Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(1) Biểu cảm về con người, biểu cảm trục tiếp
(2) Biểu cảm gián tiếp về loài hoa Hải Đường
- Biểu cảm trực tiếp: (1)
-Biểu cảm gián tiếp: (2)
1. bộc lộ tình cảm bằng các từ biểu cảm như: ôi; nhớ;...
2. gửi gắm tình cảm qua miêu tả phong cảnh
1-biểu cảm trực tiếp
2-biểu cảm gián tiếp
Đoạn 1: Liên hệ hiện tại với tương lai
- Thông qua cách tác giả liên tưởng: ngày mai sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa, nhưng tre nứa mãi là biếu tượng cho các giá trị văn hoá và lịch sử trong đời sống của con người Việt Nam. Tre là biểu tượng cao quí cho dân tộc, cho đất nước. Như vậy cách liên tưởng trên đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc và suy tư về giá trị tinh thần và ý nghĩa của cây tre trong cuộc sống hiện đại.
- Đoạn văn trên tác giả đã biếu cảm trực tiếp bằng cách gợi nhắc quan hệ cây tre với người và đặt mối quan hệ đó trong tương lai. Hay nói đúng hơn tác giả đã lập ý bằng cách liên tưởng hiện tại với tương lai.
Đoạn 2: Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
- Qua đoạn văn, chúng ta nhận thấy tác giả đã say mê con gà đất băng cách bày tỏ niềm say mê, thích thú khi chính bản thân vào mỗi buổi sáng mai được hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất tiếng gáy.
- Việc hồi tưởng quá khứ đẹp đẽ đó đã gợi những cảm xúc say mê về con gà đất và cảm giác tiếc nuôi khi thứ đồ chơi tuổi thơ bị vỡ trên tay. Như vậy, bằng biện pháp hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. đã làm cho người đọc cảm nhận được những tình cảm tinh tế của tác giả.
(1) Biểu cảm con người, biểu cảm trực tiếp
(2) Biểu cảm trực tiếp về loài hoa Hải Đường
- Biểu cảm trực tiếp(1)
-Biểu cảm gián tiếp(2)
1. Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến những bài ca dao đã học ( hoặc đã biết ) là:
- Bài 1 :
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
- Bài 2 :
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.
- Bài 3 :
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo !
2. Theo em , những bài ca dao đó thể hiện nội dung:
- Bài 1 : châm biếm những hạng người lười nhác, thích hưởng thụ, nghiện ngập trong xã hội.
- Bài 2 : cảnh tỉnh những người cả tin, mê muội vào những điều nhảm nhí, mất tiền một cách vô ích; phê phán tệ nạn mê tín dị đoan, những thầy bói lừa bịp, dốt nát.
- Bài 3 :
Đọc đi đọc lại mấy câu ca dao trên, rồi suy ngẫm ta thấy cổ nhân rất thâm thúy và hài hước. Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột.
Ở quê, để tránh sự lụt lội hằng năm và để cho an toàn, những con chuột tinh khôn đã làm tổ trên tận ngọn cây cau cao vút. Điều này khiến cho mèo không phải thích viếng lúc nào cũng được. Trèo cao luôn là chuyện nhọc nhằn. Nhưng mèo đã trèo và đã đến. Than ôi, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì, vì sự trùng hợp tình cờ giữa sự viếng thăm và vắng mặt.
Sự "hỏi thăm chú chuột" của mèo là tiếng gầm gừ và động tác cào cấu hù dọa để làm lộ mặt đối phương. Tiếc thay, kẻ mạnh lần này đã bị thất bại trong kế hoạch săn mồi. Chúng ta hãy hình dung vẻ mặt ngơ ngác, tiếc nuối và hụt hẫng của con mèo sau khi vất vả trèo cao nhưng không tìm thấy mục tiêu. Sự vắng mặt của chuột cũng là vì kế sinh nhai mà thôi: Chú chuột đi chợ đàng xa/ Mua mắm, mua muối... Nhưng xét cho cùng thì chuột cũng sẽ bị vồ dưới nanh vuốt của mèo. Bởi từ xa xưa nó luôn là con vật để "giỗ cha con mèo".
Bạn ơi cho mình hỏi!
-Chỗ Bài 2 là Ảnh thầy bói, nhưng sao ở đây bạn trả lời mình nghĩ(ý kiến riêng) nó không đúng như trong ảnh?
- Những hình ảnh trên liên quan đến những câu ca dao châm biếm
So sánh:
+ Đoạn 1:
Bộc lộ tình cảm dành cho cô giáo trực tiếp = các từ ngữ
+ Đoạn 2:
Bộc lộ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho cây hoa hải đường thông qua miêu tả và tự sự → Biểu cảm gián tiếp
ngắn thế