Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trả lời câu hỏi, làm thành đoạn hay làm thàng bài đây bạn ơi
trả lời,viết đoạn đều được ạ bn viết đc thành bài thì càng tốt ạ
Phần đọc-hiểu:
1. Bài hịch có thể chia làm ba đoạn
a. Đoạn 1: Từ đầu đến “... lưu tiếng tốt”: nêu gương sử sách nhằm khích lệ ý chí lập công danh, hi sinh vì nước ở các tướng sĩ.
b. Đoạn 2: “Huống chi ta cùng các ngươi".. đến .. cùng chẳng kém gì”. Quay về thực tế, lột tả tội ác và sự ngang ngược của giặc đồng thời nêu mối ân tình giữa chủ và tướng.
c. Đoạn 3: Phần còn lại: Phê phán thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ và chỉ ra cho tướng sĩ những thái độ, hành động đừng nên theo, cần làm.
2. Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được lột tả bằng những hành động thực tế và qua cách diễn đạt bằng những hình ảnh ẩn dụ. Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thù ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ. Những hình tượng ẩn dụ “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan “lưỡi cú diều”, “xỉ mắng triều đình”, “thân dê chó”, “bắt nạt tể phụ”. Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Có thể so sánh với thực tế lịch sử, năm 1277 Sài Xuân đi sứ buộc ta lên tận biên giới đón rước. Năm 1281, Sài Xuân lại sang sứ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, bị Xuân lấy roi đánh toạc cả đầu. Vua sai Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp. Xuân nằm khểnh không dậy. So sánh với thực tế sẽ thấy tác dụng của lời hịch như lửa đổ thêm dầu.
Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.
3. Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thế hiện qua hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột, thể hiện qua thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Bao nhiêu tâm huyết, bút lục của Trần Quốc Tuấn dồn vào đoạn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Mỗi chữ, mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy. Câu văn chính luận mà đã khắc họa thật sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước, đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù đến bầm gan tím ruột mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát. Khi tự bày tỏ gan ruột, chính Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
4. Nêu mối ân tình giữa mình và tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn đã kích động ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người đối với lẽ vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục. Không chỉ vậy, tác giả Trần Quốc Tuấn còn chân tình chỉ bảo và phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bằng quan trước vận mệnh của đất nước cua tướng sĩ, “làm cho họ tức khí, muốn mau chóng chứng minh tài năng, phẩm chất của mình bằng việc làm thiết thực” (Trần Đình Sử).
Cùng với việc phê phán thái độ, hành động sai, Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra những việc đúng nên làm. Đó là nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo “tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ”. Những hành động này đều xuất phát từ mục đích quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục... để cuối cùng khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Điều này rất cần thiết trong hoàn cảnh nước nhà lâm vào thế nước sôi lửa bỏng, nó thanh toán những thái độ và hành động trù trừ trong hàng ngũ tướng sĩ, động viên những ai còn thờ ơ, do dự hãy đứng hẳn sang phía lực lượng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.
5. Giọng văn rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền (“Các ngươi ở cùng ta... đi bộ thì ta cho ngựa”, “Nay các ngươi nhìn chủ nhục... thẹn”), có khi là lời người cùng cảnh ngộ "Huống chi ta... gian nan”, “lúc trận mạc... vui cười”, “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi... bại trận") lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn (“Như vậy, chẳng những... không muốn vui vẻ phỏng có được không”), khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo (làm tướng triều đình... muốn vui vẻ phỏng có được không?”)...
Sự thay đối giọng điệu như vậy phù hợp nội dung cảm xúc và thái độ của tác giả, tác động cả về lý trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với chủ tướng cùng như với bản thản họ.
6. Một số đặc sắc nghệ thuật tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cảm nhận thức và tình cảm ở bài “Hịch tướng sĩ”.
Gợi ý:
- Giọng văn khi bi thiết nghẹn ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.
- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén
- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả
- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại.
- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu
7. Lược đồ kết cấu bài hịch.
- Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù
- Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước
- Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng
LUYỆN TẬP
1. Cảm nhận về lòng yêu nước của tác giả được thể hiện qua bài hịch: Lòng yêu nước được biểu hiện rất phong phú ở nhiều sắc độ:
+ Căm thù giặc sâu sắc
+ Nhục nhã cho thể diện dân tộc
+ Đau đớn day dứt vì chưa tiêu diệt được kẻ thù
+ Nghiêm khắc phê phán thái độ ăn chơi hưởng lạc thờ ơ trước vận mệnh đất nước của các tướng sĩ
+ Khích lệ lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước thiết tha ở tướng sĩ.
- Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi lục mất nước
- Khích lệ lòng trung quân ái quốc B lòng ân nghĩa thúy chung của người cùng cảnh ngộ.
- Lòng yêu nước được diễn tả bằng nhừng nét đặc sắc về nghệ thuật (xem câu 6)
- Lòng yêu nước của tác giả kế tục truyền thống yêu nước ngàn năm của dân tộc và được phát huy không chỉ trên câu chữ, lời hịch mà ngay trong hành động thực tế lãnh đạo quân dân nhà Trần chống quân thù. Đây là tình cảm của tác giả mà cũng là nỗi lòng của mọi người dân ta lúc bấy giờ.
2. “Hịch tướng sĩ” vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc:
- Lập luận chặt chẽ sắc bén (kết cấu gồm 3 phần - xem câu 1, lý lẽ sắc bén có xưa - nay, gồm hơn - thiệt, trách nhiệm - quyền lợi,..., dẫn chứng sứ sách chính xác, dễ hiểu).
- Giàu hình tượng, cảm xúc:
Khi tố cáo tội ác của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn viết là lũ “cú diều”, là loài “dê chó”, cao hơn nữa chúng chỉ là những con “hổ đói” đang tìm cách săn mồi. Qua những hình ảnh ẩn dụ bọn sứ giặc không còn đại diện cho một quốc gia, không còn là con người. Chúng chỉ còn là lũ ác thú gian manh, là bọn giặc thù.
Khi bày tỏ tấm lòng mình, Trần Quốc Tuấn đã khắc họa được sống động hình tượng một vị chủ tướng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Qua những hình ảnh thậm xưng, lối nói điệp ý và tăng tiến, người đọc hình dung vị chủ tướng đó đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mả coi thường thịt nát, xương tan.
Cảm xúc trong bài hịch rất đa dạng. Khi thống thiết, khi sục sôi, khi nghiêm khắc, lúc lại ân tình...
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
CHÚC BẠN HOK TỐT ><
Trong những năm gần đây, nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, do đó mà nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, môi trường sống của chúng ta ngày càng có dấu hiệu bị suy thoái, không chỉ bởi lượng nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác bừa bãi, quá mức mà còn bởi ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống thì chúng ta, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần nâng cao ý thức tuyên truyền, bảo vệ môi trường.
Môi trường chính là không gian mà con người sinh sống, phát triển vì vậy mà môi trường có thể coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của con người. Nói cách khác, không có môi trường thì không có con người, con người muốn duy trì sự sống và tồn tại phải phụ thuộc rất nhiều vào môi trường. Môi trường ở đây ta có thể hiểu là những yếu tố trong tự nhiên như: nước, không khí, đất, hệ sinh thái, cây cối….đó là những nhân tốc rất cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không thể sống mà không có nước, không thể sống mà không có không khí, vì như thế hệ hô hấp của chúng ta không thể hoạt động, đồng nghĩa với nó là con người sẽ mất đi sự sống. Các nhân tố khác cũng vậy, nó đều có vai trò quan trọng đối với sự sống ấy.
Thấy được môi trường sống có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào ta mới thấm thía được hậu quả khôn lường nếu như môi trường sống ấy bị ô nhiễm, bị suy thoái. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế ngày càng mạnh mẽ, con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trường. Con người sử dụng những tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, không đúng quy cách, không chỉ làm cho những nguồn tài nguyên này trở nên cạn kệt một cách nhanh chóng mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm, khủng hoảng nghiêm trọng bởi cách khai thác ấy.
Chẳng hạn, con người khai thác dầu khí trên biển, vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận,lại khai thác quá mức, không có những kĩ năng cần thiết thì lượng dầu có thể tràn ra mặt biển, làm ô nhiễm môi trường nước xung quanh đó. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế cùng với ý thức chưa tốt của con người đã làm cho môi trường suy thoái nghiêm trọng, không chỉ riêng tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt mà các yếu tố khác của môi trường đều bị suy thoái, như môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, rừng….. Trong đó, nguồn nước sạch của chúng ta cũng đang bị ô nhiễm do lượng nước thải trong công nghiệp chưa được sử lí đã xả trực tiếp ra ngoài môi trường, rác thải sinh hoạt cũng là một nhân tố làm cho nguồn nước thêm ô nhiễm.
Môi trường nước có tính đặc thù hơn các môi trường khác bởi nó có sự lây lan nhanh chóng giữa các nguồn nước, giữa các dòng sông với nhau. Đất cũng là một yếu tố đang bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt, bởi sự ô nhiễm của nguồn nước, làm thẩm thấu, ngấm vào trong lòng đất, do con người phun các loại thuốc hóa học xuống đất trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Môi trường không khí thì bị ô nhiễm do khói thải từ các nhà máy sản xuất nông nghiệp, do bụi đường, khói, xăng xe của các phương tiện ngày càng nhiều di chuyển trên đường. Không khí cũng là nhân tố quan trọng trong cuộc sống của con người, không khí bị ô nhiễm, con người sẽ hít phải những thứ không khí độc hại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Nói chung, sự suy thoái của bất cứ nhân tố nào trong môi trường sống cũng có thể đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con người chúng ta. Vì vậy, vì một cuộc sống tốt đẹp, trong lành hơn con người chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường không chỉ cần tích cực học tập, rèn luyện đạo đức mà cần nâng cao ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, bất cứ hành động tích cực nào cũng sẽ góp phần làm cho môi trường sống trở nên tươi đẹp hơn. Cụ thể, trong hoạt động ở trường, các bạn học sinh cần tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường, không phá hoại cây xanh, không xả rác bừa bãi trong lớp học cũng ở sân trường.
Hành động tích cực ấy sẽ làm cho khuôn viên trường học trở nên sạch sẽ, xanh đẹp. Ngoài ra, học sinh chúng ta cần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho những người thân và những người xung quanh chúng ta, như vậy môi trường mới được bảo vệ, cuộc sống của chúng ta mới thực sự tươi đẹp, ý nghĩa. Để không chỉ chúng ta mà những con người cùng chung sống trong xã hội này cũng có ý thức bảo vệ môi trường. Vì môi trường là của chung, chỉ có hành động của tất cả mọi người mới có thể mang lại những kết quả tốt nhất.
Như vậy, môi trường sống có vai trò vô cùng to lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên, thực trạng đáng báo động hiện nay là môi trường đang bị suy thoái bởi tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh, trong khi con người chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân mình mà làm cho môi trường trở nên suy thoái nghiêm trọng. Chúng ta khi còn là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường. Tất cả vì một tương lai tươi đẹp, trong sạch, lành mạnh của tất cả mọi người.
"Cô bén bán diêm" là một tác phẩm văn học hiện thực xuất sắc, là một tác phẩm xuất sắc. Tác phẩm cho ta thấy những người nghèo luôn phải sống với một cuộc sống buồn. Với kết cục đáng thương khi cố bé bán diêm đã chết và để lại người đọc nhưng suy nghĩ sâu sắc, nhận xét bi thương khi cho thấy thế giới lạnh lẽo đến nhường nào.
+Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện hấp dẫn bằng các tình tiết, diễn biến hợp lý năm lần cô bé quẹt diêm đã dẫn người đọc đi từ thế giới này đến thế giới khác, cùng hồi hộp, buồn vui với tâm trạng nhân vật.
- An-đec-xen đã sử dụng rất thành công biện pháp tương phản xuyên suốt câu chuyện. Bút pháp tương phản tạo được điểm nhấn về một số phận bất hạnh, cô đơn nhưng luôn mang trong mình niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp, ước mơ tươi sáng.
- Yếu tố tưởng tượng bay bổng, sáng tạo.
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
BẠN tham khảo
Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi. Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc.