K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* GIỐNG NHAU: 
- Đều là quá trình phân bào có thoi nên NST phân chia trước, TB chất phân chia sau 
- Sự phân chia đều xảy ra với các kì giống nhau 
- Hoạt động của các bào quan là giống nhau 
- Sự biến đổi hình thái NST qua các kì tương tự nhau 
* KHÁC NHAU: 
- Xảy ra khi nào? 
+ NP: xảy ra ở Tb sdưỡng và tb sdục sơ khai 
+ GP: Xảy ra ở tb sdục khi chín 
- Cơ chế: 
+ NP: chỉ 1 lần phân bào 
+GP: 2 lần phan bào liên tiếp. GP1 gọi là phân baog giảm nhiễm. GP2 là phân bào nguyên nhiễm 
- Sự biến đổi hình thái NST: 
+ NP: chỉ 1 chu kì biến đổi 
+GP: tr ải qua 2 chu kì biến đổi 
- Kì đầu: 
+ NP: NST kép chỉ đính vào thoi vô sắc ở phần tâm động 
+ GP: NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp với nhau và xảy ra hiện tượng hoán vị gen(kì đầu 1) 
- Kì giữa 
+ NP: NST kép xếp thành 1 hàng trện mặt phẳng xích đạo 
+ GP: NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo( kì giữa 1) 
- Kì sau: 
+ NP: NST kép tách nhau ra thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực TB 
+ GP: NST kép trong cặp đồng dạng tách nhau ra và phân ly về 2 cực TB( kì sau 1) 
- KÌ cuối: 
+ NP: Hình thành 2 Tb con giống nhau và giống hệt mẹ 
+ GP: Hình thành hai tb con có bộ NST n kép( kì cuối 1 ) 
Sau đó, các TB con tiếp tục vào GP2. Kì cuối GP2 tạo ra 4 Tb con chứa bộ NST n 
- Ý nghĩa 
+ NP: Là kết quả phân hóa để hình thành nên các TB sinh dưỡng khác nhau. 
Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB, thế hệ cơ thể 
+ GP: Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau 
Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài 
Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới

5 tháng 10 2018

- Giống nhau:

+ Đều là quá trình phân bào.

+ Đều trải qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

+ Đều có sự biến đổi của NST theo chu kì xoắn

+ Ở kì giữa NST tập trung ở MPXĐ

+ Đều có sự hình thành thoi vô sắc , sự biến mất của màng nhân, sự phân chia chất tế bào ,..

- Khác nhau

Nguyên phânGiảm phân
Xảy ra ở tb sinh dưỡng và tb sinh dục sơ khai Xảy ra ở tb sdục thời kì chín
1 lần phân bào , NST nhân đôi 1 lần2 lần phân bào , NST nhân đôi 1 lần
ở kì đầu : Ko có sự tiếp hợp của NSTỞ KĐ1 : tại mỗi cặp NST có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa 2 cromatit khác nguồn gốc
KG : NST kép xếp thành 1 hàng trên MPXĐKG1 : NST kép tương đồng, xếp thành 2 hàng trên MPXĐ
KS : từng NST kép chẻ dọc ở tâm động rồi phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ vô sắcKS1 : các NST kép phân li độc lập về 2 cực của tb
KC , mỗi tb con nhận 2n NST đơnKC1 : mỗi tb con nhận n NST kép
từ 1 tb sinh dương (2n NST) tạo ra 2 tb con giống mẹ ( 2n NST) ( giữ nguyên)từ 1 tb sinh dục (2n) giảm phân tạo ra 4 tb con có bộ NST n( giảm đi 1 nữa)
tb phân hóa thàn tb sinh dưỡng khác nhautb giảm phân hình thành giao tử
4 tháng 9 2018

Trả lời :
Các tính trạng trội luôn được biểu hiện , vậy nếu tính trạng trội là tính trạng xấu sẽ bị đào thải ngay. 

 Arigato ~

14 tháng 7 2021

Trăng xuất hiện trong bài thơ Đồng chí, Ánh trăng và Đoàn thuyền đánh cá

Bài tham khảo:

Ánh trăng là một trong những thi liệu quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong văn học nghệ thuật và trở thành đối tượng để người nghệ sĩ bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn. Hình ảnh ánh trăng trong các bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận), "Đồng chí" (Chính Hữu), "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) là minh chứng thể hiện rõ điều này. Qua tác phẩm của mình, mỗi một nhà thơ đều có sự sáng tạo và cách miêu tả riêng khiến ánh trăng thiên nhiên trở thành hình tượng lấp lánh, lung linh những vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo.

Dù ánh trăng được miêu tả theo những phương diện và cách thức khác biệt nhưng ở ba bài thơ trên, các tác giả đều xem ánh trăng như người bạn tâm giao gần gũi để giãi bày những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc và gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Trong bài thơ "Đồng chí", trăng là người bạn đồng hành cùng người chiến sĩ giữa đêm khuya "rừng hoang sương muối. Còn trong những vần thơ của Nguyễn Duy, ánh trăng là "tri âm tri kỷ" gắn bó trong những tháng năm tuổi thơ và trong kháng chiến. Ở bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", tác giả Huy Cận đã miêu tả ánh trăng như một người bạn gần gũi gắn liền với hành trình chinh phục biển khơi của ngư dân.

Mặc dù được khai phá dựa trên những điểm tương đồng trên nhưng ở mỗi một bài thơ, các tác giả lại có những cách cảm nhận và góc nhìn khác biệt về vầng trăng. Trong bài thơ "Đồng chí", hình ảnh ánh trăng xuất hiện và trở thành biểu tượng kết tinh cao đẹp cho vẻ đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ cũng như vẻ đẹp của tình đồng chí. Trong những đêm phục kích "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", những người lính sát cánh bên nhau, giữa mặt đất và bầu trời lúc này được kết nối bởi hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng "Đầu súng trăng treo". Nếu "súng" là vũ khí thể hiện sự tàn khốc và hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp thì "trăng" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho hòa bình. Sự liên kết giữa hai thi liệu tưởng chừng như trái ngược nhau thông qua động từ "treo" đã gợi mở rất nhiều ý niệm về chiến tranh và hòa bình, hiện thực và lãng mạn, đồng thời phác họa thành công vẻ đẹp chiến sĩ quyện hòa cùng tâm hồn thi sĩ của những người nông dân áo lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc.

"Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận là tác phẩm ra đời sau chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh. Đồng thời, bài thơ cũng đánh dấu sự chuyển biến về phong cách sáng tác trong hồn thơ của tác giả. Bởi vậy, hình ảnh ánh trăng luôn xuất hiện trong mối quan hệ với sự đổi thay của cuộc sống mới, cụ thể là công cuộc chinh phục biển cả bao la của những "đoàn thuyền đánh cá": "Thuyền ta lái gió với buồm trăng" hay như "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao". Ánh trăng được miêu tả trong sự đồng hiện với cánh buồm qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tạo nên một hình tượng kỳ vĩ về hành trình ra khơi tràn đầy niềm vui phơi phới của con người lao động; đồng thời tái hiện tư thế làm chủ thiên nhiên của ngư dân. Đặc biệt, hình ảnh ánh trăng trong bài thơ còn gợi lên vẻ đẹp của biển cả trong sự giàu có và trù phú về tài nguyên thiên nhiên qua những vần thơ: "Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe". Dưới bóng trăng lung linh huyền ảo phản chiếu dưới làn nước tạo nên sắc màu "vàng chóe", những chú cá đuôi quẫy nước mà như đang tinh nghịch nô đùa với ánh trăng. Như vậy, bằng việc sử dụng kết hợp những biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ, tác giả Huy Cận đã miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng để gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên và tư thế làm chủ, khúc ca lao động hùng tráng của con người trong công cuộc chinh phục biển khơi.

Trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, ánh trăng được nhắc đến nhiều lần hơn theo dòng suy tư và mạch cảm xúc từ hiện tại nhớ về quá khứ của tác giả. Trước hết, ánh trăng là người bạn thân thiết, gần gũi đối với con người:

"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ"

Xuyên suốt những năm tháng tuổi thơ cũng như qua các cuộc chiến đấu, vầng trăng trở thành người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ gắn bó với con người. Nhưng rồi khi cuộc chiến qua đi, con người bước vào cuộc sống mới thì mối tình đẹp đẽ giữa trăng và người cũng thay đổi:

"Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Ánh trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường"

Ở thời điểm hiện tại với những tiện nghi hiện đại hơn và khi "ánh điện cửa gương" lên ngôi và được sử dụng phổ biến thì cũng là lúc nguồn sáng lung linh, huyền ảo của vầng trăng bị lãng quên. Chỉ đến khi ánh điện phụt tắt thì con người mới chợt nhận ra sự tồn tại của "vầng trăng tròn". Như vậy, sự thay đổi về vị thế và mối quan hệ vốn gắn bó giữa con người và thiên nhiên xuất phát từ sự đổi khác của lòng người, còn vầng trăng thì vẫn tròn đầy, vẹn nguyên nghĩa tình thủy chung, son sắt bằng thái độ "im phăng phắc". Ánh trăng dưới góc nhìn của tác giả Nguyễn Duy đã được khám phá dưới khía cạnh là biểu tượng kết tinh cho lối sống ân nghĩa thủy chung, gợi nhắc tấm lòng biết ơn, trân trọng đối với quá khứ - một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.

Như vậy, qua cách thức miêu tả ánh trăng trong ba bài thơ của các tác giả, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được mỗi một nhà văn, nhà thơ sẽ có con đường tìm hiểu, khám phá và tái hiện những hình tượng nghệ thuật một cách riêng biệt. Chính điều này đã dệt nên bức tranh muôn màu muôn vẻ phong phú, đa dạng của thế giới văn học nghệ thuật.

9 tháng 6 2018

Các biện pháp liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự, trong hội thoại: nói giảm, nói tránh

15 tháng 2 2018

Cách giải thích thứ nhất: dừng ở việc nêu đặc tính bên ngoài của sự vật, cách giải thích trên cơ sở kinh nghiệm, cảm tính

Cách giải thích thứ hai: thể hiện đặc tính bên trong của sự vật, phải tìm ra thông qua nghiên cứu khoa học

→ Cách giải thích thứ hai đòi hỏi phải có trình độ, chuyên môn mới hiểu thấu đáo được

19 tháng 10 2020

1

-Ước mơ là nói đến điều bạn mơ ước và có khả năng thành hiện thược hoặc ko

_Đam mê là thứ mà bạn cảm thấy đam mê như ca hát,chơi đàn,...

_so sánh:đam mê là thứ mà bạn muốn làm và có quyết tâm trong nó còn ước mơ là thứ mà bạn chỉ mơ ước và không có động lực trong nó,nhưng cũng có trường hợp ước mơ đó có thể chở thành hiện thực và đó là điều mà bạn muốn làm và cố gắng để biến nó thành sự thực

_thành đạt là chỉ những người có chí hướng trong đời sống và đã đạt được mục tiêu đã định

_Thành công là những người giỏi giang,thành công trong cuộc sống và luôn đatj được diều mình muốn

_Thành ccong chỉ là 1 cách gọi khác của từ thành đạt vì nó cùng nói về sự thành công trong cuộc sống,điều mà bản thân khao khát đạt được

2

Học để biêt thêm kiến thức,mở rộng trí tuệ,khả năng suy nghĩ của bản thân và học sẽ giúp chúng ta biết thêm kiến thức về những điều mà ta chưa biết

_có thể nói việc học giữa con người và động vật là gần giống nhau vì việc học tập của con người là để mởi rộng kiến thức và sau nay ra xã hội sẽ có thể kiếm được việc làm ổn định để nuôi sống bản thân và con vật thì chúng học cách săn mồi theo bản năng của từng loài để kiếm ăn,nói chung thì quá trình học tập của loài người có phần khác với loài vật nhưng về mục đích thì có thể nói là đều giống nhau

3

Em nghĩ nguyên tắc thành công trong công việc này là hoàn toàn hợp lý vì chỉ khi thay đổi thì chúng ta mới chở nên giỏi hơn và có ích hơn

30 tháng 1 2016

Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích, Lê chi sổ điểm hoa (Cỏ thơm liền với trời xanh, Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Truyện Kiều) để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.

Trong văn chương đông tây kim cổ, vẻ đẹp tràn đầy sức sống của mùa xuân đã trở thành nguồn thi hứng bất tận để các thi sĩ làm thơ ca ngợi. Biết bao bức tranh phong cảnh thiên nhiên mùa xuân được vẽ nên bằng những ngôn từ trác tuyệt, làm rung động hồn người mà hai câu thơ cổ Trung Quốc sau đây là ví dụ tiêu biểu:

Phương thảo liên thiên bích,

Lê chi sổ điểm hoa.

(Cỏ thơm liền với trời xanh,

Trên cành lê có mấy bông hoa.)

Vẻn vẹn chỉ mười chữ mà miêu tả được đặc điểm nổi bật của khung cảnh mùa xuân – mùa của sự sống sinh sôi, nảy nở. Hiển hiện trước mắt ta là triền cỏ tốt tươi kéo dài bát ngát, tưởng chừng như nối liền với trời xanh. Giữa không gian mênh mông ấy, nổi bật lên sắc trắng của dăm đóa hoa lê mới nở trên cành. Hai màu xanh, trắng hòa hợp tạo nên vẻ đẹp thanh cao, tao nhã của bức tranh. Bầu không khí sực nức hương thơm của cỏ non (phương thảo). Hương thơm ấy thấm đẫm bầu trời, mặt đất, thấm đẫm hồn người, khiến con người có cảm giác lâng lâng sảng khoái, như muốn tan hòa vào vạn vật xung quanh.

Bút pháp miêu tả của thi nhân xưa đã đạt đến mức thần điệu. Con mắt quan sát, ngòi bút, tài hoa, sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, đường nét… thể hiện khả năng của một họa sĩ tài ba. Cho nên, dẫu chỉ đọc có một lần thì hai câu thơ ấy vẫn đọng lại mãi mãi trong tâm hồn ta.

Là một đệ tử của cửa Khổng sân Trình, bản thân lại học rộng, hiểu nhiều nên Nguyễn Du đã tiếp thu được tinh hoa của những câu thơ như thế. Trên cơ sở đó, ông viết ra hai câu thơ có dấu ấn sáng tạo của riêng mình. Nguyễn Du tả cảnh thiên nhiên trong tiết Thanh minh. Đây là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân:

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

 Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu làm nền cho bức tranh xuân. Trên cái nền màu xanh non ấy, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống. Chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn.

Mới đọc qua không ít người sẽ cho rằng hai câu thơ trên chỉ là sự chuyển thể thành lục bát hai câu thơ ngũ ngôn chữ hán kia mà thôi. Nhưng đọc kĩ thì không hẳn là như thế.

Trong nguyên văn, nhà thơ cổ Trung Hoa tả màu xanh của cỏ nối liền với màu xanh của da trời và nhấn mạnh độ rộng, độ dài của không gian cùng hương thơm của cỏ. Còn câu thơ của Nguyền Du lại thiên về miêu tả màu xanh mơn mởn của cỏ non để thông qua đó thể hiện sức sống, nhịp sống bừng bừng của mùa xuân. Màu xanh mướt của cỏ non không chỉ chiếm lĩnh vạn vật mà còn chiếm lĩnh tâm hồn, đem lại cho con người tình yêu thiên nhiên tha thiết.

Trên cái nền xanh mênh mông của cỏ non kéo dài đến tận chân trời, nổi bật lên một vài đốm trắng của hoa lê. Hai màu tương phản tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Cỏ càng xanh, hoa lê càng trắng và ngược lại. Tất cả đều thanh khiết, trong sáng tuyệt vời!

Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du có xa, có gần; có thấp, có cao; có diện, có điểm; có hình khối, đường nét; màu sắc hài hòa. Đơn giản mà hoàn mĩ, ngắn gọn mà hàm súc. Trong thơ có họa là vậy. Chỉ mười bốn chữ mà đủ cánh, đủ tình, phản ánh sự mẫn cảm, tinh tế và tài năng sáng tạo điêu luyện của Nguyễn Du.

25 tháng 12 2021

Yêu cầu đề bài là gì nhỉ?

Mọi người giúp e với ạ