Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho nền kinh tế của mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ 2 là áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
Chúc bạn học tốt!
Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
-Các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam đều do tính chất đó chi phối.
-Mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam là mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến không mất đi, vẫn tiếp tục tồn tại (mâu thuẫn giai cấp).
-Bên cạnh mâu thuẫn này, xuất hiện một mâu thuẫn mới, bao trùm lên tất cả, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược (mâu thuẫn dân tộc).
-Hai mâu thuẫn giai cấp và dân tộc vừa là nguồn gốc, vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống Pháp và phong kiến ở nước ta.
-Mâu thuẫn dân tộc ngày càng mở rộng, gay gắt thêm.
-Mâu thuẫn dân tộc vừa là mâu thuẫn cơ bản đồng thời là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam – một xã hội thuộc địa của Pháp.
-Nông dân, công nhân, tiểu tư sản, tư sản và cả một bộ phận trong giai cấp địa chủ mâu thuẫn sâu sắc với bọn Pháp cướp nước.
Có những mâu thuẫn đó là vì:
-Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Việt Nam bị Pháp kiềm hãm nặng nề.
-Do phương thức bóc lột phong kiến vẫn còn được duy trì nên nền kinh tế Việt Nam mang tính tư sản thực dân và phong kiến.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản :
* Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt nam với thực dân Pháp -> Đây là mâu thuẫn chủ yếu nhất.
* Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Để giải quyết các mâu thuẫn đó, cách mạng Việt Nam phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản :
+ Đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
+ Đánh đổ địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân.
Hai mẫu thuận ấy vừa là nguồn gốc, vừa là động lực nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống thực dân, phong kiến nước ta.
- Nguyên nhân có những mâu thuẫn đó : Do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, xã hội ta phân hóa ngày càng sâu sắc. Những giai cấp cũ như giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân vẫn còn, giờ xuất hiện thêm những giai cấp mới, những tầng lớp mới ( tiểu tư sản, tư sản, công nhân) - họ có hệ tư tưởng riêng, tiến hành cuộc đấu tranh cứu nước theo con đường riêng của mình. Đó chính là những điều kiện mới bên trong, rất thuận lợi cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất mà xu hướng tất yếu đưa tới thuận lợi là con đường cách mạng vô sản.
Đáp án A
Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1954-1975) là cơ hội làm giàu của Nhật Bản khi nhận được những đơn hàng sản xuất, gia công các loại quân trang, quân dụng cho cuộc chiến tranh từ Mĩ.
Đáp án D
Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Cho đến giai đoạn 1991-2000, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Qua các giai đoạn phát triển, Nhật Bản vẫn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó cũng coi trọng mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
=> Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là Liên minh chặt chẽ với Mĩ
Đáp án A
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông. Trung Quốc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô với Mĩ đang là hai cực của trật tự hai cực Ianta đại diện cho hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Nếu có một quốc gia lớn đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa hay Xã hội chủ nghĩa sẽ làm thay đổi cục diện thế giới. Trung Quốc xây dựng đất nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa đã tăng sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội mở rộng từ châu Âu sang châu Á.
=> Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã làm cho bản đồ địa – chính trị thế giới thay đổi.
Đáp án A
Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nướC. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Cho đến giai đoạn 1991-2000, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Qua các giai đoạn phát triển, Nhật Bản vẫn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó cũng coi trọng mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
Đáp án D
Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Cho đến giai đoạn 1991-2000, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Qua các giai đoạn phát triển, Nhật Bản vẫn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó cũng coi trọng mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á
=> Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Chọn đáp án B.