Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
* Về kinh tế:
- Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ.
- Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.
- Chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
⟹ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
* Về khoa học – kỹ thuật:
- Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và đây cũng là nuớc dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...
2.
a. Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Bru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau Chiến tranh lạnh và vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết bằng việc kí kết Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (10 - 1991), tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
Tháng 7 - 1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li (1976).
Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt
động của khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, tháng 7 - 1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 -1997, Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN. Tháng 4 - 1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức này.
Như thế, ASEAN từ sáu nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (viết tắt theo tiếng Anh là AFTA) trong vòng 10-15 năm.
Năm 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực (viết tắt theo tiếng Anh là ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.
b. - Thời cơ:
+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;
+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;
Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảmt bảo ổn định chính trị của khu vực.
- Thách thức:
+ chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;
+ Khác biệt về chế độ chính trị;
+ lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;
+ cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn..
Đáp án cần chọn là: A
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin.
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Đa-rút-xa-lam.
Ngày 8/8/1968 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước : In-đô-nê-xi-a , Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin , Xing-ga-po và Thái Lan
Năm 1984 : Bru-nây tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của tổ chúc ASEAN Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. THÁNG 7/1997 Lào , Mi-an-ma gia nhập ASEAN Tháng 4/1999 Cam-pu-chia đưoc kết nạp vào tổ chức này ≡≫ ASEAN CÓ 10 NƯỚC gồm : In-đô-nê-xi-a , Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin , Xing-ga-po và Thái Lan ,Bru-nây , Việt Nam , Lào , Mi-an-ma , Cam-pu-chia. Học tốt🙆🏼♀️
Đáp án: C
Giải thích:
- Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin họp tại Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
.Vì sao nói năm 1999 đánh dấu mốc quan trọng của khu vực Đông Nam Á?
A. Xuất hiện quốc gia thứ 11, Đông Ti - mo.
B. Bru - nây trở thành thành viên của ASEAN.
C. Trở thành khu vực mậu dịch tự do.
D. Kết nạp thành viên thứ 10 vào ASEAN.
⇒ Đáp án: D. Kết nạp thành viên thứ 10 vào ASEAN. ( Ngày 30 /4 / 1999, Cam - pu - chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á )
Vì sao nói năm 1999 đánh dấu mốc quan trọng của khu vực Đông Nam Á?
A. Xuất hiện quốc gia thứ 11, Đông Ti-mo. B. Bru-nây trở thành thành viên của ASEAN.
C. Trở thành khu vực mậu dịch tự do. D. Kết nạp thành viên thứ 10 vào ASEAN.
Tham khảo
- Năm 1984, Rru-nây trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.
- Sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương đã chuyển từ "đối đầu” sang “đối thoại”. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
- Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, tiếp đó kết nạp Lào, Mi-an-ma vào tháng 7-1997 và Cam-pu-chia thánu 4-1999.
- Lần đầu trong lịch sử khu vực, 10 nước ASEAN đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất => ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn thịnh.
+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm.
+ Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
=> Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.
Tham khảo
Từ "ASEAN 6" phát triển thành "ASEAN 10"