K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở trên 2 phương diện lời nói hoặc hành động: 

+ Lời nói ( mang hàm ý công kích cá nhân nhằm hạ thấp danh dự nhân phẩm của người khác, bịa đặt những điều dối trá để đối phương bị cô lập" 

+ Hành động ( trực tiếp gây các chấn thương về thể xác gây ra ám ảnh tinh thần cho các nạn nhân )

+ Ngoài ra còn bạo lực học đường trên mạng xã hội dùng các bình luận tiêu cực để nói xấu, công kích, kết bè kết phái ...

- Nguyên nhân: 

+ Một bộ phận bạn trẻ còn bồng bột chưa tự ý thức được hành động của bản thân

+ Không được giáo dục toàn diện về việc bao lực học đường là sai trái 

+ Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài xã hội hoặc trong chính gia đình. 

- Tác hại: 

+ Trực tiếp hủy hoại cuộc đời của một bạn học khác ( chúng ta từng chứng kiến không ít vụ việc các em học sinh tự kết liễu cuộc sống của mình vì bị cô lập và bắt nạt tại trường học )

+ Tạo ra môi trường không lành mạnh để các em phát triển 

+ Tạo nên mối lo ngại cho toàn xã hội về mức độ an toàn của trường học

+ Đối với những người bạo lực học đường, các em sẽ có một vết nhơ trong đời không thể nào thay đổi được 

- Giải pháp: 

+ Cần sự chung tay từ 2 phía gia đình và xã hội giáo dục các em về sự nguy hiểm của bạo lực học đường

+ Các bạn học sinh khi chứng kiến các hành vi bạo lực hãy dũng cảm lên tiếng bảo vệ cho các bạn. Biết đâu hành động ấy sẽ cứu rỗi được cuộc đời của một người khác. 

+ Tự bản thân các em học sinh cũng phải học cách kiềm chế cái tôi. Bạo lực sẽ không giải quyết được mọi vấn đề...

13 tháng 6 2023

Một số ý chínnh:

- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay.

+ Phạm vi bao quanh trường học.

+ Nguyên nhân: xuất phát từ cái tôi, lòng tự trọng cao của các cô cậu học sinh thích thể hiện "oai" cho người khác thấy nhưng không có cách nào khác ngoài việc xúc phạm đến các bạn học sinh khác.

->  Những trẻ em bị áp lực quá mức từ gia đình, ví dụ như bị đòi hỏi phải đạt thành tích cao hoặc bị đối xử khắc nghiệt có thể trở nên căng thẳng và dễ dàng bạo lực.

-> Các bạn học sinh không được giáo dục về cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả có thể dẫn đến sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

-> Truyền thông có thể tạo ra hình ảnh sai lệch về bạo lực, khiến các bạn học sinh bị ảnh hưởng và học hỏi các hành vi bạo lực.

-> Một số bạn học sinh sống trong môi trường xã hội khó khăn, nơi mà bạo lực được coi là phổ biến và chấp nhận, dẫn đến họ trở nên bạo lực.

- Biểu hiện của bạo lực học đường:

+ Lăng mạ người khác, chế giễu, xúc phạm, làm nhục bạn bè.

+ Gây gỗ đánh nhau trong nhà trường.

+ Dùng lời nói hoặc hành động để đe dọa, ép buộc hòng kiểm soát người khác để bạo lực.

- Tác hại:

+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em. 

+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.

=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.

- Dẫn chứng:

+ Các trang mạng hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp bạo lực học đường được quay lại và chia sẻ trên mạng, gây ra sự quan tâm của cộng đồng và xã hội.

+ ....

- Biện pháp:

+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.

+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.

+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.

+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.

+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.

- Kết luận:

+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.

+ Việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường là rất cần thiết để đảm bảo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh.

+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh.

[Ôn thi vào 10]I. ĐỌC HIỂUĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:                Trí tuệ giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như những tia nắng mặt trời ấm áp, xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới có thể tạo ra một thế giới diệu kỳ, nhân loại có trí tuệ...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

                Trí tuệ giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như những tia nắng mặt trời ấm áp, xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới có thể tạo ra một thế giới diệu kỳ, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ, bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.

(trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường – Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019)

Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2. Theo tác giả, tạo sao Giovanni Boccaccio cho rằng: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”?

Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn”?

Câu 4. Theo em, cuộc sống con người sẽ ra sao nếu chúng ta không chú trọng đến việc phát triển trí tuệ?

II. LÀM VĂN 

Câu 1 (5 GP).

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân.

Câu 2 (5 GP).

Vẻ đẹp của biển cả và niềm vui của người lao động trong đoạn thơ sau:

                Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

                Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

                Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

                Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

                Câu hát căng buồm cùng gió khơi

                Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

                Mặt trời đội biển nhô màu mới

                Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

(Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 140)

1
20 tháng 3 2021

1, Nội dung của đoạn trích: đề cao vai trò của trí tuệ trong cuộc sống của con người, giúp con người vượt qua những thử thách chông gai, đạt được thành công và hạnh phúc

2,

Theo tác giả, Giovanni Boccaccio nói "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người” bởi vì con người sẽ có vốn hiểu biết để đem lại niềm vui cho chính bản thân mình và tạo ra hạnh phúc cho những người xung quanh. Chính nhờ vốn hiểu biết và trí tuệ, con người sẽ có khả năng tự giúp chính mình và những người xung quanh sống một cuộc đời hạnh phúc hơn

3, Câu “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn” đã đề cao vai trò của trí tuệ trong việc khai phá tâm hồn con người. Nhờ có trí tuệ, con người sẽ biết cách làm giàu có và phong phú cho đời sống tâm hồn của mình. Hơn nữa, nhờ có trí tuệ, con người sẽ có khả năng tiếp cận những tư tưởng cao đẹp để bồi đắp, vun vén cho tâm hồn của mình. Ngoài ra, nếu như con người có trí tuệ thì việc khai phá và tiếp cận tâm hồn của người khác để mà thấu hiểu và cảm thông sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

4,Nếu không phát triển trí tuệ thì:

- Tự bản thân chúng ta trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại

- Chúng ta không thể tiếp thu kiến thức, chậm tư duy, giảm khả năng nhận thức về vấn đề

- Tạo nên tính cách phụ thuộc, dựa dẫm, thụ động trong cuộc sống

II Làm văn 

câu 1

 Phát triển trí tuệ là một quá trình nhắm đến việc làm phát triển khả năng hoạt động có hiệu quả của trí óc. Trong tự nhiên, khả năng này khác nhau ở mỗi chúng ta, và khoa học ngày nay gọi đây là “chỉ số thông minh” (intelligence quotient, hay thường được viết tắt là IQ) của mỗi người. Để phát triển trí tuệ trong suốt cuộc đời, chúng ta cần phải có những sự thực hành và rèn luyện nhất định.Có hai yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển trí tuệ của chúng ta. Thứ nhất là sự rèn luyện năng lực hoạt động trí tuệ, và thứ hai là môi trường thích hợp cho sự hoạt động và phát triển trí tuệ. Các trò chơi có tính chất trí tuệ như đánh cờ hoặc giải đáp các câu đố, ô chữ... Những trò chơi buộc trí óc chúng ta phải hoạt động một cách tích cực, và hiệu quả nâng cao khả năng tư duy có thể được nhận thấy nếu chúng ta thực hành một cách thường xuyên.Rèn luyện khả năng tập trung tâm trí cao độ để có khả năng nuôi dưỡng và làm gia tăng khả năng tư duy của chúng ta, hay nói khác hơn chính là phát triển trí tuệ, làm tăng thêm cái gọi là “chỉ số thông minh”.Trí tuệ là vốn quý vô giá của con người. Chính nhờ trí tuệ – chứ không phải sức mạnh – mà chúng ta vượt hơn muôn loài. Vì thế, quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện, phát triển trí tuệ là phương cách hiệu quả nhất để nâng cao giá trị của mỗi con người chúng ta. Hơn thế nữa, chính nhờ phát triển trí tuệ mà chúng ta mới có điều kiện để thực hiện những hoài bão, ước mơ của mình.

Câu 2

Huy Cận một nhà thơ nổi tiếng, ông đã sáng tác ra rất nhiều bài thơ hay và ý nghĩa năm 1958, tại vùng biển Quảng Ninh bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được ông sáng tác lúc này chính là thời kì mà đất nước ta xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa tại miền Bắc. Bài thơ này được xếp vào những bài thơ hay nhất ghi lại cảnh nhân dân ta được lao động tự do, tự do xây dựng cuộc đời mình.

Trong bài thơ thì hai khổ thơ cuối chính là cảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền trở về lúc bình minh, là thành quả của cả một ngày lao động vất vả đối mặt với sóng to gió lớn để mang về những mẻ cá đầy khoang:

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

Đó là niềm vui, niềm hân hoan của mỗi người ngư dân khi mà hôm nào ra khơi kéo được những chùm cá nặng mang về bán để trang trải cuộc sống ấm no cho gia đình. Việc đánh cá ở ngoài khơi rất nguy hiểm có thể gặp song to gió lớn bất cứ lúc nào. Người ngư dân thật là vất vả, nhưng họ rất vui khi được làm công việc của mình. Tác giả đã sử dụng những ngôn từ rất mềm mại để tô bật lên những con cá nhiều sắc màu. Người ngư dân lúc nào cũng vậy họ đi vào lúc hoàng hôn và trở về nhà khi trời vừa sáng, để kịp phiên chợ bán những con cá tươi ngon vừa mới đánh về. Trong khổ thơ này ta thấy được sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, niềm vui của của con người khi lao động được miêu tả qua những vần thơ hay của tác giả. Khi bình minh hé sắc thì đó cũng là lúc đoàn thuyền đánh ca trở về, tác giả đã kết thúc bằng khổ thơ:

"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi"

Đoàn thuyền trở về với những câu hát vang lần thứ ba và tiếng hát lần cuối này ta thấy được sự sung sướng và hạnh phúc của những người ngư dân đã lao động vất vả cả đêm để kéo được những mẻ cá đầy. Khổ thơ cuối này rất có ý nghĩa, cảnh vùng biển thật đẹp lúc rạng đông với những con người lao động chân chính khỏe khoắn và tươi mới. Đất nước ta sẽ sớm xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa nếu như có những người dân lao động hàng say như thế này.

Với cách sử dụng ngôn ngữ phong phú và đa dạng rất nhiều màu sắc Huy Cận đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của những người lao động tại vùng biển và cho chúng ta thấy những gì đẹp nhất ở vùng biển tươi đẹp này. Bài thơ viết lên với tinh thần sảng khoái mang đậm màu sắc lạc quan và yêu đời của tác giả.

 

 

       Câu 1. (2,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:                                               Vầng trăng quê em        Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm.       (Theo Phan...
Đọc tiếp

       undefined

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

                                               Vầng trăng quê em

        Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm.

       (Theo Phan Sĩ Châu, Tiếng Việt 3, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? (0,5 điểm)

b. Xác định phần trung tâm của cụm từ "mái tóc bạc của các cụ già". Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? (0,5 điểm)

c. Tìm câu đặc biệt. (0,5 điểm)

d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7). (0,5 điểm).

Câu 2. (3,0 điểm)

       Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hàng ngày.

9
1 tháng 4 2021

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

                                               Vầng trăng quê em

        Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm.

       (Theo Phan Sĩ Châu, Tiếng Việt 3, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? (0,5 điểm)

Theo em nghĩ thì mấy từ gạch chân là từ "trăng" đúng không ạ?

Nếu vậy phép liên kết được sử dụng là: phép lặp

b. Xác định phần trung tâm của cụm từ "mái tóc bạc của các cụ già". Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? (0,5 điểm)

Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là : mái tóc

- Đây là cụm danh từ

c. Tìm câu đặc biệt. (0,5 điểm)

Câu đặc biệt là câu : Khuya

d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7). (0,5 điểm).

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (7) là : nhân hóa, so sánh

1 tháng 4 2021

a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? 

Theo em nghĩ thì mấy từ gạch chân là từ "trăng" đúng không ạ?

Nếu vậy phép liên kết được sử dụng là: phép lặp

b. Xác định phần trung tâm của cụm từ "mái tóc bạc của các cụ già". Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? (0,5 điểm)

Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là : mái tóc

- Đây là cụm danh từ

c. Tìm câu đặc biệt. 

Câu đặc biệt là câu : Khuya

d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu 

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu là : nhân hóa, so sánh

Câu 1. (1.0 điểm)   Chọn cách giải thích đúng:1a. Hậu quả là kết quả sau cùng.1b. Hậu quả là kết quả xấu.2a. Đoạt là chiếm được phần thắng.2b. Đoạt là thu được kết quả tốt.3a. Tinh tú là phần thuần khiết và quý báu nhất3b. Tinh tú là sao tên trời (nói khái quát).4a. Nhược điểm là điểm thiếu sót.4b. Nhược điểm là điểm yếu.Lưu ý: Khi làm bài, thí sinh chọn câu đúng và chỉ cần ghi: 1a (hoặc 1b), 2a...
Đọc tiếp

undefined

Câu 1. (1.0 điểm)

   Chọn cách giải thích đúng:

1a. Hậu quả là kết quả sau cùng.

1b. Hậu quả là kết quả xấu.

2a. Đoạt là chiếm được phần thắng.

2b. Đoạt là thu được kết quả tốt.

3a. Tinh tú là phần thuần khiết và quý báu nhất

3b. Tinh tú là sao tên trời (nói khái quát).

4a. Nhược điểm là điểm thiếu sót.

4b. Nhược điểm là điểm yếu.

Lưu ý: Khi làm bài, thí sinh chọn câu đúng và chỉ cần ghi: 1a (hoặc 1b), 2a (hoặc 2b v v…)

Câu 2. (1.0 điểm)

Xác định các phép tu từ trong câu thơ sau:

   Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

   (Theo Trần Quốc Minh, Ngữ Văn 6, tập 2)

Câu 3. (3.0 điểm)

   Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

         (Theo Thời gian là vàng, Phương Liên, Ngữ văn 9, tập 2)

Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 4. (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn trích sau:

   Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

   Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

         (Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1)

Và:

   Bỗng nhận ra hương ổi

   Phả vào trong gió se

   Sương chùng chình qua ngõ

   Hình như thu đã về

 

   Dông được lúc dềnh dàng

   Chim bắt đầu vội vã

   Có đám mây mùa hà

   Vắt nửa mình sang thu

(Sang Thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2)

17
31 tháng 3 2021

Câu 1:

1234
BABB

Câu 2

- Nhân hóa : sao thức

- So sánh: Ngôi sao thức chẳng bằng mẹ thức

 

 

31 tháng 3 2021

1.B, 2.A, 3. B,4.B

Phần I (7,0 điểm)Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắngCâu 1: Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ...
Đọc tiếp

undefined

Phần I (7,0 điểm)

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1: Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?

Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngõ”.

Câu 4: Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:

  “Vẫn còn bao nhiêu nắng

   Đã vơi dần cơn mưa

   Sấm cũng bớt bất ngờ

   Trên hàng cây đứng tuổi.”

         (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán).

Phần II (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"

   (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)

Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

Câu 2: Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

7
4 tháng 4 2021

 

Phần I (7,0 điểm)

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1: Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.

- Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)- Tên bài thơ khác cùng thể thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?

– Giác quan:+ Khứu giác: hương ổi.+ Xúc giác: gió se+ Thị giác: sương chùng chình.- Các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng (bất ngờ, ngạc nhiên…), cảm xúc bâng khuâng (phân vân, băn khoăn…) của tác giả.

Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngõ”.

Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa:- Gợi hình ảnh sương cố ý chậm lại, chuyển động nhẹ nhàng …- Gợi tâm trạng lưu luyến (vương vấn, bịn rịn…), sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Câu 4: Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:

  “Vẫn còn bao nhiêu nắng

   Đã vơi dần cơn mưa

   Sấm cũng bớt bất ngờ

   Trên hàng cây đứng tuổi.”

         (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán).

Phần II (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"

   (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)

Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

Phép liên kết: phép nối.- Từ liên kết: “nhưng”

Câu 2: Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, có những cách ứng xử:+ Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.+ Gồng mình vượt qua.

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

 

Phần I 

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1

- Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)- Tên bài thơ khác cùng thể thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Câu 2

– Giác quan:+ Khứu giác: hương ổi.+ Xúc giác: gió se+ Thị giác: sương chùng chình.- Các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng (bất ngờ, ngạc nhiên…), cảm xúc bâng khuâng (phân vân, băn khoăn…) của tác giả.

Câu 3

Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa:- Gợi hình ảnh sương cố ý chậm lại, chuyển động nhẹ nhàng …- Gợi tâm trạng lưu luyến (vương vấn, bịn rịn…), sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

 

Phần I Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.Câu 1: Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.Câu 2: Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:   “Thuyền ta lái gió với buồm trăng   Lướt giữa mây cao với biển bằng".Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này...
Đọc tiếp

undefined

Phần I 

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

Câu 1: Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.

Câu 2: Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

   “Thuyền ta lái gió với buồm trăng

   Lướt giữa mây cao với biển bằng".

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

Câu 3: Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.

Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chủ (gạch dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chủ)

   "Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

   Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

   Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

   Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng."

   (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

Phần II (4,0 điểm)

   Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

   “Phan nói:

   Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?

   Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

   - Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1: Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào ? Từ “tiên nhân" được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tôi tất phải tìm về có ngày"?

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

15
5 tháng 4 2021

Phần I:

Câu 1: Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” do Huy Cận sáng tác vào năm 1958 khi đi thực tế tại vùng biển Quảng Ninh.

 

Câu 2: - Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ: gió, trăng, mây, biển.

 

- Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng khiến cho con thuyền trở nên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, gió trời là người lái, trăng trời là cánh buồm. Qua đó, tác giả tô đậm tầm vóc, vị trí trung tâm của người lao động mới. Ngư dân không chỉ làm việc với lòng dũng cảm, hăng say mà còn với tâm hồn lãng mạn, hòa mình vào thiên nhiên mang tâm thế của con người lao động mới làm chủ đất nước.

 

Câu 3:Câu thơ cần tìm nằm trong bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dịch thơ: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Nguyên văn chữ Hán: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

 


Câu 4: Dàn ý 

 

- Khái quát: Đoạn thơ là một khúc ca ca ngợi hình ảnh con người lao động với kết quả rực rỡ, ca ngợi vẻ đẹp tươi sáng của bình minh trên biển Hạ Long.

 

- Chi tiết: + “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”: con người chạy đua với thời gian, chạy đua với thiên nhiên để làm việc và cống hiến. Hình ảnh đó làm nổi lên bức tượng đài sừng sững của người lao động giữa vùng biển Hạ Long.

+ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”: Tiếng “ta” vang lên đầy kiêu hãnh, từ “xoăn tay” thể hiện tư thế chắc khỏe, cường tráng của người lao động; tư thế ấy đã khẳng định được vị thế của mình trước biển khơi; “chùm cá nặng” là thành quả lao động xứng đáng dành cho họ.

+ “Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” đó là màu sắc của thân cá khiến cho không gian như bừng sáng; gợi sự liên tưởng tới sự giàu có của biển.

+ “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” là câu thơ chứa hình ảnh đối lập: “lưới xếp” là kết thúc ngày lao động, “buồm lên” là đón chào ngày mới.

+ “Nắng hồng”: là ánh nắng bình minh của ngày mới, một ngày trong trẻo, tươi sáng; còn là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời mới, tương lai mới cho đất nước, cho con người.

 

Phần II:

Câu 1:

- Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: Phan Lang được Linh Phi cứu giúp xuống dưới thủy cung gặp Vũ Nương.

- “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ tổ tiên, cha ông và Trương Sinh.

Câu 2:

- Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương lại “ứa nước mắt khóc” vì xót xa cho tình cảnh bi thảm.

- Vũ Nương quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày” thể hiện phẩm chất cao đẹp của nàng và mong muốn gặp lại chồng con và được giải oan.

Câu 3: Dàn ý

- Xác định được vấn đề nghị luận : Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

- Giải thích vấn đề : Gia đình là gì ?

Gia đình là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái

- Bàn luận vấn đề: Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

+ Đối với cá nhân con người: Gia đình là điểm tựa, là bến đỗ bình yên của mỗi con

người. Đặc biệt gia đình là cái nôi bồi dưỡng, hình thành nhân cách đạo đức con người.

+ Đối với cộng đồng xã hội : Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng tạo nên xã hội.

- Liên hệ và mở rộng:

+ Yêu quý và trân trọng mái ấm gia đình.

+ Phê phán thái độ sống không coi trọng gia đình, sống ích kỉ cá nhân….

 

 

6 tháng 4 2021

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

Câu 1: Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.

Tác giả của bài Đoàn thuyền đánh cá là Huy Cận (1919-2005).Bài thơ được sáng tác năm 1958.

Câu 2: Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

   “Thuyền ta lái gió với buồm trăng

   Lướt giữa mây cao với biển bằng".

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên:lái gió, buồm chăng, mây cao, biển bằng.- Biện pháp: “Lướt giữa mây cao với biển bằng” có tác dụng miêu tả con thuyền bỗng mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ trụ. Con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời quê hương.

Câu 3: Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.

"Giữa dòng bàn bạc việc quânKhuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền."- "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chủ (gạch dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chủ)

   "Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

   Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

   Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

   Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng."

   (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

Phần II (4,0 điểm)

   Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

   “Phan nói:

   Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?

   Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

   - Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1: Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào ? Từ “tiên nhân" được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

- Hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

- Từ “Tiên nhân”

-         Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

-         Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tôi tất phải tìm về có ngày"?

- Vũ Nương quả quyết tìm về bởi: Nàng vẫn còn lo lắng chuyện gia đình, mồ mả tổ tiên; Vẫn yêu thương và nhớ mong chồng con; Vẫn mong muốn được rửa sạch mối oan khuất của mình, lấy lại danh dự, nhân phẩm trong sạch.

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Vai trò của gia đình trong cuộc sống của chúng ta:

*Giải thích vấn đề:

 

- Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống.

- Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.

* Vai trò của gia đình:

-         Gia đình là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng trưởng thành.

-         Gia đình là nơi đầu tiên giúp ta hình thành nhân cách.

-         Gia đình là nơi bao bọc, che chở cho mỗi con người.

-         Gia đình là cái nôi, là chốn bình yên cho ta trở về sau những giông bão của cuộc đời.

-         Gia đình là nguồn động lực, nguồn cổ vũ động viên giúp ta không ngừng phấn đấu.

-         Gia đình là nơi nâng đỡ, giúp ta vươn đến những ước mơ của cuộc đời.

->Gia đình có ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

->Gia đình còn là hạt nhân, tế bào của xã hội. Gia đình vững chắc và bình yên là nơi nuôi dưỡng những con người có ích cho xã hội.

* Mỗi người con phải có trách nhiệm đối với gia đình: luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ. Chăm sóc, phụng dưỡng khi ông bà cha mẹ già yếu.

* Phản đề: Bên cạnh đó vẫn có những người chưa nhận ra được ý nghĩa và có ý thức trân trọng, gìn giữ gia đình, thậm chí là có hành động đi ngược lại điều đó: bất hiếu, đánh đập ông bà, cha mẹ, đây là hành vi đáng lên án và loại bỏ.

4 tháng 5 2021

mặc dù em mới lớp 7 nhưng em cx cảm ơn cô ạ anh em năm nay lớp 10 mà vẫn yếu môn văn chắc chắn em sẽ đưa

bài này cho anh em để anh tham khảo em cảm ơn cô nhiều

4 tháng 5 2021

Em chia sẻ với bạn bè của mình tham gia hoc24 và group trên FB nhé. Sẽ có nhiều nội dung cho HS lớp 7 hữu ích nữa. Cảm ơn em.

1 tháng 10 2021

=(((( em cũng muốn có trong cái bảng đó mà xa vời quá =(((

1 tháng 10 2021

Chúc mừng mọi ngừi haha

Bài tập 2: Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu bên                                      dưới?Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm .chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gạn uống máu quân thù. Dâu cho tră !này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói                           trong da ngựa, ta cũng vui longCâu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm...
Đọc tiếp

Bài tập 2: Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu bên
                                      dưới?
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm .
chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gạn uống máu quân thù. Dâu cho tră !
này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói
                           trong da ngựa, ta cũng vui long
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phâm đó!
Câu 2: Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói
nào?
Câu 3: Gọi tên và chỉ rõ một biện pháp nghệ thuật mà em đã học trong chương t
Ngữ Văn lớp 8 được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng diễn
của biện pháp nghệ thuật đã được gọi tên ở trên.
Câu 4: Kể tên 2 văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ và
cũng nói về lòng yêu nước (Nêu rõ tên văn bản, tác giả)

0