K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

-Sau khi lên ngôi, năm 1010 vua Lý Thái Tổ đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng là dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Ðại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long.

-

Về bộ máy hành chính các cấp, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo thời Đinh – Tiền Lê thành các lộ và phủ. Dưới phủ là huyện, dưới huỵên là hương. Đây là công cuộc cải tổ hành chính có quy mô rộng lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc quản lý toàn diện đất nước, tạo nên sức mạnh cho Nhà nước Đại Việt được tập trung hơn. Tuy nhiên, những chính sách cải tổ đó của Lý Thái Tổ còn có những hạn chế, bởi chưa có sự thống nhất về cách gọi Lộ và phủ, làm cho các cấp quản lý không phân biệt được

Vua thực hiện chính sách ràng buộc lỏng lẻo đối với các dân tộc ít người ở vùng biên giới, vùng xa trung tâm. Vua sai các vương đi trấn, trị các vùng biên cương xa. Chính sách đó nhằm gắn kết cộng đồng các dân tộc với nhau tạo nên sức mạnh tập trung cho quốc gia.

Về ngoại giao, Lý Thái Tổ chủ trương kết mối giao hoả với nhà Tống. Vua đã cho sứ giả sang cầu phong vua Tống. Theo Đại Việt sử kí toàn thư chép, vua Tống hai lần phong tước cho Lý Thái Tổ: lần thứ nhất là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, lần thứ hai là Nam Bình Vương.

Đối với Champa và Chân Lạp, Lý Thái Tổ đã để cho các nước đó đến triều cống nhằm giữ mối hoà hảo về đối ngoại.

Về kinh tế, viết về Lý Thái Tổ, cuốn Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vua đã hai lần đại xá tô cho dân. Biện pháp này nhằm khoan thứ sức dân, kích thích sản xuất. Đây được coi là biện pháp tiến bộ và mang tính trọng nông của nhà Lý.

27 tháng 10 2021
22 tháng 10 2017

Câu 1:Ngô Quyền xưng vương, chọn đất đóng đô, xây dựng cung điện, xoá bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc trấn giữ các châu quan trọng... là những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.

Việc làm để thể hiện lòng biết ơn là thờ phụng,quyết tâm chăm làm noi theo gương cha ông để xứng đáng vs cha ông,...

22 tháng 10 2017

Câu 2:

Đinh Bộ Lĩnh đã:

-đặt tên nước là Đại Cồ Việt

-đóng đô ở Hoa Lư

-đặt niên hiệu là Thái Bình

-sai sứ sang giao hảo với nhà Tống

-phong vương cho các con

-xây dựng cung điện,đúc tiền đồng

28 tháng 10 2019

Câu 1:

Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã:

- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ.

- Ban hành luật Hình thư, cũng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.

- Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Chúc bạn học tốt!
19 tháng 10 2017

Câu 2: -Ngô Quyền thiết lập chính quyền ms do vua đứng đầu quyết định mọi vc, đặt các chức quan-võ-văn trg triều đình , quy định lễ nghỉ , trang phục , quan lại các cấp

- ở địa phương có các tứ sử

Câu 2: -Việc làm của Đinh Bộ Lĩnh :

Mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều

-đã lập đền thờ để tưởng nhớ , mày tự cể nha

Câu 3: - độc lập đc giữ vững

- đem lại niềm từ hào cho nhân dân

- nhà tống ko xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm

-.....

Câu 4: - Chịu

Câu 5:

-Đường Ngô Quyền con đường mang tên người anh hùng gắn liền với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. Ông sinh năm 899 - 944 ở Đường Lâm nay thuộc huyện Ba Vì, là con cháu Ngô Mân, châu mục Châu Phong. Với chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã chấm dứt một nghìn năm thống trị của phong kiến Trung Quốc mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài của dân tộc. -..... tự tìm trên mạng nhóe
23 tháng 12 2017

Câu 1 : Ngô Quyền đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập.

1. Nhận xét bộ máy nhà nước dưới thời ngô? Giải thích chính quyền tự chủ là gì? 2. Công lao của Ngô Quyền An và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập 3. Tổ chức chính quyền Triều tiền lê được xây dựng như thế nào? So sánh bộ máy nhà nước thời Ngô với Tiền Lê 4. Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống Dưới thời Tiền Lê và thời Lý 5. Mối quan hệ giữa 3 ngành kinh tế nông...
Đọc tiếp

1. Nhận xét bộ máy nhà nước dưới thời ngô? Giải thích chính quyền tự chủ là gì?

2. Công lao của Ngô Quyền An và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập

3. Tổ chức chính quyền Triều tiền lê được xây dựng như thế nào? So sánh bộ máy nhà nước thời Ngô với Tiền Lê

4. Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống Dưới thời Tiền Lê và thời Lý

5. Mối quan hệ giữa 3 ngành kinh tế nông nghiệp -thủ công nghiệp -thương nghiệp là gì

6. Vì sao nói kêu đại nhà Lý là triều đại phát triển hơn các triều đại trước Lấy dẫn chứng

7. Vì sao khi cuộc chiến chống quân Tống dưới thời Lý kết thúc ta lại đề nghị giải hòa trong lúc ta thắng

8. Chỉ ra cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt và nguyên nhân thắng

9. Theo em Vì sao có sự thay thế giữa các triều đại nói chung? Kể tên các ông vua đầu tiên từ thời Ngô đến thời Lý (năm bắt đầu đến năm kết thúc)

4
1 tháng 11 2019

1)

-Nhận xét: Bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, vua nắm mọi quyền hành, bộ máy nhà nước còn đơn giản như thể hiện ý thức độc lập, tự chủ giúp đất nước yên bình

-Chình quyền tự chủ: là một tổ chức hành chính làm chủ biết điều chỉnh chọn lọc cho đúng.

2)

-Công lao của :

  • Ngô Quyền là người đã giành chiến thắng ở trận Bạch Đằng. Là người có công chấm dứt thời kì Bắc Thuộc kéo dài 10 thế kỉ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.
  • Đinh Bộ Lĩnh là người có công chấm dứt tình trạng cát cứ “Loạn 12 sứ quân” đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất. Sau khi lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.

1 tháng 11 2019

4) Ý nghĩa:

Tống thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của nước ngoài, biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta

giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc vào sức mạnh, tiền đồ của dân tộc và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.

1 tháng 11 2019

Câu 1:

Những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước:

- Chọn Cổ Loa làm kinh đô.

- Bỏ chức Tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc, thiết lập một bộ máy cai trị mới từ trung ương đến địa phương, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.

Câu 2:

Những việc làm để xây dựng đất nước của nhà Đinh:

- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình) .

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

- Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt.

- Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội.

Câu 3:

Nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển là do các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước như:

- Các chính sách khuyến nông: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…

- Nhà nước chú trọng phát triển thủ công nghiệp nhà nước với nhiều xưởng thủ công quy mô lớn, tập trung nhiều thợ giỏi và khuyến khích phát triển các nghề thủ công truyền thống trong nhân dân.

- Giữ mối quan hệ hòa hảo với nhà Tống để nhân dân hai nước qua lại trao đổi hàng hóa với nhau. Cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước,…

Câu 4:

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý

Câu 5:

a) Xã hội

- Giai cấp thống trị: Vua và quan văn, quan võ (cùng một số nhà sư).

- Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ.

- Thấp kém nhất là nô tì, số lượng không nhiều.

b) Văn hoá

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho giáo xâm nhập nhưng ảnh hưởng chưa đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.

- Đạo Phật phát triển, được truyền bá rộng rãi; nhà sư được trọng dụng (Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh); chùa chiền xây dựng khắp nơi (chùa Bà Ngô, chùa Tháp chùa Nhất Trụ, …)

- Văn hóa dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,...

Chúc bạn học tốt!
1 tháng 11 2019

ok

9 tháng 12 2017

câu 1

Ông đã lập được bộ máy chính quyền nhà nước

Bộ máy này tuy đơn giản nhưng thể hiện được tính tự chủ của Ngô Quyền

câu 2

Ngô Quyền: Đánh bại quân Nam Hán. Kết thúc ách thống trị hơn 1000 năm phong kiến phương Bắc. Xưng vương đặt nền mống cho 1 quốc gia độc lập

Đinh Bộ Lĩnh: dẹp loạn 12 sứ quân, hoàn thành sứ mệnh thống nhất đất nước

9 tháng 12 2017

câu 5

*cách đánh giặc độc đáo của lí thường kiệt

biết chủ động tiến công trước để tự vệ

biết chọn địa điểm thuận lợi để xây dựng phòng tuyến đánh giặc

biết dùng thơ văn để khích lệ tinh thần quân ta

cách kết thúc chiến tranh nhân đạo, hợp tình hợp lí

9 tháng 4 2019

1

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

2

* Bộ máy nhà nước:

- Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước.

- Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện (châu) xã.

=> Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời. Trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới.

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,



28 tháng 12 2018

Mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu Quôc Tử Giám là , chế độ phong kiến của đất nước chúng ta ngày xưa chiụ ảnh hưởng trực tiếp của phong kiếnTrung Quốc từ chính trị cũng như văn hóa .Mà văn hóa Trung Quốc thì tôn thờ Đức Khổng Tử Là Vạn Thế Sư Biểu vì vậy các vua chúng ta cũng xây Văn Miếu để thờ Đức Khổng Tử và các bậc hiền tài. Nơi ấy nhà vua còn dựng văn bia khắc tên các vị tiến sĩ để tôn vinh các bậc hiền tài vì Hiền Tài Là Nguyên Khí Của quốc Gia . Như thế xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám Là để tôn vinh bậc hiền tài .

7 tháng 10 2019

1.

Những việc làm để xây dựng đất nước của nhà Đinh:

- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình) .

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

- Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt.

- Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội.

Chúc bạn học tốt!
7 tháng 10 2019

Câu 1:

Những việc làm để xây dựng đất nước của nhà Đinh:

- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình) .

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

- Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt.

- Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội.

Câu 2 :

* Bộ máy chính quyền trung ương:

- Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự.

- Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng).

- Dưới vua là các chức quan văn, quan võ.

- Các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.

* Chính quyền địa phương:

- Cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu. Hầu hết quan lại đều là võ tướng.

Câu 3: * Về phía quân Tống:

- Năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta.

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn

+ Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.

* Về phía quân Đại Cồ Việt:

- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Ông cho quân đóng cọc ở trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Quân thủy của địch bị thất bại trên sông Bạch Đằng sau nhiều trận chiến ác liệt.

- Trên bộ, do không thể kết hợp được với quân thủy và bị quân ta chặn đánh quyết liệt nên buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại.