Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Em tự phân tích rồi so sánh nhé.
1. Trận Bạch Đằng năm 938:
Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, rồi tự xưng là Tiết Độ Sứ. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại và cướp ngôi Tiết Độ Sứ, trước tình hình đó, Ngô Quyền đã tập hợp lực lượng mang quân từ Ái Châu ra Bắc đánh Kiều Công Tiễn nhằm trị tội phản chủ. Công Tiễn sợ hãi, liền cầu cứu Nam Hán, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm liền phong cho con là Lưu Hoàng Tháo là “Bình hải tướng quân” và “Giao chỉ vương” thống lĩnh quân, tiến vào nước ta bằng cửa sông Bạch Đằng, nhằm đánh chiếm nước ta.
Nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, Ngô Quyền bảo với các tướng lĩnh rằng: “Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát”.
Sau đó, Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ. Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn giấc mộng xâm lược nước ta.
Đến năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa.
2. Trận Bạch Đằng năm 981:
Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và thế tử Đinh Liễn bị ám sát. Tháng 5 năm 980 (dương lịch), sứ nhà Tống ở Đại Cồ Việt là Lư Tập về nước báo cáo; triều đình nhà Tống biết được tình hình rối ren ở Đại Cồ Việt . Tháng 8 năm 980, Hầu Nhân Bảo, quan trấn thủ châu Ung của Đại Tống dâng thư lên hoàng đế Đại Tống báo cáo việc Đại Cồ Việt có nội loạn và là thời cơ để đánh chiếm. Nắm được tình hình Đại Cồ Việt rồi, Tống Thái Tông phong Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lộ thủy lục kế độ chuyển vận sứ, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực giữ chức Binh mã đô bộ thự lập tức chuẩn bị chiến tranh với Đại Cồ Việt.
Mùa thu năm 980, quan trấn thủ châu Lạng (Lạng Sơn) báo tin cho triều đình việc quân Tống chuẩn bị đánh xuống Đại Cồ Việt. Lê Hoàn liền lên ngôi vua và gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Nhà Tống chia quân làm 2 đạo. Đạo quân bộ do Lan Châu Đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng, Bát tác sứ Trương Tuyền và Tả giám môn vệ tướng quân Thôi Lượng chỉ huy từ Ung Châu tiến vào. Đạo quân thủy do Thứ sử Ninh Châu Lưu Trừng, Quân khí khố Phó sứ Giả Thực, Cung phụng quan Các môn chi hậu Vương Soạn chỉ huy, từ Quảng Châu tiến vào. Toàn bộ quân số khoảng 3-4 vạn người.
Lê Đại Hành thân chinh dẫn đại quân từ kinh thành Hoa Lư theo đường thủy, ngược sông Đáy, sông Nhuệ mà vào sông Hồng, rồi từ đó tiến lên miền địa đầu Đông Bắc đất nước. Lữ Lang được cử đưa đạo quân Uy Dũng từ Hoa Lư lên giữ phòng tuyến bờ Bắc sông Lục Giang (địa phận Thái Bình ngày nay). Trần Công Tích lên trấn thủ ở Nghĩa Đô gần thành Đại La (Hà Nội ngày nay). Lê Long Kính trấn thủ ở bờ Bắc sông Hải Triều (tức sông Luộc).
Ngày 24 tháng 1 năm 981 cánh quân thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy ồ ạt tiến vào cửa Bạch Đằng. Trong trận Bạch Đằng đầu tiên này, quân Đại Cồ Việt đã thất bại, không những không ngăn được quân Tống mà còn bị thương vong nhiều. Quân Tống lấy được 200 thuyền, tiêu diệt hơn 1.000 quân lính Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành phải rút về vùng Xạ Sơn (huyện Kinh Môn), An Lạc (huyện Chí Linh, Hải Dương) củng cố lại thế trận, đồng thời gửi thư trá hàng.
Tuy nhiên, sau thất bại ở các trận Chi Lăng, Lục Đầu, Bình Lỗ. Quân Tống bị tiêu hoa một lực lượng lớn sinh lực cũng như vũ khí, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, hội quân ở Đại La của quân Tống bị thất bại hoàn toàn. Chính vì vậy, đạo quân của Hầu Nhân Bảo ở Bạch Đằng bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Trong khi đó, Lê Đại Hành bí mật tăng cường lực lượng chuẩn bị 1 trận quyết chiến giáng đòn quyết định. Ngày 28 tháng 4 năm 981, trận quyết chiến Bạch Đằng diễn ra. Lê Đại Hành đã cho 1 cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo. Chiến sự đang diễn ra quyết liệt thì quân Đại Cồ Việt “thua chạy”, quân Tống “thừa thắng” đuổi theo. Khi chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, Lê Đại Hành tung quân ra đánh ráo riết. các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các trận địa mai phục và từ các nẻo đường đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân. Lưu Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển. Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông Bạch Đằng, Tôn Toàn Hưng hoảng hốt dẫn quân bỏ chạy, đạo quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết lo sợ rút lui, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu diệt quá nửa. Tướng Tống là Triệu Phụng Huân bị bắt sống tại trận.
3. Trận Bạch Đằng năm 1288:
Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồng. Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tí (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền của Trương Văn Hổ). Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên đã tìm được đường thoát, nửa đêm hôm đó cánh quân này đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác, phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của quân Nguyên, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đoạn hậu. Tướng Nguyên là Vạn hộ Đáp Thứ Xích và Lưu Thế Anh phải dẫn quân quay trở lại phía sau đối phó với quân Trần, sau một trận giao chiến bắt được và giết các tướng Trần chỉ huy toán quân tập kích là các tướng Phạm Trù và Nguyễn Kị.
Ngày 7 tháng 3 năm Mậu Tý (8 tháng 4 năm 1288), cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được 20 thuyền chiến.
Ngày 8 tháng 3 (9 tháng 4 năm 1288), Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vì tính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thì phòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi cho việc rút lui.
Năm 1288, sau khi rút lui khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược đi vào Đại Việt thông qua sông Bạch Đằng
Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoai, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Quảng Yên, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi..., ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.
Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghinh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.
Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả". Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt.
Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần thắng lớn. Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.
Như vậy, thông qua 3 chiến thắng của quân và dân ta trên dòng sông Bạch Đằng trước kẻ thù xâm lược. Chúng ta có thể thấy được nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của dân tộc ta đó chính là sự đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng cùng nhau tạo thành sức mạnh của dân tộc, trên phát huy hết trí tuệ của đất nước. Đồng thời, đó là sự chủ quan, khinh địch, ủy thế quân đông, vũ khí dồi dào của kẻ thù xâm lược khi mang quân tràn sang cương thổ của chúng ta. Chính vì vậy, đất nước ta - một dân tộc người ít, tiềm lực yếu đã kiên cường đánh bại một kẻ thù - đông dân, tiềm lực mạnh, dày dạn trận mạc. Đây có thể coi là một bài học kinh nghiệm quý báu cho thế hệ ngày nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong công cuộc gìn giữ bờ cõi của ông cha ta để lại. Chúng ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng chúng ta sẵn sàng làm nên một trận Bạch Đằng thứ 4 nếu chủ quyền đất nước bị xâm hại.
#Trang
#Team_Evil
Phân tích biện pháp tu từ của câu thơ:Sâu nhất là sông Bạch Đằng / Ba lần giặc đến ,ba lần giặc tan.
Sâu nhất là sông (danh từ chung) Bạch Đằng (danh từ riêng)/Ba lần (số từ) đến ,ba lần(số từ) giặc (danh từ chung) tan
Ngoài ra còn sử dụng điệp từ "ba lần".
Sâu nhất là sông (danh từ chung) Bạch đằng( danh từ riêng)/Ba lần(số từ) đến ,ba lần(số từ) giặc ( danh từ chung)tan/Cao nhất là núi( danh từ chung) Nam Sơn/Có ông( danh từ chung) Lê Lợi trong ngàn( danh từ chung) bước ra
chúc bạn học tốt
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui.Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa
Diễn biến :
- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoàng tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc đó, nước triều dân cao,quân ta ra đánh, nhử quân giặc vào sông Bạch Đằng. Quân giặc qua trận, bãi cọc ngầm mà không biết.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực tấn công, quân Nam Hán rút, thuyền xô vào cọc nhọn... Hoàng Tháo bị giết tại trận.
chúc bạn học tốt.
C2:
Về đánh giá địch. Dựa vào những nguồn tin tình báo tin cậy thu được từ phía địch, bằng sự phân tích, đánh giá khoa học, Lý Thường Kiệt xác định quân Tống sẽ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta bằng cả lực lượng bộ binh – kỵ binh và thủy binh. Trong đó, bộ binh – kỵ binh hành binh theo hướng chủ yếu, là lực lượng quyết định trong những đợt tiến công xâm lược. Thủy binh chỉ là lực lượng phối hợp nhằm hiệp đồng với bộ binh-kỵ binh trong những cuộc vượt sông để tiến sâu vào Đại Việt. Con đường chính để bộ binh – kỵ binh địch tiến vào nước ta một cách thuận lợi nhất là qua Bằng Tường vào Lạng Sơn rồi theo lưu vực sông Thương và vượt qua sông Cầu vào Thăng Long. Hai con đường khác, không thuận lợi bằng, địch có thể sử dụng là từ trại Thái Bình (Ung Châu) vào Lạng Châu (Lạng Sơn, Bắc Giang) rồi cũng phải qua sông Cầu vào Thăng Long; một đường khác là từ trại Ôn Nhuận (thuộc đạo Hữu Giang) vào vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, rồi xuống Thăng Long. Xét về thời gian, thì hành binh trên hai con đường này, địch phải mất nhiều thời gian hơn vì địa thế khó khăn, núi non hiểm trở, không thuận lợi bằng con đường chính. Còn đường thủy để thủy binh địch tiến vào nước ta là từ Khâm Châu, thuyền đi theo hướng tây- nam đến Châu Vĩnh An (Móng Cái, Quảng Ninh), sau đó theo sông Đông Kinh vào cửa Bạch Đằng lên Vạn Xuân rồi đến Thăng Long.
Về chọn địa hình lập phòng tuyến. Căn cứ vào tình hình địch, Lý Thường Kiệt không lập phòng tuyến ở sát biên giới mà là ở bờ nam sông Cầu, nơi từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu về xuôi, tức sông Như Nguyệt. Đây là nơi có địa hình tự nhiên lý tưởng cho việc xây dựng phòng tuyến để thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra. Nó được xây dựng chạy dài từ chân núi Tam Đảo (khoảng Đa Phúc), chủ yếu là từ ngã ba sông Cà Lồ – sông Cầu đến Vạn Xuân (Phả Lại). Trên đoạn sông này có nhiều chỗ địa thế hiểm trở, đó là những chỗ núi ăn sát bờ sông như núi Nhan Biền hoặc nơi có rừng cây um tùm, qua lại rất khó khăn. ở những chỗ đó, quân và dân Đại Việt không nhất thiết phải đắp lũy, dựng bãi chướng ngại mà có thể tận dụng địa hình để bảo vệ phòng tuyến và ngăn chặn quân địch vượt sông. Phòng tuyến được tập trung xây dựng ở những bến đò, đường giao thông, nơi quân địch có khả năng vượt sông, quan trọng nhất là các địa điểm Như Nguyệt, Thị Cầu, Vạn Xuân – nơi có những bến đò và con đường thuận lợi nhất để quân Tống vượt qua sông Như Nguyệt tiến về Thăng Long. Những nơi này, Lý Thường Kiệt cho đắp chiến lũy dọc bờ sông. Phía ngoài lũy, giáp mặt sông, ông sai đóng cọc tre làm giậu dày mấy tầng. Dưới bãi sông bố trí những hầm chông ngầm. Sông rộng, lũy cao, giậu tre dày, ... tất cả những kiến trúc tự nhiên và nhân tạo đó được tổ chức lại, kết hợp với nhau tạo thành một phòng tuyến kiên cố
Câu 1:
Trả lời:
- Chặn giặc ở chiến tuyến sông Như Nguyệt.
- Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.
- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.
- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.
1) em ấn tượng triều đại nhà trần nhất. Vì triều đại đó đã thắng lợi 3 lần chống quân xâm lược vẻ vang, có nhiều kiến trúc tiêu biểu như: tháp bình sơn,... Có nhiều anh hùng dân tộc tiêu biểu và nhiều người có học vấn nổi tiếng khác
2ấn tượng cách đánh của triều đại nhà trần nhất. Vì kế sách'' vườn không nhà trống'' rất hay, vừa gắn kết tinh thần đoàn kết chiến đấu của dân tộc chúng ta vưaf có tinh thần anh dũng khi đấu tranh dành lại độc lâp
Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
Câu có nghĩa : giặc đến cướp nước ,lên tất cả con người Việt Nam dù già hay trẻ, nam hay nữ . Có quyền được đứng lên bảo vệ nước nhà. Tinh thần cứu nước dựa trên sự tự nguyện. Thường ngày, đàn bà chỉ có việc ở nhà, cơm nước . Nhưng khi có giặc , đàn bà sẽ vùng dậy cùng với những người đàn ông cứu nước. Bảo vệ đất nước Việt Nam khỏi những bọn giặc muốn xâm lược.