K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2021

- Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng nhưng đạo Phật không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.

- Từ thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa lan truyền cả nước nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào truyền đạo nhưng sau đó bị nhà nước phong kiến cấm đoán.

- Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được sáng tạo nhưng chỉ dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo chứ chưa phổ cập rộng rãi.

- Tín ngưỡng truyền thống phát huy như thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. Ngoài chùa chiền còn có các nhà thờ, đền thờ, lăng miếu…

21 tháng 6 2019

Đáp án B

2 tháng 4 2021

Tham khảo:

Câu 1:

 

a. Những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ thế kỉ X-XV:

- Đất nước độc lập thống nhất

- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp

- Quyết tâm của cả nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

b. Chính sách khuyến nông

- Chính sách khai hoang

+ Từ thời ĐInh - Tiền Lê, nhà nước và nhân dân chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng diện tích canh tác

+ Nhà Lý - Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Do vậy, nhiều vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được thành lập.

+ Nhà nước còn khuyến khích các vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang lập điền trang.

- Phát triển thủy lợi

+ Nhà Tiền Lê cho dân đào vét mương máng

+ Nhà Lý huy động nhân dân cho đắp đê sông Như Nguyệt, sông Hồng.

+ Nhà Trần huy động nhân dân đắp đê "quai vạc".

+ Nhà Lê, cho nhà nước đắp đê ngăn biển, đặt chức quan Hà đê sứ trông coi cho công trình thủy lợi.

- Bảo vệ sức kéo

+ Các triều đại đều chăm lo bảo vệ sức kéo trâu bò.

+ Xuống chiếu phạt nặng kẻ trộm trâu bò hoặc mổ trộm trâu bò. Vua Lê ra lệnh cấm giết thịt trâu bò.

- Đảm bảo sức sản xuất

+ Đảm bảo sức lao động thể hiện qua chính sách "Ngụ binh ư nông".

+ Nhà Hồ đặt phép hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế ruộng đất tư hữu

+ Nhà Lê sơ ban hành chính sách quân điền, quy định phân chia ruộng đất công làng xã.

- Đánh giá

+ Những chính sách trên không những đảm bảo sức sản xuất mà còn có tác dụng tích cực cho vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo lực lượng quân đội thường trực.

+ Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập tự chủ mang tính toàn diện tích cực. Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

c. Tác dụng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp

- Xây dựng một nền kinh tế tự chủ toàn diện. Đời sống nhân dân ổn đinh.

- Là cơ sở cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

Câu 2:

1. Nho giáo

- Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị (những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ), chi phối nội dung giáo dục thi cử. Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.

- Thời Lê sơ:

+ Nho giáo chính thức được nâng lên vị trí độc tôn đến cuối thế kỉ XIX, số người theo Phật giáo và Đạo giáo giảm bớt.

+ Nhà nước ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội Nho giáo trong nhân dân.

+ Sự phát triển của giáo dục Nho học củng cố sự phát triển của Nho giáo.

Mục 2

2. Đạo Phật

- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi và giữ vị trí đặc biệt quan trọng.

+ Các nhà sư được triều đình tôn trọng và có lúc đã tham gia bàn việc nước.

+ Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí Phật.

+ Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

Mục 3

3. Đạo giáo:

- Không phổ cập, hòa lẫn trong tín ngưỡng dân gian.

- Một đạo quán được xây dựng.

- Cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần.



 

25 tháng 8 2019

Đáp án C

16 tháng 3 2021

Sau thời kỳ phát triển toàn thịnh của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền dưới thời Lê Thánh Tông, đến đầu thế kỷ XVI, triều Lê sơ bước vào thời kỳ suy yếu, khủng hoảng. Các ông vua Uy Mục, Tương Dực, Chiêu Tông rồi đến Cung Hoàng đều là những người hèn yếu, lười biếng, ham mê hưởng lạc, nhưng lại tham lam, tàn bạo. Tại địa phương, những cuộc nổi dậy chống triều đình nổ ra khắp nơi.

Trong bối cảnh rối ren, loạn lạc ấy đại diện cho tập đoàn phong kiến vùng ven biển Đông Bắc là Mạc Đăng Dung đã giành được ngôi vua, thiết lập một vương triều mới vào năm 1527. Tuy có ban hành được một số chính sách tích cực, nhưng nhà Mạc vẫn không đưa được đất nước ra khỏi tình trạng hỗn loạn.

Năm 1553, Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh là cháu xa đời Lê Thánh Tông lên làm vua ở đất Ai Lao, sau đưa về Thanh Hóa khôi phục nhà Lê hình thành nên cục diện mà sử gọi là Nam - Bắc triều kéo dài từ 1533 đến 1592.

Vua Lê có Nguyễn Kim sau đó là họ Trịnh phò tá chiếm giữ vùng đất từ Thanh Hóa trở vào gọi là Nam triều. Sau khi Nam triều về cơ bản đã giành được thắng lợi trước họ Mạc thì mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn trở nên gay gắt tới mức làm bùng nổ cuộc xung đột vũ trang mới, kéo dài từ 1627 đến 1672. Kết cục của cuộc chiến tranh này là sự chia cắt đất nước thành hai miền. Mãi tới năm 1786, với sự kiện quân Tây Sơn tiến công ra Bắc, ranh giới sông Linh Giang (sông Gianh) mới bị xóa bỏ, tạo tiền đề cho sự thống nhất đất nước.

Nằm trong vùng cửa sông, có vị trí chiến lược quan trọng, lại có đồng bằng trù phú, đông người nhiều của, đã từng có kho lương thực và vũ khí rất lớn ở Vị Hoàng, Nam Định đã chứng kiến rất nhiều trận chiến lớn ác liệt giữa Nam - Bắc triều, Trịnh - Tây Sơn. Các trận chiến diễn ra ở vùng đất này chủ yếu là thủy chiến.

Trong chiến thắng vang dội giải phóng đất nước của quân Tây Sơn mùa xuân năm 1789 có phần đóng góp xứng đáng của nhân dân Sơn Nam Hạ nói chung, Nam Định nói riêng thể hiện qua văn bia ở các đình, đền trong vùng và đặc biệt là lễ hội ăn Tết “Mùng cùng” tại làng Lương Kiệt.

21 tháng 8 2018

* Sự phát triển của thủ công nghiệp:

    - Nghề thủ công truyền thống tiếp tục pahts triển và đạt trình độ cao như: dệt,gốm...

    - Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài...

    - Khai thác mỏ- một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    - Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

    - Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng.

* Sự phát triển của thương nghiệp:

    - Nội thương:

        + Chợ, làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

        + Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.

        + Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

        + Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

    - Ngoại thương:

        + Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu như: Bồ ĐàoNha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán càng Tấp nập.

        + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI-XVII:

    - Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.

    - Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

    - Do cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.

    - Do vị trí địa lý của nước ta thuận lợi cho việc giao thông đi lại ở các vùng miền và thu hút được thương nhân các nước.