Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung tư tưởng: Tình yêu thiên nhiên đất nước lớn lao, vượt qua cảnh ngục tù của người chiến sĩ mang tâm hồn thi sĩ.
Bài thơ "Khi con tu hú" và bài thơ "Ngắm trăng" đều thể hiện lòng yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên cùng khát vọng tự do của những người tù cách mạng nhưng cách biểu hiện của tác giả Hồ Chí Minh khác với Tố Hữu. Thật vậy, nếu như Bác Hồ thể hiện lòng yêu cuộc sống và phong thái ung dung của mình qua một đêm ngắm trăng thì Tố Hữu lại thể hiện khát vọng tự do đến cháy bóng, để ngột ngạt, đến uất ức không chịu nổi nữa của mình. Ở bài thơ "Ngắm trăng", tác giả đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên của mình qua hai câu thơ đầu "Trong tù không rượu cũng không hoa/ Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Đây là tình yêu thiên nhiên của một người chiến sĩ cách mạng, luôn hướng về thiên nhiên dù cho đang trong tình cảnh tù đày khổ sở. Còn ở bài thơ "Khi con tu hú", tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình bằng hàng loạt hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, giàu sức sống: lúa chiêm, sáo diều, tiếng chim tu hú, bắp rây, nắng đào,.... Hình ảnh trăng và hình ảnh tiếng chim tu hú trong hai bài thơ đều là những hình ảnh trung tâm của bài thơ hay cũng là nguồn cơn tạo nên tình yêu thiên nhiên sâu sắc của hai nhà thơ. Tuy nhiên, hình ảnh trăng trong "Ngắm trăng" là hình ảnh tả thực còn hình ảnh thiên nhiên mùa hè mà Tố Hữu miêu tả có thể chỉ là bức tranh trong tưởng tượng của nhà thơ đang mất tự do mà thôi. Tiếp theo, về khát vọng tự do, phong thái ung dung của hai nhà thơ đều có những điểm khác nhau. Nếu như nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện cuộc vượt ngục tinh thần của mình bằng hai câu thơ kết thúc "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Còn nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện trực tiếp khát vọng tự do của mình bằng những từ thể hiện cảm xúc dữ dội "làm sao, thôi" hay động từ mạnh như "đạp tung, ngột, chết uất". Đó là những tâm trạng bột phát của nhà thơ Tố Hữu trong hoàn cảnh tù đầy bị tiếng chim tu hú khơi gợi xúc cảm khao khát tự do. Tóm lại, hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do của hai nhà thơ nhưng cách thể hiện khác nhau.
Bạn tham khảo :
Sự khác nhau:
+ Tiếng chim tu hú đầu bài :
- Là tiếng gọi đàn,báo hiệu mùa hè.
- Mở ra một khung cảnh mùa hè đẹp đẽ,rộn ràng,vui tươi.
+ Tiếng chim tu hú cuối bài :
- Là tiếng kêu khắc khoải,da diết.
- Gợi sự bức bối,ngột ngạt và thôi thúc tự do của người tù cách mạng.
#hoktot<3#
Nhớ rừng: Biểu cảm (gián tiếp)
Ông đồ: Biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự.
Quê hương: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả
Khi con tu hú: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả
Tức cảnh Pác Bó: Biểu cảm kết hợp tự sự
Ngắm trăng: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả
Đi đường: Biểu cảm kết hợp miêu tả
Chiếu dời đô: Nghị luận
Hịch tướng sĩ: Nghị luận
Nước Đại Việt ta: Nghị luận
Bàn luận về phép học: Nghị luận
Điểm chung giữa 2 bài thơ:
- Cả 2 bài thơ đều được sáng tác bởi những nhà thơ yêu nước, đang bị giam cầm trong cảnh tù ngục.
- Đều thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên.
- Sử dụng các hình ảnh chân thực từ thiên nhiên: lúa chiêm, đôi con diều sáo, ánh trăng,...
Điểm chung giữa 2 bài thơ
Cả 2 bài thơ đều được sáng tác bởi những nhà thơ yêu nước, đang bị giam cầm trong cảnh tù ngục
Sử dụng các hình ảnh chân thực từ thiên nhiên: lúa chiêm, đôi con diều sáo, ánh trăng
Giống : nhân vật chính đều là những người bị giam cầm ( Bác Hồ , con hổ )
Khác :
- Nhớ rừng : diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường , tù túng và niềm kháo khát tự do mãnh liệt .
- Khi con tu hú : niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày .
- Ngắm trăng : tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù túng khổ sở .
- Đi đường : nói về việc phải đi qua gian lao , khổ sở mới nhận được chiến thắng vẻ vang.
bốn bài luôn hả bạn sao nhiều thế