K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

1.Hoàn cảnh

- Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc - Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.

- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công. Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

 

6 tháng 5 2021

2.Nội dung:

Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế…
+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.
+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.
 

Tham Khảo

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, trước hết được bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cả cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nắm vững lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát động cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt; đánh địch bằng cả sức mạnh của thời đại ngày nay trong sự kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, của nhân loại; đánh địch bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn khắp 5 châu; chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, làm cho sức ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện.

    Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ còn bắt nguồn từ tình đoàn kết trong sáng, thủy chung của nhân dân và quân đội 3 nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia trên một chiến hào chống kẻ thù chung và sự ủng hộ chí tình, to lớn, có hiệu quả về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cùng với sự cổ vũ, động viên của các nước bạn bè, các đảng cùng chí hướng, của nhân loại tiến bộ dành cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đều là những nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ. Chúng ta mãi mãi ghi lòng tạc dạ về tình cảm sâu nặng và sự giúp đỡ to lớn đó.

    Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện thế giới, khẳng định sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên thế giới./.

14 tháng 4 2017

Dựa vào mục 1a phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích như sau:

+ Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, nhưng thực dân Pháp không nghiêm túc thực hiện mà ra sức khiêu khích, phá hoại. Chúng không ngừng bắn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách thành lập “Nam Kì tự trị”. Hạ tuần tháng 11-1946, chũng chiếm đóng ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Đầu tháng 12 chúng đổ bộ lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Dương và tăng thêm quân ở Hải Phòng.

Tại Hà Nội, liên tiếp từ đầu tháng 12-1946, quân Pháp ra sức khiêu khích như đốt cháy Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, phá chướng ngại vật của ta ở phố Lò Đúc, bắn vào dân thường như phố Hàng Bún, Yên Ninh, chiếm đóng trị sở Bộ Tài chính, Bộ Giao Thông công chính.

+Đến đây, bộ mặt của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta đã rõ ràng. Tình hình đó đòi hỏi Đáng và Chính ohur phải có những quyết sách kịp thời. Ngày 12-12-1946, Đảng đã họp và ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.

+Đặc biệt nghiêm trọng là trong các ngày 18 và 19-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư như đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ và nắm quyền kiểm soát thủ đô, nếu không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ chuyển sang hành động.

+Nền độc lập của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Khoảng 20h ngày 19-12-1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả Hà Nội mất điện. Đó là tín hiệu của cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.



- Sau hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng và âm mưu xâm lược lâu dài trên đất nước ta, Pháp đã bộ ước và tăng cường các hành động khiêu khích:

+ Tháng 11 năm 1946,Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

+ Từ đầu tháng 12 năm 1946,quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và bảo vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bùn, chiếm trụ sở bộ tài chính và một số cơ quan khác của ta.

+ Ngày 18 đến 19 tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô của chúng.

- Trước những hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để báo vệ độc lập tự do...Ngay 18 đến 19 tháng 12 năm 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc khách chiến.

28 tháng 4 2016

Sau Hiệp định sơ bộ(6 -3 – 1946) và Tạm ước(14-9 – 1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích+ Tháng 11 – 1946 Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn+ Từ đầu tháng 12 – 1946 quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và tự vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và một số cơ quan khác của ta+ Ngày 18 và 19 – 12 – 1946 thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đôcho chúng- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp,nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do…Ngày 18 và 19 -12 – 1946 , Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay trong đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

29 tháng 4 2016

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19-12-1946:

Dựa vào mục 1a phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích như sau:

+ Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, nhưng thực dân Pháp không nghiêm túc thực hiện mà ra sức khiêu khích, phá hoại. Chúng không ngừng bắn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách thành lập “Nam Kì tự trị”. Hạ tuần tháng 11-1946, chũng chiếm đóng ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Đầu tháng 12 chúng đổ bộ lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Dương và tăng thêm quân ở Hải Phòng.

Tại Hà Nội, liên tiếp từ đầu tháng 12-1946, quân Pháp ra sức khiêu khích như đốt cháy Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, phá chướng ngại vật của ta ở phố Lò Đúc, bắn vào dân thường như phố Hàng Bún, Yên Ninh, chiếm đóng trị sở Bộ Tài chính, Bộ Giao Thông công chính.

+Đến đây, bộ mặt của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta đã rõ ràng. Tình hình đó đòi hỏi Đáng và Chính ohur phải có những quyết sách kịp thời. Ngày 12-12-1946, Đảng đã họp và ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.

+Đặc biệt nghiêm trọng là trong các ngày 18 và 19-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư như đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ và nắm quyền kiểm soát thủ đô, nếu không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ chuyển sang hành động.

+Nền độc lập của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Khoảng 20h ngày 19-12-1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả Hà Nội mất điện. Đó là tín hiệu của cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

Cùng với thắng lợi của quân và dân cả nước trên khắp các chiến trường, Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 là sự kiện lịch sử có vị trí đặc biệt quan trọng, mở ra giai đoạn phát triển mới, mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ giai đoạn cầm cự, phòng ngự sang giai đoạn giành, giữ và nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ, liên tục tiến công địch và đánh tiêu diệt với quy mô lớn, đẩy quân địch ngày càng lún sâu vào thế bị động đối phó,...  
10 tháng 3 2023

 Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các nguồn viện trợ về vật chất, vũ khí, trang bị quân sự và học hỏi kinh nghiệm tổ chức chiến đấu của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Cùng với ý nghĩa to lớn đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp , Chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950 góp phần thúc đẩy tinh thần ý chí của nhân dân ta 
 
 Ý nghĩa sâu xa hơn : 

Quân và dân ta tiếp tục giữ vững quyền chủ động, phát huy thế tiến công chiến lược trong những năm 1951 - 1953; tiến tới giành thắng lợi liên tiếp trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Đông Dương.

15Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong tác phẩm " Kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trường Chinh là gì ?  A.Kháng chiến toàn diện. B.Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.  C.Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài. D.Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và...
Đọc tiếp
15

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong tác phẩm " Kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trường Chinh là gì ?

 

 A.

Kháng chiến toàn diện.

 B.

Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

 C.

Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.

 D.

Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.

16

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va là do

 

 A.

Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trọng tâm của kế hoạch Na-va.

 B.

Điện Biên Phủ gần nơi đóng quân chủ lực của ta.

 C.

Điện Biên Phủ được Pháp chiếm từ lâu.

 D.

Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng.

17

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 xác định kẻ thù chủ yếu là

 

 

 A.

phát xít và đế quốc.

 B.

bọn thực dân Pháp phản động.

 C.

đế quốc và phong kiến.

 D.

phong kiến và địa chủ.

18

Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

 

 A.

Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.

 B.

Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ.

 C.

Có hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu.

 D.

Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, tnh thần căm thù giặc sâu sắc.

19

Trong phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được gọi là

 

 A.

“Lục địa mới trỗi dậy".

 B.

“Lục địa bùng cháy”.

 C.

“Hòn đảo tự do”.

 D.

“Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”.

20

Nhận xét nào dưới đây không đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1925?

 

 A.

Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự thành lập Đảng.

 B.

Tìm ra con đường cách mạng vô sản.

 C.

Triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

 D.

Chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng.

21

Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 -1925 là gì?

 

 

 A.

Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam.

 B.

Chuẩn bị về mặt tư tưởng- chính trị cho sự thành lập Đảng.

 C.

Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – cách mạng vô sản.

 D.

Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về Việt Nam.

22

Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu?

 

 A.

Xin-ga-po.

 B.

Ma-ni-la (Phi-líp-pin).

 C.

Gia- các – ta (In-đô-nê-xi-a).

 D.

Băng Cốc (Thái Lan).

23

Phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở

 

 A.

Nam Phi

 B.

Tây Nam Phi

 C.

Bắc Phi

 D.

Trung Phi

24

Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa kí kết với Pháp vì lí do chủ yếu nào?

 

 A.

Tránh đụng độ với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc.

 B.

Tranh thủ thời gian hòa hoãn để phát triển lực lượng.

 C.

Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc về nước.

 D.

Có thời gian chuyển các cơ quan đầu não của ta đến nơi an toàn.

1
23 tháng 5 2021

15. B 

16. D

17. A 

18. B

19. B

20. D 

21. C

22. D 

23. C

24. A