K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2021

Nhà nước thời Lý - Trần 

- Thành phần quan lại: Chủ yếu là quý tộc, vương hầu 

- Tổ chức bộ máy chính quyền: 

+ Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ. 

+ Là nhà nước quân chủ quý tộc. 

Nhà nước thời Lê sơ 

- Thành phần quan lại: Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần. 

- Tổ chức bộ máy chính quyền: 

+ Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chỉ huy quân đội. 

+ Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn. 

+ Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

26 tháng 10 2021

- Thành phần quan lại cấp cao của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc như thời Trần

- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lê hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được coi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế

1 tháng 3 2022

Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

8 tháng 5 2019

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý – Trần

Để học tốt Lịch Sử 10 | Giải bài tập Lịch Sử 10

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông

Để học tốt Lịch Sử 10 | Giải bài tập Lịch Sử 10

Đánh giá cải cách hành chính của Lê Thánh Tông

- Đây là cuộc cải cách hành chính toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương

- Cải cách nhằm tăng cường quyền lực của nhà vua

- Chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời vua Lê Thánh Tông đạt mức độ cao và hoàn thiện.

12 tháng 4 2017

Nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông:

- Đây là cuộc cải cách lớn nhằm xây dựng một bộ máy hành chính hoàn thiện, đầy đủ từ trên xuống dưới.

- Cải cách được thực hiện theo hướng tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước. Tăng cường các cơ quan chuyên môn và sự giám sát hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

- Quan lại làm việc trong bộ máy hành chính chủ yếu được tuyển chọn bằng con đường thi cử.

- Cuộc cải cách đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.


1 tháng 6 2019

Chọn A

Bộ máy nhà nước thời Trần ( hình 1 )

Bộ máy nhà nước thời Lê sơ ( hình 2 )

23 tháng 2 2021

Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần: - Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần. - Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

   Văn Hóa  Giáo Dục 
 Thời nhà Lý , Trần  Đời sống văn hóa

-  Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân như thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công với làng nước.

-  Đạo phật phát triển, mặc dù không bằng thời Lý, nhưng chùa chiền mọc lên khắp nơi, và trong nước có nhiều người đi tu.

- Nho giáo cũng phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị.

-  Các hình thức sinh hoạt văn hóa, ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đua thuyền,...rất phổ biến và phát triển

 Văn học

- Văn học chữ Hán chứa đựng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc phát triển mạnh

- Văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, với những nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly,..

 => Văn học thời kì này phát triển mạnh, chứa đựng nhiều nội dung phong phú và làm rạng rỡ văn hóa Đại Việt.

Giáo dục và khoa học kỹ thuật

- Giáo dục : Quốc tử Giám ngày càng được mở rộng; trường học mở ra ngày càng nhiều, các kỳ thi chọn người giỏi được tổ chức thường xuyên.

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) - do Lê Văn hưu đứng đầu, ông đã biên soạn xong bộ Đại Việt sử ký (1272) - bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

- Quân sự, có tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo - đã tạo nên làn sóng mới về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là người thầy thuốc Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Thiên văn học cũng đạt được nhiều thành tựu với nhà thiên văn nổi tiếng như: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.

- Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công đã chế tạp được súng thần cơ và đóng thuyền lớn.

+ Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức đế phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử đã được các triều đại coi trọng.

+ Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long. Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

+ Dưới triều Trần, giáo dục ngày càng mở rộng. Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

 Thời nhà Lê sơ

* Giáo dục và khoa cử

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

* Văn học, khoa học, nghệ thuật

- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...

- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.

- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

+ Phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

+ Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

+ Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

+ Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

+ Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

 

22 tháng 2 2021

* Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:

- Về giáo dục, thi cử:

+ Ở các đạo, phủ đều có trường công.

+ Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Về khoa học, nghệ thuật:

+ Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Khác với thời Lý - Trần:

- Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

- Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới.

30 tháng 5 2018

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh , Tiền Lê:

    - Chính quyền Trung ương có 3 ban: võ ban, văn ban và tăng ban.

    - Chia nước thành 10 đạo.

    - Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ:

    - Vua trực tiếp quyết định mọi việc.

    - ở Trung ương, có đại thần, quan văn, quan võ.

    - Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, xã.

    - Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.

    - Cả nước chia thành 13 đạo Thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.

    Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Đinh, Tiền lê.

* Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ

    - Trong khoảng hơn 70 năm (1428-1503), nhà Lê sơ củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách pháp luật, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kỳ đang lên.

    - Nhà Lê chia nước thành 13 đạo. Dưới đạo có lộ, trấn, phủ. Huyện, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh hơn, dễ cai quản hơn.

    - Triều đình Trung ương gồm các bộ do các chức quan Thượng thư đứng đầu và một số cơ quan chuyên trách đã giúp triều đình hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ hơn.

    - Nhà vua bỏ các chức Tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

    - Việc ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo.

    - Đối với nước ngoài, Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách mềm mỏng nhưng kiến quyết trên lập trường toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.