K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2019

NV: Uy lít xơ

- Xuất hiện trong đoạn trích là một ng` anh hùng nhưng hiện lên trong tư thế là 1 con ng` bình thường, giản dị trong quan hệ vs vợ con và tôi tớ:

+ Với con: Uylitxo đã gieo niềm tin cho con về sự bền vững của hp gđ và hp lứa đôi.

U dạy con cách phòng xa, biết cách bảo vệ gđ

+ vs vợ: U thấu hiển, cảm thông, sẻ chia vs vợ. Luôn lo lắng, bảo vệ gđ, giữ gìn hp gđ


NV: Đăm Săn:

- Hiện lên sự uy phong, lẫm liệt. Đó là h/ả "chắc chết mười mươi vẫn ko lùi bước". ĐS đại diện cho sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của cả cộng đồng

5 tháng 9 2019

Tham khảo:

28 tháng 9 2019

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Vấn đề so sánh

Đăm Săn

Mtao Mxây

Ngôn ngữ

Bình tĩnh, mạnh mẽ, dứt khoát, bản lĩnh “Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy”.

- Lúc đầu buông lời ngạo nghễ, trêu tức Đăm Săn.

- Lúc sau, sợ sệt, cầu xin “Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”.

Cuộc giao chiến

- Hiệp 1: "Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía Tây".

- Hiệp 2: Bắt được miếng trầu của Hơ Nhị, sức mạnh tăng lên, dùng cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây.

- Hiệp 1: Múa khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô; bước thấp bước cao chạy hết từ bãi tây sang bãi đông; vung dao chỉ chém trúng cái chão cột trâu.

- Hiệp 2: Mtao Mxây tháo chạy, tránh quanh chuồng trâu, chuồng lợn và cuối cùng ngã lăn ra đất.

Nhận xét

Bộc lộ rõ sự chính trực, mạnh mẽ, điềm tĩnh, đàng hoàng.

Bộc lộ sự huênh hoang, tự đắc, hèn nhát, dễ thất bại.

→ Từ bảng so sánh trên, ta đã hiểu rất rõ lí do Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn.

31 tháng 8 2023

Vấn đề so sánh

Đăm Săn

Mtao Mxây

Ngôn ngữ

Bình tĩnh, mạnh mẽ, dứt khoát, bản lĩnh "Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy".

- Lúc đầu buông lời ngạo nghễ, trêu tức Đăm Săn.

- Lúc sau, sợ sệt, cầu xin "Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm".

Cuộc giao chiến

- Hiệp 1: "Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía Tây".

- Hiệp 2: Bắt được miếng trầu của Hơ Nhị, sức mạnh tăng lên, dùng cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây.

- Hiệp 1: Múa khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô; bước thấp bước cao chạy hết từ bãi tây sang bãi đông; vung dao chỉ chém trúng cái chão cột trâu.

- Hiệp 2: Mtao Mxây tháo chạy, tránh quanh chuồng trâu, chuồng lợn và cuối cùng ngã lăn ra đất.

Nhận xét

Bộc lộ rõ sự chính trực, mạnh mẽ, điềm tĩnh, đàng hoàng.

Bộc lộ sự huênh hoang, tự đắc, hèn nhát, dễ thất bại.

2 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Đây là kiểu bài so sánh. Kiểu bài này đòi hỏi phải có kiến thức rộng, phải hiểu biết sâu nội dung các đoạn trích, biết cách khái quát các đặc điểm giống và khác nhau của các nhân vật từ hai đoạn trích đó.

Nếu Uy-lít-xơ trở về (sử thi Hi Lạp) miêu tả cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mưoi năm xa cách thì Ra-ma buộc tội (sử thi Ấn Độ) tái hiện cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau một biến cố đặc biệt. Các cảnh gặp gỡ đều có vẻ đẹp riêng thể hiện hình mẫu con người lí tưởng của thời đại sử thi.

a) Sự giống nhau :

– Về nội dung :

+ Cả hai đoạn trích đều miêu tả cảnh tái hợp vợ chồng.

+ Các nhân vật đều được đặt vào những thử thách đòi hỏi tự mình phải chứng minh, tự mình phải tìm cách tháo gỡ.

+ Tình huống các nhân vật bị đặt vào đều có kịch tính cao, đều diễn ra trong một phạm vi thời gian nhất định và trong một không gian cụ thể.

+ Các nhân vật khi bị đặt vào thử thách đều có sự quan sát theo dõi củạ các nhân vật khác như là những trọng tài chứng giám. Các nhân vật đều phải công khai hành động.

+ Các nhân vật đều gắn vói thời kì hình thành và củng cố quan hệ gia đình. Các gia đình ở đây đều là gia đình danh tiếng, dòng dõi.

+ Các nhân vật đều coi trọng danh dự và phẩm giá của cá nhân, coi trọng danh dự, quy ước cộng đồng.

+ Các nhân vật đều có khát vọng về hạnh phúc, hướng tới cái đẹp, quyết tâm bảo vệ cái đẹp, bảo vệ hạnh phúc.

– Về nghệ thuật :

+ Các cảnh gặp gỡ đều được kể lại một cách chi tiết, chậm rãi, thông qua lời thoại, hành vi, thông qua cách lập luận vừa khôn khéo vừa kiên quyết của các nhân vật. Kết cấu của các đoạn trích đều được tổ chức theo hình thức kịch tính. Các tác giả đều sử dụng hình thức so sánh.

+ Cảnh gặp gỡ đoàn viên của các cặp vợ chồng đều toát lên vẻ đẹp của tình người, tình đòi, thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người không chỉ ở thòi đại sử thi mà còn ở các thời đại khác.

b) Sự khác nhau :

Gợi ý:

– Ai là người bị thử thách ?

– Mức độ thử thách ?

– Người đặt điều kiện thử thách ?

– Lĩnh vực thử thách ?

– Ý nghĩa của cảnh đoàn viên ?

chị Nguyệt ơi

chị nhanh thế :((

11 tháng 10 2017

Các bạn thân mến! Tôi là Đăm Săn, người anh hùng trong sử thi Đăm Săn. Tôi là một tù trưởng hùng mạnh, “đầu đội khăn kép, vai mang túi da”. Tôi xin kể lại cùng các bạn một trong những chiến công của tôi. Đó là trận đánh Mtao Mxây – một tên tù trưởng đã cướp vợ tôi. Sau khi nghe tin Mtao Mxây đã cướp nàng Hơ Nhị – người vợ xinh đẹp của tôi, tôi vô cùng tức giận. Tôi liền xách khiên, dáo đến thẳng nhà Mtao Mxây để rửa nỗi nhục này và giành lại người vợ hiền yêu quý. Nhà Mtao Mxây quả thực là đẹp. Đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói, cầu thang lên xuống rất rộng. Tôi đứng ở dưới nói to: – Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy! Mtao Mxây chẳng những không xuống, hắn còn nói khích tôi: – Ta không xuống đâu, diêng ơi! Tay ta còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà. Máu nóng trong người tôi bốc lên, tôi quát lớn: – Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái sàn hiên của ngươi ta kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem! Nghe tôi nói vậy, hắn sợ hãi đi xuống. Hắn còn nói với tôi rằng, không được đâm hắn khi hắn đang đi xuống. Tôi cười khẩy mà nói với hắn: – Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, đến con trâu cái của ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là. Mtao Mxây bước xuống, tay cầm khiên, giáo. Khiên hắn tròn như đầu cú, giáo hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần, nhưng dáng vẻ thì lại tần ngần do dự, mỗi bước đi đắn đo. Tôi nhường cho hắn múa khiên trước. Ban đầu hắn từ chối, hắn bảo với tôi: – Ta như gà làng mới mọc cựa khẽ, như gà rừng mời mọc cựa ê chưa, chưa ai dẫm phải mà đã gãy cánh. Và hắn bảo tôi múa khiên được. Nhưng tôi nhất định không chịu. Tôi là người thách đấu, lẽ nào tôi lại rung khiên múa trước. Thế là Mtao Mxây rung khiên múa trước. Tôi đứng im, không nhúc nhích nhìn Mtao Mxây múa khiên. Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô. Buồn cười trước hành động múa khiên của hắn, tôi nói khích: – Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô. Miếng múa ấy, ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không, diêng? Hắn nói với tôi: – Có cậu ta học cậu. Có bác ta học bác. Có thần Rồng ta học thần Rồng. Tôi mỉa mai: – Thế ư, ta thì đâu có cậu mà học cậu, đâu có bác mà học bác! Chỉ có hai ta đây, ngươi múa đi xem nào! Nghe tôi nói vậy, chắc là hắn tức lắm. Hắn kiêu ngạo hỏi tôi: – Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đi thiên hạ hay sao? Đến lúc ấy thì tôi không thể đứng im được nữa. Tôi phải dạy cho hắn một bài học về thói kiêu ngạo và rửa nỗi nhục hắn đã cướp vợ của tôi. Tôi rung khiên múa. Hắn vội vã bỏ chạy. Mỗi lần xốc tới, tôi vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa tôi vượt một đồi lồ ô. Tôi chạy vun vút qua phía đông sang phía tây, đuổi theo hắn. Còn hắn thì bước thấp bước cao chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém tôi, nhưng chỉ vừa trúng mọt cái chão cột trâu. Tôi lại nói khích lắm: – Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì? Và tôi lại tiếp tục đuổi theo hắn. Rượt đuổi nhiều, cả tôi và hắn đều đã thấm mệt. Lúc này, hắn bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu. Trong khi đánh nhau, nếu ăn được một miếng trầu sẽ đỡ mệt hơn rất nhiều. Nhanh như cắt, tôi đớp lấy miếng trầu và nhai luôn. Sau đó, sức của tôi tăng lên gấp bội. Tôi lại múa khiên và rượt đuổi theo hắn. Khi tôi múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên đồng, tiếng gió mạnh như bão. Khi tôi múa dưới thấp vang lên tiếng khiên kêu, gió mạnh như lốc. Cả một vùng đồi núi nơi diễn ra cuộc chiến đấu tan hoang: chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi. Khi tôi múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bẫy tung. Tôi phóng cây giáo thần – cây giáo đã từng đâm chết bao nhiêu thú dữ, bao nhiêu kẻ địch của tôi, vào trúng đùi của Mtao Mxây. Nhưng lạ thay, đùi hắn vẫn không hề bị thương gì, không hề chảy máu. Tôi lại phóng cây giáo đâm trúng người hắn, nhưng hắn cũng chẳng hề hấn gì. Hắn vẫn bỏ chạy. Chẳng nhẽ hắn có phép thuật gì sao? Hay có vị thần nào bảo vệ cho hắn? – Tôi tự hỏi mình như vậy. Trận đánh diễn ra ròng rã. Mấy lần tôi đã đâm trúng Mtao Mxây, nhưng hắn vẫn không bị thương. Mệt quá, tôi vừa chạy vừa ngủ. Tôi mộng thấy ông Trời. Tôi hỏi ông Trời: – Ối chao, chết mất thôi, ông ơi! Cháu mệt quá! Tại sao cháu đâm mãi mà không thủng hắn. Ông Trời đã chỉ cho tôi điểm yếu của hắn: “Cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”. Bừng tỉnh, tôi chộp ngay lấy cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. Quả nhiên, cái giáp trên người hắn tức thì rơi loảng xoảng. Đến lúc ấy tôi mới biết vì sao mấy lần ngọn giáo thần của tôi đâm trúng hắn mà vẫn không thủng. Mất vũ khí bảo vệ, hắn hoảng sợ tháo chạy. Hắn tránh quanh chuồng lợn, tôi phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuồng trâu, tôi phá tan chuồng trâu. Hắn chạy đến đâu tôi đuổi theo đến đấy. Cuối cùng hắn ngã lăn quay ra đất. Khi nằm dưới mũi giáo của tôi, mặt hắn tái mét, cắt không còn giọt máu. Hắn sợ hãi, cầu xin tôi tha mạng. Hắn nói: – Ơ diêng! Ơ diêng! Để ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu! Ta cho diêng thêm một voi. Nhưng tôi đâu có bận tâm. Cầu phúc cho tôi ư? Có ích gì? Còn trâu, voi? Tôi đâu có thiếu. Hắn đã to gan dám cướp vợ của tôi thì tôi không thể tha thứ được. Tôi giận dữ nói với hắn: – Sao ngươi còn cúng trâu cầu phúc cho ta? Chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, đùi ta ngươi đã đâm rồi sao? Và ngọn giáo của tôi đã đâm nhập vào người hắn. Tôi cắt luôn cái đầu của hắn, đem bêu ngoài đường để dân làng được chứng kiến. Giết chết Mtao Mxây, tôi giành lại được Hơ Nhị. Tất cả đám tôi tớ của Mtao Mxây đều đi theo tôi. Để mừng chiến thắng, tôi đã mở tiệc chiêu đãi tôi tớ trong nhà, dân làng. Các tù trưởng phương xa, khách khứa từ khắp nơi nghe tin tôi chiến thắng đều ùn ùn kéo về ăn mừng chiến thắng của tôi. Nhà tôi đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài. Tôi sai giết nhiều lợn, mổ nhiều trâu, đánh lên các chiêng, các trống to, hòa nhịp cùng chũm chọe sao cho kêu lên rộn rã. Tiệc tùng linh đình ăn uống kéo dài suốt mùa khô. Sau trận đánh thắng Mtao Mxây, danh tiếng của tôi vang khắp nơi, đâu đâu cũng nghe thấy, vang tận đến tai các thần. Sau trận ấy, tôi thật sự trở thành một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc lại hai văn bản trích trong sử thi Đăm Săn và sử thi Ô-đi-xê.

Lời giải chi tiết:

- Điểm giống nhau:

+ Đều là nhân vật sử thi.

+ Mang đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của một người anh hùng.

+ Đều hành động vì cộng đồng.

+ Đều mang những ước mơ, khát vọng, lí tưởng cao đẹp.

- Giải thích vì sao có sự giống nhau ấy: Bởi cả hai nhân vật đều là nhân vật sử thi, thuộc thể loại sử thi nên sẽ hội tụ tất cả những đặc điểm vốn có của thể loại văn học này.