Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Giống nhau: đều sử dụng phép lặp kết cấu cú pháp
- Khác nhau:
+ Số lượng tiếng: ở câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu (nhiều câu tục ngữ), trong những câu (vế câu) lặp lại kết cấu cú pháp với nhau, cần tương ứng về mặt từ loại
Trong văn xuôi, thơ tự do, những kết cấu cú pháp, sự đối xứng về từ loại và cấu tạo từ không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối :
+ Những dòng sông đỏ nặng phù sa/ những ngả đường bát ngát…
- Nhịp điệu: trong câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu, những vế câu lặp kết cấu cú pháp thì kết cấu nhịp điệu cũng lặp
+ Kết cấu nhịp điệu 2/5 hoặc 2/2/3 trong hai câu thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- MB 1:
+ Giới thiệu trực tiếp ngắn gọn vấn đề, khái quát về tác phẩm, nội dung cần nghị luận
+ Ưu điểm: nhấn mạnh phạm vi vấn đề, nêu bật luận điểm quan trọng giúp người đọc tiếp nhận văn bản, nắm bắt cụ thể vấn đề
- MB 2:
+ Gợi mở vấn đề liên quan nội dung chính qua luận cứ, luận chứng
+ Ưu: giới thiệu tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho sự tiếp nhận
Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình mang khá nhiều nét tiêu biểu của một gia đình Nam Bộ trong chiến tranh. Cuốn sổ gia đình do người chú ghi lại mà Chiến dùng để đánh vần tập đọc, thực ra là một cuốn gia phả đặc biệt, rất vắn tắt, ở đó mỗi dòng, thậm chí mỗi chữ, đều có máu và nước mắt. Đó là gia đình từ mấy thế hệ đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương.
Hy sinh với tư cách người chiến sĩ trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, nhà văn Nguyễn Thi để lại một số lượng tác phẩm không nhiều. Tuy vậy, đó là những tác phẩm có giá trị, đặc biệt ở chỗ chúng ta góp phần khắc họa nên bức chân dung lớn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước vừa qua. Những nhân vật của Nguyễn Tuân đều chân thật và gây nhiều ấn tượng, như trường hợp hai nhân vật chị em Chiến và Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.
Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình mang khá nhiều nét tiêu biểu của một gia đình Nam Bộ trong chiến tranh. Cuốn sổ gia đình do người chú ghi lại mà Chiến dùng để đánh vần tập đọc, thực ra là một cuốn gia phả đặc biệt, rất vắn tắt, ở đó mỗi dòng, thậm chí mỗi chữ, đều có máu và nước mắt. Đó là gia đình từ mấy thế hệ đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Ngay ở thế hệ đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Ngay ở thế hệ của chị em Chiến, chỉ trong khoảng mấy năm, lúc hai chị em vẫn còn là những đứa trẻ, họ đã phải liên tiếp mất cha rồi lại mất mẹ. Đường đời của hai chị em Chiến như đã được vạch sẵn chỉ có chiến đấu, giết giặc, để báo thù cho cha, cho mẹ, cũng là để tự bảo vệ chính cuộc đời của mình. Đó là truyền thống gia đình, đó cũng là khát vọng mãnh liệt nhất của hai chị em Chiến và Việt. Mang một mối thù sâu nặng với giặc và một khát vọng chiến đấu mãnh liệt như vậy, họ sẽ chiến đấu dũng cảm và sẽ chiến thắng, điều đó như một cái gì đã trở thành tất yếu.
Thật ra, để nói đến con đường tất yếu từ căm thù giặc đến thắng giặc đó. Nguyễn Thi có thể chỉ cần nói về Chiến mà không nói về Việt, hoặc ngược lại. Nhưng Nguyễn Thi đã miêu tả cả hai nhân vật ấy với nhiều nét rất riêng, rất đáng yêu, gây cho người đọc nhiều thú vị.
Việt là một chàng trai, rồi là một người lính dũng cảm, nhưng dẫu sao Việt cũng chỉ là một chàng trai mới lớn, và trong gia đình, thì Việt thực sự chỉ là một cậu bé. Cái trẻ con ở Việt không chỉ bộc lộ trong những nét hiếu động, suốt ngày thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, lúc nào cũng có cái ná thun trong người.. mà cả trong cái nét hiếu thắng, luôn luôn ưa tranh giành với người chị, không biết nhường nhịn chị vì Việt là em trai của Chiến mà! Thật ra thì không phải Việt không yêu thương chị mình, trái lại nữa là khác, nhưng có được một người chị như Chiến, làm sao Việt có thể khác được?
Cho đến khi lên đường tòng quân, chuẩn bị thành người lính hay đã trở thành người lính rồi, Việt vẫn trẻ con như thế, trẻ con và vô tư. Nghe chị bàn bạc chuyện nhà, Việt chỉ ừ ào cho qua chuyện “chụp một con đóm đóm trong lòng bàn tay… rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Vào đơn vị, Việt vẫn không quên cây ná thun. Đặc biệt trẻ con, Việt không dám hé cho ai biết rằng mình có một người chị, bởi cái lẽ giản đơn “sự mất chị”. Đánh giặc rất dũng cảm, bắn cháy xe tăng Mỹ, Việt không hề sợ hãi, nhưng lạc trên chiến trường một mình sau trận đánh, Việt lại sợ ma. Sau những cố gắng phi thường, Việt gặp lại đồng đội của mình. Việt vừa khóc vừa cười, hệt một đứa trẻ “khóc đó rồi cười đó”.
Xây dựng hình ảnh nhân vật Việt hồn nhiên và trẻ thơ như thế, phải chăng Nguyễn Thi muốn nói với người đọc về một thế hệ trẻ Việt Nam đã bước vào cuộc chiến đấu rất sớm, như thẳng từ tuổi thơ mà đến. Ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Thi hình như còn ở chỗ này nữa: thế hệ ấy có thể rất hồn nhiên, trẻ con, rất vô tư, vô tâm trong nhiều mối quan hệ gia đình và xã hội, nhưng lại cực kì nghiêm túc trong những suy nghĩ về kẻ thù, về cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Vì sao vậy? Vì bản chất chính nghĩa của cuộc chiến đấu ấy. Đó là một chiến đấu vì sự sống, cũng là một cuộc chiến đâu đầy chất tươi trẻ và lạc quan.
Chiến thì khác hẳn với Việt. Có thể Chiến cũng đã như Việt nếu Chiến có một người chị. Nhưng chiến là chị cả của những đứa em không còn cha mẹ. Là con gái, Chiến có cái kiên nhẫn đến gan của người phụ nữ đã từng trải cực khổ. Chính là Chiến, chứ không phải Việt, ngồi đánh vần từng chữ, đọc cho được, đọc cho hết, cuốn sổ ghi chép của gia đình đầy máu và nước mắt để nuôi dưỡng cho mình một khát vọng khôn nguôi chiến đấu và trả thù. Là người chị, Chiến trở thành người phụ nữ đảm đang, hy sinh, tận tụy, Chiến không kịp nghĩ gì cho mình trước khi nghĩ đến em. Lúc nào Chiến cũng nhường nhịn em, từ việc lớn đốn việc nhỏ. Trong cả truyện ngắn, duy nhất chỉ có một lần Chiến không nhường em. Ấy là lần cả hai chị em cùng xin đi bộ đội, Chiến đã nói với anh cán bộ tuyển quân: Đến tết này nó mới được mười tám anh à !”
Người đọc dễ dàng chấp nhận hành động (tranh hơn) này của Chiến, không thấy nó mâu thuẫn gì với bản tính của cô, bởi vì, ngoài khát vọng chiến đấu, hành động của Chiến còn thể hiện một ý muốn cảm động của cô: Chiến chưa muốn em mình sớm phải bước vào cuộc chiến đấu gian khổ.
Chiến như lớn hơn tuổi của mình, chín chắn, sâu sắc hơn. Trong cái đêm hôm trước ngày lên đường nhập ngũ, Chiến đã lo lắng, lo liệu đến từng chi tiết công việc gia đình, từ việc gửi đứa em út ở với chú, việc giao nhà, giao đất cho ai quản lí, đến việc gửi bàn thờ má, việc cúng giỗ ba má… việc nào Chiến cũng tính toán cẩn thận chu đáo. Trong cảm nghĩ của Việt, Chiến thật giống hệt như má từ lời nói đến việc làm. Chiến thật đúng là hình ảnh một cô gái Việt Nam mà truyền thống và thời đại đã sản sinh ra.
Tạo ra hai hình ảnh khác nhau như Chiến và Việt, Nguyễn Thi thật ra đã xây dựng được những nét bổ sung để khắc họa nên hình ảnh thế hệ trẻ Nam Bộ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Được nuôi dưỡng bởi cùng một truyền thống gia đình, cùng chịu chung những cảnh ngộ, lại là chị em ruột, Chiến và Việt rất giống nhau với những cách thức biểu hiện khác nhau, hai chị em rất thương yêu nhau. Cùng rất thương má, hai chị em cùng nuôi khát vọng lớn lao: được chiến đấu, được trả thù cho má. Hai chị em cùng may mắn được nhập ngũ một ngày. Dù ở hai đơn vị khác nhau, hai chị em lúc nào cũng nghĩ đến nhau, cùng lấy việc dũng cảm trong chiến đấu và chiến công làm thước đo để đo lòng thương đối với má.
1.Giới thiệu tác phẩm:
- Những đứa con trong gia đình được nhà văn Nguyễn Thi sáng tác vào năm 1966, in trong tập Truyện và kí xuất bản năm 1978. Tác phẩm ra đời trong những ngày đấu tranh chống Mĩ cứu nước đầy cam go, ác liệt, khi kẻ thù đang tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nước ta.
- Thiên truyện viết về truyền thống yêu nước, anh hùng của một gia đình nông dân nghèo Nam Bộ. Dòng sông truyền thống ấy luôn tuôn chảy trong dòng ý thức dứt nối, mê tỉnh của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại chiến tường. Và cũng từ dòng tâm tư ấy hiện lên thật sinh động hai nhân vật: Chiến và Việt.
2. Phân tích và chứng minh:
a. Những nét giống nhau của hai nhân vật:
- Hai chị em Chiến và Việt đều là những người con trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Cả hai uống cùng một nguồn nước truyền thống, được tắm trong cùng một dòng sông lịch sử gia đình bất khuất, ngoan cường, nên họ giống nhau về bản chất.
- Cả hai có chung một màu sắc tình cảm:
+ Thương cha, thương mẹ. Cả hai đều là những đứa con ngoan. Khi cha bị kẻ thù chặt đầu, họ theo má đi đòi đầu cha. Đều đỡ đần công việc cho má trong những ngày tháng má xuôi ngược công tác và vất vả nuôi con. Khi chuẩn bị lên đường tòng quân, cúng cơm cho má, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm.
+ Kính trọng và yêu mến chú Năm nên luôn nghe lời chú.
+ Cùng căm thù giặc sâu sắc, cùng một ý nguyện thiết tha được cầm súng đánh giặc trả thù cho ba má nên giành nhau đi tòng quân.
- Họ giống nhau ở phẩm chất. Cả hai đều là những chiến sĩ dũng cảm, gan góc và từng lập được nhiều chiến công.
+ Bắn tàu chiến của giặc Mĩ trên sông Định Thủy, phá xe tăng địch trong trận giáp lá cà.
+ Quyết tâm đánh giặc đến cùng.
- Cả hai đều có tính ngây thơ, trẻ con:
+ Còn rất trẻ: chị mười chín, em chưa được mười tám tuổi.
+ Rất yêu thương nhau nhưng vẫn tranh giành nhau.
b. Nét khác nhau: hai chị em đều có cá tính, mỗi người mỗi vẻ
- Nguyễn Thi đã khắc họa được cá tính độc đáo của từng nhân vật. Những nét cá tính của từng nhân vật xét đến cùng là do giới tính và vai vế khác nhau.
- Giới tính khác nhau nên cá tính khác nhau:
+ Chiến kiên trì, nhẫn nại ngồi đọc cuốn sổ gia đình do chú Năm ghi chép; Việt hiếu động, chỉ đọc ké vài dòng rồi bỏ, chỉ thích bắt ếch, câu cá, bắn chim.
+ Chiến là cô gái mới lớn bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc mà vẫn có cái gương trong túi. Việt thì đi bộ đội được trang bị vũ khí nhưng vẫn mang theo cái ná thun, bị thương không sợ chết mà chỉ sợ ma, giấu chị với đồng đội vì sợ mất chị.
- Vai vế khác nhau nên cá tính khác nhau:
+ Chiến là chị nên đảm đang, tháo vát, khôn ngoan, già dặn trước tuổi: chăm sóc các em, tính toán việc nhà rất gọn trước khi lên đường tòng quân, khiến Việt thấy chị giống hệt má ngày trước và chú Năm khen chị cũng phải.
+ Việt là em nên phó mặc chi chị tất cả, chỉ ừ à qua quýt khi chị bàn việc nhà, rồi ngủ quên lúc nào không biết.
3. Đánh giá:
- Qua hai nhân vật Chiến và Việt khẳng định tài năng của Nguyễn Thi trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Hai nhân vật có những nét giống nhau nhưng mỗi nhân vật đều có cá tính sinh động.
- Với những nét giống và khác nhau ấy, Chiến và Việt là những nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam cầm súng chiến đấu chống Mĩ để trả thù nhà đền nợ nước. Họ là những khúc sông yêu nước anh hùng nối dài dòng sông truyền thống một gia đình yêu nước và cách mạng.
Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau:
a. Giống nhau:
- Mỗi câu có năm tiếng.
- Đều có thể dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vẫn cách, …
- Các thanh bằng trắc cũng có thể đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.
b. Khác nhau:
* Giống : đều thuộc loại hình tự sự , đều có người kể chuyện ﴾ người trần thuật﴿ có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp ở ngôi thứ 3 thể hiện qua lời kể.
*Khác :
‐ Truyện :
+ Phần lớn dựa vào sự tưởng tượng,sáng tạo của tác ghi trên cơ sở quan sát , tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận , đánh giá của tác giả .
+ Có cốt truyện , nhân vật , người kể chuyện, lời kể.
‐ Kí :
+ Kể về những gì có thật , đã từng xảy ra.
+ Thường không có cốt truyện , có khi còn không có cả nhân vật.
Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
- Điểm thống nhất: khám phá, phát hiện vẻ đẹp ở sự độc đáo và tài hoa
+ Chữ người tử tù nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ
+ Người lái đò sông Đà được nhìn trên phương diện chiến sĩ trên mặt trận sông Đà
Nét riêng:
- Trước cách mạng
+ Đề tài: mang tâm sự người đi tìm vẻ đẹp xưa cũ chỉ còn vang bóng
+ Nhân vật: thường là các tài tử, nhà nho, người có khí phách
+ Giọng điệu: bất bình trước xã hội mục ruỗng
- Sau cách mạng:
+ Đề tài: cuộc sống, chiến đấu của nhân dân, hiện thực của đất nước
+ Nhân vật là những con người đời thường, người lao động
+ giọng điệu: thủ thỉ, tâm tình
https://www.facebook.com/LuyenThiDaiHoc.ChuKienThuc/posts/431123687056669
Chị tham khảo nhé!
Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:
Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về | Chúng ta không thể nhắc tới |
… trong lúc nhàn rỗi rãi… | Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ |
Bác vốn chẳng thích làm thơ… | Thơ không phải mục đích cao nhất |
-… vẻ đẹp lung linh | Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù |
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ | … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó |
- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi
- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn
- Sửa lỗi dùng từ:
+ Nhàn rỗi → thư thái
+ Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ
+ Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý
+ Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao
"Qua đèo ngang" và "Thu Vịnh" là hai bài thơ nổi tiếng của hai tác giả khác nhau trong văn học Việt Nam. Dưới đây là sự so sánh về điểm giống và khác nhau giữa hai bài thơ này:
Điểm Giống NhauChủ Đề: Cả hai bài thơ đều phản ánh tâm trạng của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên và bày tỏ những cảm xúc sâu lắng cá nhân.
Sử Dụng Hình Ảnh Thiên Nhiên: Cả "Qua đèo ngang" và "Thu Vịnh" đều sử dụng hình ảnh thiên nhiên để diễn tả cảm xúc và tâm trạng của tác giả. Hình ảnh thiên nhiên trong hai bài thơ đều mang tính chất hoài cổ và gợi ra một không gian tĩnh lặng.
Tâm Trạng U Buồn: Cả hai bài thơ đều thể hiện một tâm trạng u buồn, tâm trạng của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên, có sự hoài niệm và cảm xúc suy tư.
Tác Giả và Thời Gian:
Hình Ảnh và Đặc Trưng Thiên Nhiên:
Tâm Trạng và Cảm Xúc:
Tâm Tư và Tầm Nhìn:
Cả hai bài thơ đều sử dụng hình ảnh thiên nhiên để diễn tả cảm xúc và tâm trạng của tác giả. Tuy nhiên, chúng khác nhau về bối cảnh, hình ảnh thiên nhiên, và tâm trạng của tác giả. "Qua đèo ngang" phản ánh sự u buồn và cảm giác xa lạ trong khi "Thu Vịnh" thể hiện sự chiêm nghiệm và thư thái trước vẻ đẹp mùa thu.