Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân đã cho ta thấy ý nghĩa to lớn của tình yêu thương. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được trong truyện Vợ nhặt đó chính là dù có đói khổ như thế nào, cơm lo từng bữa, nhưng anh Tràng vẫn cưu mang và dắt thị về làm vợ…Qua đó ta thấy được tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi “có dịp” thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Tóm lại có tình yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (năm 1954), ông dựa vào một phần truyện cũ để viết truyện ngắn này.
2. Tóm tắt
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước, người chết như rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Tràng là chàng trai xấu xí thô kệch, ế vợ, Tràng sống ở xóm ngụ cư. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với môt cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngu cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng không nổi bàng hoàng ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm” đón nàng dâu mới, họ chỉ với một bữa cháo kèm theo là nồi cháo cám bà cụ tứ dành cho nàng dâu nhân bữa cơm đón nàng dâu mới với tấm lòng độ lượng, bao dung. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/tac-gia-tac-pham-vo-nhat
Tác giả đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.
- Thông điệp: Ở hiền gặp lành (qua nhân vật Thị Kính)
- Dựa vào các tình huống truyện và lời thoại của nhân vật làm nổi bật lên điều này.
Khẳng định rằng cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Chỉ cần con người có ý chí niềm tin và hy vọng thì bạo tàn sẽ chỉ là sự thất bại trước sức mạnh của công lý mà thôi.
- Các chi tiết tạo nên sức lay động:
+ Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này.
+ Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ.
+ Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có.
+ Những đứa trẻ không có chỗ ăn, chỗ ngủ.
+ Những đứa trẻ phải xa gia đình của mình, nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc.
=> Đây đều là những chi tiết chân thực được kể bằng lời của người trực tiếp trải qua những biến cố đó. Vì vậy, cảm xúc chân thật được gắn với từng sự kiện, hoàn cảnh.
- Thông điệp: Chiến tranh đã khiến những gia đình phải xa cách, sinh ly tử biệt. Chiến tranh là thứ tàn phá nhân loại.
Sống hay không sống – đó là vấn đề | Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
| |
Tình huống | Hăm-lét được báo mộng về cái chết của cha, chàng quyết định giả điên để tìm ra sự thật và báo thù cho cha. | Vua Lê Tương Dực lệnh Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài gây nên sự oán hận trong lòng dân. |
Nhân vật | Hăm-lét, Clo-đi-út, Ô-phê-li-a, Pô-lô-ni-út,… | Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Nguyễn Hoàng,… |
Xung đột | Xung đột về mặt nội tâm của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lý tưởng nhân văn. | Nhân dân, những người thợ xây đài >< tầng lớp vua chúa phong kiến, Vũ Như Tô >< những người thợ phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài. |
Thông điệp | Hãy giữ bản thân luôn tỉnh táo, sáng suốt để đưa ra những quyết định đúng đắn. Dù trước hoàn cảnh nào đi chăng nữa, dù bị vùi dập, dẫm đạp; con người vẫn phải giữ lấy lý trí và niềm tin của mình. | Thông điệp mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu và lợi ích của nhân dân. |
- Bài học kinh nghiệm: Quan sát hình ảnh, đọc kĩ chú thích, gắn với nội dung được nói đến trong văn bản.
- Điều cần chú ý:
+ Hình ảnh rõ ràng, có sự kết nối với nội dung
+ Chú thích đầy đủ, rõ ràng
+ Đưa ra những phương tiện ngay sau phần nội dung đã trình bày để làm rõ cho nội dung trình bày.
- Chủ đề: Khát vọng tình yêu đôi lứa
- Thông điệp:
+ Ca ngợi tình yêu đôi lứa, sâu đậm; phải đấu tranh và bảo vệ tình yêu của cuộc đời mình.
+ Phê phán những phong tục cổ hủ lạc hậu.
Những giá trị vẻ đẹp của dân tộc có thể bị mai một theo thời gian, điều quan trọng là chúng ta cần có việc làm mang tính chất sáng tạo, phát huy văn hóa truyền thống trong hoàn cảnh mới, đón nhận cái hay, cái đẹp của nước ngoài kết hợp sáng tạo với cái cũ, truyền thống của ta.