K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2020

HỒNG CẦU

- Cấu tạo: tế bào không nhân, hình đĩa lõm hai mặt, chỉ tồn tại khoảng 130 ngày, do đó luôn được thay thế bằng các hồng cầu mới hoạt động mạnh hơn, thành phần chủ yếu của hồng cầu là huyết sắc tố (Hb) có khả năng kết hợp lỏng lẻo với khí oxi (O2)và khí cacbonic (CO2).

- Chức năng: có chức năng vận chuyển O2 và CO2, góp phần tạo áp suất thẩm thấu thể keo, điều hòa sự cân bằng axit - bazơ của máu, quy định nhóm máu.

BẠCH CẦU

- Cấu tạo: tế bào có nhân, kích thước lớn hơn hồng cầu, hình dạng không ổn định.

- Chức năng: có chức năng bảo vệ cơ chế chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào, tạo kháng thể, tiết protein đặc hiệu phá hủy tế bào đã bị nhiễm bệnh.

TIỂU CẦU

- Cấu tạo: Là các mảnh tế bào chất của tế bào mẹ sinh tiểu cầu trong tủy xương phóng thích ra, kích thước rất nhỏ, cấu tạo đơn giản, dễ bị phá vỡ khi máu ra khỏi mạch.

- Chức năng: Giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.

Tham khảo:

https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-8/phan-tich-dac-diem-cau-tao-cua-hong-cau-phu-hop-voi-chuc-nang--faq508840.html

4 tháng 4 2018

Hồng cầu: có hình đĩa lõm, vận chuyển Hemoglobin nuôi các tế bào.
Bạch cầu: có 3 loại là bạch cầu hột, limpho và một nhân, là đội quân bảo vệ cơ thể.
Tiểu cầu: là các thể nhỏ, công dụng góp phần cho quá trình đông máu.

15 tháng 3 2018

Những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu:

Hồng cầu:

- Hồng cầu không nhân làm giảm bớt năng lượng tiêu tốn trong quá trình làm việc

- Hb của hồng cầu kết hợp lỏng lẻo với oxi và cacbonic vừa giúp cho quá trình vận chuyển khí, vừa giúp cho quá trình TĐK oxi và cacbonic diễn ra thuận lợi

- Hình đĩa lõm 2 mặt tăng bề mặt tiếp xúc hồng cầu với oxi và cacbonic tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển khí

- Số lượng hồng cầu nhiều tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển đượcnhiều khí cho nhu cầu cơ thể , nhất là khi lao động nặng và kéo dài

 Bạch cầu: Bảo vệ cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và TB già. Để thực hiện các chúc năng đó bạch cầu có những đặc điểm sau:

- Hình thành chân giả bao vây và tiêu diệt vi khuẩn cùng các TB già bằng cách thực bào

- Có khả năng thay đổi hình dạng để có thể di chuyển đến bất kì nơi nào của cơ thể. Một số bạch cầu còn có khả năng tiết chất kháng thể tạo khả năng đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.

 Tiểu cầu:

- Có chứa enzim và dễ vỡ để giải phóng enzim khi cơ thể bị thương, giúp cho sự đông máu

- Khi chạm vào vết thương, tiểu cầu vỡ giải phóng enzim. Enzim của tiểu cầu cùng với Ca++ biến protein hòa tan (chất sinh tơ máu)của huyết tương thành các sợi tơ máu. Các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các TB máu tạo thành khối máu đông ngăn vết đứt mạch máu để máu không chảy ra ngoài nữa.



15 tháng 3 2018

Hỏi đáp Sinh học

19 tháng 9 2018

Hỏi đáp Sinh học

22 tháng 12 2021

Câu 13: Thành phần cấu tạo máu gồm:

A. Huyết tương và các tế bào máu                 C. Huyết tương và hồng cầu.

 

B. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.                     D. Huyết tương  và bạch cầu.

20 tháng 12 2017
* hồng cầu: - chức năng: vận chuyển O2, chức năng miễn dịch hồng cầu ( kháng nguyên kháng thể nhóm máu), chức năng điều hoà toan kiềm máu ( nhờ nhân imidazol cua histamin trong hồng cầu), tạo áp suất keo
*bạch cầu:
- chức năng: chức năng miễn dịch
*tiểu cầu:
- chức năng: chống đông máu do chứa heparin, tham gia quá trình đông máu do giải phóng photpholipid và thromboplastin ( yếu tố III tiểu cầu ko phải là yếu tố đông máu), hình thành cục máu đông, tổng hợp protein và lipid
20 tháng 12 2017

Chức năng :

- Hồng cầu : vận chuyển oxi và cacbonic

- Bạch cầu : giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm, và các vật thể lạ trong máu

- Tiểu cầu : giải phóng tromboplastin để gây đông máu.

Hồng cầu: có hình đĩa lõm, vận chuyển Hemoglobin nuôi các tế bào.
Bạch cầu: có 3 loại là bạch cầu hột, limpho và một nhân, là đội quân bảo vệ cơ thể.