Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn lên Vndoc.vn tham khảo các đề nhé
Hok tốt
Câu 2 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tả bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha-men
Mở bài: giới thiệu chung về thầy Ha-men
+ Người yêu nước tha thiết
+ Gắn bó với tiếng Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ
+ Là người làm gương giữ tiếng mẹ đẻ
Thân bài: Miêu tả chi tiết đặc điểm về thầy Ha-men
- Ngoại hình:
+ Thầy mặc lễ phục đẹp hơn mọi ngày ( áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn màng, chiếc mũ lụa đen thêu.
- Cử chỉ, hành động:
+ Thầy không đi lại trong lớp với cây thước cắp nách như ngày thường
+ Chốc chốc đang giảng thầy đứng lặng im, đăm đăm nhìn đồ vật quanh mình.
+ Nghe tiếng chuông nhà thờ điểm 12h, tiếng kèn của lính Phổ xâm lược, thầy tái nhợt, nghẹn ngào.
+ Thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết.
- Thái độ, lời nói:
+ Thái độ ân cần, âu yếm với học sinh, trò đến muộn, thầy không bộc lộ giận dữ mà chỉ bộc lộ yêu thương, trìu mến
+ Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn dạy tới khi hết chương trình.
Kết bài:
Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men và tình cảm của em đối với tiếng mẹ đẻ.
Câu 3 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.
Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:
+ Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ
+ Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ
+ Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con
+ Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy họ
Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn
PHẦN I : ĐỌC – HIỂU ( 4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”
( Ngữ văn 6 – tập 2)
Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là ai?
Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?
Câu 4 ( 0.25 điểm) : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?
a. Động từ.
b. Cụm động từ.
c. Tính từ.
d. Cụm tính từ.
Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?
a. Thiếu chủ ngữ.
b. Thiếu vị ngữ.
c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
d. Thiếu bổ ngữ.
Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn?
Câu 7( 1,5 điểm) : Nêu một vài suy nghĩ, tình cảm của em được gợi ra từ đoạn văn trên .
Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)
Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Buổi học cuối cùng
Câu 1 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.
- Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.
Câu 2 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất
- Các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh
- Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.
Câu 3 (trang 49 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Vào sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrang nhìn thấy điều khác lạ:
+ Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị
+ Trường học không ồn ào như thường ngày mà “bình lặng”
+ Không khí trong lớp trang trọng, Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ
+ Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp
=> Báo hiệu buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, điều được niêm yết ở trụ sở xã
Câu 4 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Đối với việc học tiếng Pháp, Phrang rất ngại, chú bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ
- Khi không thuộc bài, Phrang rất ân hận
+ Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”
+ Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”
+ Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men
=> Buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrang thay đổi hoàn toàn thái độ, tình cảm và suy nghĩ: ham thích học tiếng Pháp hơn.
Câu 5 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
+ Trang phục: mặc bộ lễ phục
+ Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần
+ Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.
+ Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”
=> Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
Câu 6 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Một số câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:
+ Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào... như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
+ … dân làng ngồi lặng lẽ… và nhiều người khác nữa.
+…, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói… chìa khóa chốn lao tù.
+ Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
+…, chúng ta đang cặm cụi vạch… đó cũng là tiếng Pháp.
=> Những câu so sánh này khiến cho sự biểu đạt cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt tình cảm, tư tưởng sâu sắc của tác giả.
Câu 7 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”
- Đây là câu nói của người yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ như chính hơi thở, nguồn sống
- Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc
- Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do
- Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện rõ rệt, sâu sắc của lòng yêu nước.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Tóm tắt
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
Câu 2: Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men).
Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,... của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.