Chế độ sở hữu ruộng đất của trung và Nam Mỹ rất bất hợp lý:
- Các đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác, chuyên trồng các loại cây công nghiệp để phục vụ yêu cầu xuất khẩu.
- Tuyệt đại bộ phận nông dân lại không có đất canh tác. Đất của nông dân có quy mô nhỏ, đất xấu dùng để trồng lương thực phục vụ nhu cầu trong nước, vì vậy phần lớn các nước đều thiếu lương thực.
Tham khảo
Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang. Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi. Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê. Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc. Ngoài ra, nhiều công ti tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu. Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài để chia cho nông dân ; tuy nhiên, do vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ và các công ti nước ngoài, việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn. Riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa Cu-ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.
tham khảo