Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long khác nhau như thế nào?
Tham khảo
* Điểm khác nhau trong chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long:
| Chế độ nước của sông Hồng | Chế độ nước của sông Cửu Long |
Mùa lũ | - Kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm. - Các đợt lũ lên nhanh và đột ngột | - Kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm. - Lũ lên và khi rút đều diễn ra chậm. |
Mùa cạn | - Kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm. | - Kéo dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm |
Tham khảo
- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Hồng là:
+ Hệ thống đê sông Hồng.
+ Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông, như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bản Chát, Thác Bà,…
- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Cửu Long là:
+ Kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, kênh Chợ Gạo, kênh Tháp Mười,…
+ Hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp (ở 4 tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).
+ Hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre.
+ Cống đập Ba Lai (xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).
+ Hệ thống đê biển ở toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tham khảo
- Giống nhau:
+ Hoạt động khai thác của con người ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long đều diễn ra từ rất sớm.
+ Hoạt động khai thác diễn ra nhằm mục đích chủ yếu là: phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, con người cũng thực hiện các hoạt động khác, như: khai thác nguồn lợi thủy sản từ sông nước; sử dụng sông ngòi, kênh rạch,… làm đường giao thông kết nối giữa các vùng,…
- Khác nhau:
+ Quá trình khai khẩn châu thổ sông Hồng ở miền Bắc gắn liền với việc đắp đê trị thủy.
+ Quá trình khai khẩn châu thổ sông Cửu Long ở miền Nam là quá trình con người thích ứng với tự nhiên.
Tham khảo
Đặc điểm so sánh | Đồng bằng sông Hồng | Đồng bằng sông Cửu Long |
Vị trí | - Hạ lưu sông Hồng | - Hạ lưu sông Cửu Long |
Diện tích | - Khoảng 15000 km2 | - Khoảng 40000 km2 |
Mạng lưới sông ngòi | - Sông ngòi dày đặc. | - Mạng lưới kênh rạch do con người tạo ra. |
Hệ thống đê điều | - Có đê ngăn lũ | - Không có đê ngăn lũ |
Phù sa | - Không được phù sa bồi đắp tự nhiên | - Được bồi đắp tự nhiên. |
#Tham_khảo:
- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.
- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:
+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.
+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.
+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.
- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:
+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.
+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.
+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.
+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.
- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:
+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.
+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.
+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.
+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.
Đặc điểm | Đồng bằng sông Hồng | Đồng bằng sông Cửu Long |
Diện tích | Khoảng 15.000 km2. | Khoảng 40.000 km2 |
Nguồn gốc phát sinh | Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ. | Do hệ thống sông Cửu Long bồi tụ. |
Địa hình | – Được con người khai thác từ lâu và làm biến đổi mạnh. – Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. – Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô. – Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ. | – Thấp và bằng phẳng hơn. – Không có đê nhưng có hệ thống sông ngòi , kênh rạch chằng chịt. – Có các vùng trũng lớn chưa được bồi đắp xong: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. |
Đất đai | – Vùng trong đê không còn được bồi tụ phù sa, đất bạc màu hoặc ngập nước. – Vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm. | – Mùa lũ: nước sông dâng cao, bồi tụ phù sa. – Mùa cạn: nước triều lấn mạnh, gần 2/3 diện tích là đất mặn, đất phèn. |
Tham khảo
* Vùng châu thổ sông Hồng:
- Quá trình hình thành và phát triển:
+ Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15.000 km2, được hình thành trong thời gian dài nhờ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trầm tích trên vùng trũng.
+ Trong 2000 năm gần đây, châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi do hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện ở vùng thượng nguồn.
- Chế độ nước sông:
+ Mùa lũ: từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.
+ Mùa cạn: từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
- Quá trình khai khẩn, chế ngự:
+ Ngay từ thời xa xưa, con người đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng.
+ Để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, con người sớm đã quan tâm đến việc: điều tiết và chế ngự nguồn nước.
* Vùng châu thổ sông Cửu Long:
- Quá trình hình thành và phát triển:
+ Châu thổ sông Cửu Long là một phần của châu thổ sông Mê Công, rộng khoảng 40.000 km2. Là châu thổ trẻ, có quá trình hình thành chủ yếu cách đây hơn 2.000 năm, được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long và ảnh hưởng của các đợt biển tiến, biển thoái.
+ Châu thổ sông Cửu Long còn nhiều ô trũng lớn chưa được phù sa bồi đắp. Do địa hình thấp nên hằng năm, các vùng trũng này bị ngập nước vào mùa lũ.
+ Ở bãi triều ven biển và vùng cửa sông của châu thổ, rừng ngập mặn rất phát triển.
- Chế độ nước sông:
+ Mùa lũ: từ tháng 7 đến tháng 11, chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.
+ Mùa cạn: từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau.
- Quá trình khai khẩn, thích ứng:
+ Ngay từ thời vương quốc Phù Nam, vùng châu thổ sông Cửu Long đã được con người khai phá.
+ Việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.
tham khảo:
Đặc điểm | Vùng núi Đông Bắc | Vùng núi Tây Bắc |
Phạm vi | Tả ngạn sông Hồng là từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh. | Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả |
Hướng núi | Chủ yếu là hướng vòng cung bao gồm: cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều | Tây Bắc – Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã |
Độ cao | Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 – 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy. | Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam |
Các bộ phận địa hình | – Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. – Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy. – Gíap biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng. – Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m – Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m. – Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
| – Có 3 mạch núi chính: + Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn + Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông Mã dọc biên giới Việt – Lào. + Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,… – Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa. – Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,… – Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu. |
Hình thái | Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng | Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. |
tham khảo
Chế độ nước của sông Hồng
Chế độ nước của sông Cửu Long
Hình dạng mạng lưới sông
- Mạng lưới sông có hình nan quạt
- Mạng lưới sông có dạng lông chim
Nguồn cung cấp nước chủ yếu
- Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa.
- Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa.
Mùa lũ
- Kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Các đợt lũ lên nhanh và đột ngột
- Kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Lũ lên và khi rút đều diễn ra chậm.
Mùa cạn
- Kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Kéo dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm
Tham khảo
Chế độ
nước
Sông Hồng
Sông Cửu Long
Mùa lũ
- Kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến
tháng 10), chiếm khoảng 75% đến 80% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Các đợt lũ lên nhanh và đột ngột
- Kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng
11), chiếm khoảng 75% đến 80% lưu
lượng dòng chảy cả năm.
- Lũ lên và khi rút đều diễn ra chậm.
Mùa cạn
- Kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến
tháng 5 năm sau), chiếm khoảng
20% đến 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Kéo dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% - 25%
lưu lượng dòng chảy cả năm