3 và 4, câu 5 và 6 đối nhau
-Bố cục bài thơ : 4 cặp câu : đề - thực – luận – kết.
=>đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú.
Câu 2.
Em tán thành với ý kiến trên.
a.Theo câu thứ nhất : đã lâu rồi bạn mới tới nhà chơi => Nguyễn Khuyến lẽ ra phải tiếp đãi thật chu đáo, tử tế.
b.Hoàn cảnh đặc biệt
-Trẻ đi vắng, chợ xa nhà.
-Có cá nhưng ao sâu nước cả, có gà nhưng vườn rộng rào thưa không đuổi được, có bầu, mướp nhưng chưa ăn được. Cho đến miếng trầu – vật dễ kiếm và phổ biến nhất, lại không có sẵn.
=>Dụng ý tác giả khi tạo tình huống đặc biệt :
+Tạo ra sự hài hước, vui vẻ. Vật chất tuy đầy đủ nhưng cứ giảm đi, cuối cùng lại không còn gì hết.Vì vậy, tiếp bạn chỉ có cái tình.
+Nhà thơ nửa đùa vui, nhưng cũng vừa nói lên sự mong ước được tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tính. CHỉ một sự chân tình có thể bù đắp được những thiếu hụt vật vất.
c.Câu thơ thứ 8 và cụm từ ta với ta nói lên không cần phải vật chất đầy đủ như ý, mà chỉ cốt cái tình cũng đủ làm cho tình bạn thắm thiết. Quý nhau là quý ở cái tình, cách đối xử với nhau. Chỉ những người bạn tâm đầu ý hợp, thông cảm, gặp gỡ nhau cũng đã đủ vui. Có đủ vật chất tương xứng với tình cảm là tốt nhất, nhưng dù không có thì cũng chẳng vì thế mà kém vui.
d.Nhận xét : Trong bài thơ,sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay đến việc lo vật chất để tiếp bạn cho tương xứng với tình cảm của hai người. Điều đó cho thấy nhà thơ rất quan tâm đến bạn và muốn tiếp bạn chu đáo nhất, đồng thời cũng thể hiện sự coi trọng và quý mến bạn của nhà thơ.
Câu 1. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm : - Số câu : 8 câu (bát cú) - Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn) - Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a). - Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Câu 2. a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà ? ‘Đã bấy lâu nay bác tới nhà’ Căn cứ vào nội dung câu thơ thì nhà thơ phải làm một bữa tiệc thật thịnh soạn, thật long trọng để tiếp đã bạn vì những lí do sau : - Đây là người bạn tri âm thân thiết mà nhà thơ yêu quý trân trọng qua cách xưng hô ‘bác’ chứ không phải là một người khách tình cờ ghé chơi. - Thứ nữa, người bạn này lâu lắm rồi ‘Đã bấy lâu nay’ Nguyễn Khuyến mới có dịp gặp lại. - Lúc này hẳn Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, bạn vẫn tới thăm lại càng quý hơn, hơn nữa điều kiện và phương tiện đi lại ngày xưa thật không dễ chút nào, bạn đến chơi nhà là một sự kiện, một niềm vui lớn. b. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào ? Tác giả có dụng ý thì cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế ? - Bạn đến chơi nhà là một niềm vui lớn, phải chuẩn bị tiệc để thiết đãi bạn, bày tỏ tình cảm. Đó là dự định, thiện ý của chủ nhà. Nhưng thực tế lại dường như cố tình trêu ngươi, chủ nhà bị rơi vào cảnh oái oăm ‘lực bất tòng tâm’. 6 câu tiếp theo nói vê cảnh huống đó.
- Hoàn cảnh thiếu thốn : Nhà thơ kể về gia cảnh của mình : trẻ đi vắng, chợ lại xa. Các thứ trong nhà xem ra rất phong phú nhưng lại đang còn ở dạng tiềm năng : có cá, có gà nhưng không bắt được, cải chửa ra cây, cà đang còn nụ, mướp đang còn hoa, bầu còn non quá, ngay cả ‘miếng trầu là đầu câu chuyện’ thứ tối thiểu để tiếp khách cũng không có nốt… gần như là ‘một cuộc tổng duyệt các thứ sản vật có trong nhà ‘ từ lớn đến nhỏ = > Đây cũng là một cách nói rất khéo, rất sang về cái nghèo, thiếu. - Dụng ý của tác giả : Sự không có của tác giả đẩy đến cao trào nhằm mục đích tạo ra đòn bẩy nghệ thuật để làm thăng hoa tình bạn cao đẹp ở câu cuối. c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ ‘ta với ta’ nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ? - Vị trí của câu thứ tám : Dồn chứa giá trị tư tưởng của bài thơ, tất cả những cái không của 6 câu thơ trước đó nhằm mục đích để khẳng định một cái có ở câu thơ này có một tình bạn cao đẹp vượt lên mọi thứ vật chất đời thường. - Cụm từ ‘ta với ta’ thể hiện sự hòa hợp giữa hai con người, giữa hai tâm hồn, như một âm thanh vút lên cao của bản nhạc tình bạn. d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài ‘Bạn đến chơi nhà’. Đó là một tình bạn thiên liêng cao đẹp, đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên những vật chất đời thường, hiểu và thương cảm cho nhau.
Trong cuộc sống ai cũng có bạn và có cho mình một tình bạn chân thành . Vậy tình bạn chân thành là gì ? Theo tôi tình bạn chân thành là một tình bạn vô tư , đậm đà thắm thiết vượt qua những điều kiện vật chất . Ai có nhiều bạn nhưng trong số đó cũng có một số người chơi với nhau chỉ vì điều kiện vật chất , hào nhoáng nhưng khi gặp khó khăn thì không giúp đỡ lẫn nhau , đó không phải là một tình bạn chân thành. Bên cạnh đó cũng có một số người chơi với nhau rất chân thành , không vì vật chất cũng như những hào nhoáng bên ngoài , khi gặp khó khăn thì họ luôn bên cạnh ta , sẵn sàng giúp đỡ , chia ngọt sẻ bùi đó mới là một tình bạn chân thành . Khi có một tình bạn như vậy thì ta phải biết giữ gìn đừng vì bất kì lí do nào khác mà làm sứt mẻ tình bạn đẹp ấy
Em tham khảo:
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Khuyến. Tám câu thơ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.
Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được giãi bày chân thành: “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”. Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vị về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:
“Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”
Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy. Đặc biệt nhất là: “Đầu trò tiếp khách, trầu không có”. Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thơ cũng chẳng thể có để mời bạn. Điệp từ “không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.
Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:
“Bác đến chơi đây ta với ta”
Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” - tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, chân chính, đích thực.
tháng mà cải, cà, mướp chưa ra trái, mới đơm hoa, bầu già, vừa rụng.
Câu 1. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm :
- Số câu : 8 câu (bát cú) - Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)
- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).
- Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.
Câu 2.
a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà ?
‘Đã bấy lâu nay bác tới nhà’ Căn cứ vào nội dung câu thơ thì nhà thơ phải làm một bữa tiệc thật thịnh soạn, thật long trọng để tiếp đã bạn vì những lí do sau :
- Đây là người bạn tri âm thân thiết mà nhà thơ yêu quý trân trọng qua cách xưng hô ‘bác’ chứ không phải là một người khách tình cờ ghé chơi.
- Thứ nữa, người bạn này lâu lắm rồi ‘Đã bấy lâu nay’ Nguyễn Khuyến mới có dịp gặp lại.
- Lúc này hẳn Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, bạn vẫn tới thăm lại càng quý hơn, hơn nữa điều kiện và phương tiện đi lại ngày xưa thật không dễ chút nào, bạn đến chơi nhà là một sự kiện, một niềm vui lớn.
b. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào
? Tác giả có dụng ý thì cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế ?
- Bạn đến chơi nhà là một niềm vui lớn, phải chuẩn bị tiệc để thiết đãi bạn, bày tỏ tình cảm. Đó là dự định, thiện ý của chủ nhà. Nhưng thực tế lại dường như cố tình trêu ngươi, chủ nhà bị rơi vào cảnh oái oăm ‘lực bất tòng tâm’.
6 câu tiếp theo nói vê cảnh huống đó.
- Hoàn cảnh thiếu thốn :
Nhà thơ kể về gia cảnh của mình :
trẻ đi vắng, chợ lại xa.
Các thứ trong nhà xem ra rất phong phú nhưng lại đang còn ở dạng tiềm năng : có cá, có gà nhưng không bắt được, cải chửa ra cây, cà đang còn nụ, mướp đang còn hoa, bầu còn non quá, ngay cả ‘miếng trầu là đầu câu chuyện’ thứ tối thiểu để tiếp khách cũng không có nốt… gần như là ‘một cuộc tổng duyệt các thứ sản vật có trong nhà ‘ từ lớn đến nhỏ
= > Đây cũng là một cách nói rất khéo, rất sang về cái nghèo, thiếu
. - Dụng ý của tác giả :
Sự không có của tác giả đẩy đến cao trào nhằm mục đích tạo ra đòn bẩy nghệ thuật để làm thăng hoa tình bạn cao đẹp ở câu cuối.
c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ ‘ta với ta’ nói lên điều gì ?
Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?
- Vị trí của câu thứ tám :
Dồn chứa giá trị tư tưởng của bài thơ, tất cả những cái không của 6 câu thơ trước đó nhằm mục đích để khẳng định một cái có ở câu thơ này có một tình bạn cao đẹp vượt lên mọi thứ vật chất đời thường.
- Cụm từ ‘ta với ta’ thể hiện sự hòa hợp giữa hai con người, giữa hai tâm hồn, như một âm thanh vút lên cao của bản nhạc tình bạn.
d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài ‘Bạn đến chơi nhà’. Đó là một tình bạn thiên liêng cao đẹp, đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên những vật chất đời thường, hiểu và thương cảm cho nhau.
Chúc bn xhx tốt!
A: Hđ khởi động à bạn