K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2023

+ Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.

+ Ở thời kì văn hóa Đồng Đậu, đặc biệt là văn hóa Gò Mun: công cụ lao động bằng đồng thau đã phổ biến, nhiều về số lượng và đa dạng, phong phú về chủng loại.

+ Đến cuối thời nguyên thủy, con người đã dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả…

10 tháng 1 2023

* Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy:

Chuyển biến về kinh tế:

+ Con người phát hiện ra kim loại và sử dụng kim loại để chế tác công cụ lao động.

+ Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại một cách phổ biến đã khiến cho: năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá; con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên; mặt khác, nhờ sử dụng công cụ kim khí, nhất là công cụ sắt, con người đã có thể khai phá những vùng đất đai mà trước khi chưa khai phá nổi…

- Chuyển biến về xã hội:

+ Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.

+ Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

+ Mặt khác, sự xuất hiện và sử dụng phổ biến của công cụ kim loại còn dẫn đến sự thay đổi hẳn địa vị xã hội của người đàn ông, vì: nền nông nghiệp (dùng cày, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công…) phát triển => đòi hỏi sức lực và kinh nghiệm sản xuất của người đàn ông; năng suất lao động của người đàn ông cao hơn so với phụ nữ => sản phẩm do người đàn ông làm ra đã đủ nuôi sống cả gia đình. => Địa vị của người đàn ông trong gia đình dần được xác lập => các gia đình phụ hệ đã xuất hiện, thay thế cho gia đình mẫu hệ. Trong các gia đình phụ hệ, người đàn ông trở thành trụ cột, nắm toàn quyền quyết định các công việc – chính điều này đã nhen nhóm sự bất bình đẳng ngay từ trong mỗi gia đình - “tế bào” của xã hội.

* Lý giải chuyển biến nào là quan trọng nhất:

- Những chuyển biến kinh tế, đặc biệt là việc: con người nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã tạo ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên - chính là chuyển biến quan trọng nhất. Vì đây là tiền đề đưa tới những chuyển biến về mặt xã hội trong đời sống của con người ở thời kì nguyên thủy.

18 tháng 11 2023

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và cuối thời kì nguyên thủy là:

+ Kinh tế:  người nguyên thuỷ không chỉ làm đủ ăn mà còn tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa.

+ Xã hội: Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo và giai cấp, là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

- Phát minh quan trọng của người nguyên thuỷ tạo nên sự chuyển biến là công cụ lao động bằng kim loại. Nhờ việc phát minh ra công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến những chuyển biến trong xã hội của người nguyên thủy về kinh tế và xã hội.

6 tháng 4 2022

REFER

Những công cụ đá cuội được ghè, đẽo tìm thấy ở buôn Păn Lăm (thành phố Buôn Ma Thuột) cho thấy chủ nhân của nó bước đầu đã biết chế tác công cụ lao động, mặc dù còn thô sơ, để tìm kiếm thức ăn.
   Những dấu vết cổ sinh hoá thạch dưới trầm tích núi lửa ở Tân Lộc (Ea Kar) cũng như một loạt di cốt động vật hoá thạch (voi, tê giác, hổ, hươu, nai, hoẵng,...) ở nhiều nơi khác trên vùng đất Đắk Lắk cho thấy con người có mặt trên vùng đất này khá sớm. Đời sống của họ chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, trồng trọt, có sự phân công lao động; hoạt động thủ công chế tác đồ đá và làm gốm phát triển, có thể bước đầu biết luyện kim.
   Bước vào thời đại đá mới, bên cạnh sử dụng những công cụ bằng đá cuội, cư dân nguyên thuỷ ở Đắk Lắk đã biết sử dụng vũ khí bằng tre, gỗ và các loại bẫy để săn bắt. Ngoài việc săn bắt các loài động vật trên cạn, cư dân cổ ở Đắk Lắk còn biết đánh bắt các loài thuỷ sản ở các con sông, suối hoặc đầm lầy. Họ sử dụng lưới được gắn chì hình quả nhót bằng đất nung. Có lẽ do điều kiện môi trường tương đối thuận lợi nên trong hoạt động săn bắt, hái lượm, người nguyên thuỷ ở Đắk Lắk không có thói quen thu lượm các loài nhuyễn thế, nhất là ốc. Bên cạnh đó, việc hái lượm vẫn được duy trì để bổ sung nguồn thức ăn.
   Sang thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí, trồng trọt là thành tựu nổi bật nhất của cư dân cổ Đắk Lắk. Trong các di chỉ khảo cô tìm thấy ở Đắk Lắk, Các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẫu bào tử phân hóa của các giống, loài cây trồng như bông và các loài họ lúa. Đặc biệt, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số hạt lúa nương trong tầng đất chứa công cụ như cuốc, rìu, bôn mài toàn thân và đồ gốm. Rất nhiều lại đồ gốm ám khói, dấu hiệu của việc đun, nấu thức ăn. Những điều này chứng tỏ cư dân cổ Đắk Lắk đã biết trồng trọt các loại rau, cây cho củ, cây ăn quả và cả lúa nương. Nền nông nghiệp sơ khai của cư dân cổ Đắk Lắk đã ra đời.
   Mặc dù cuộc sống của cư dân cổ Đắk Lắk chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động săn bắt, hái lượm, nhưng sự ra đời của nông nghiệp sơ khai đã đánh dấu sự chuyển biến mới của cư dân thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí ở Đắk Lắk.
   Từ đầu Công nguyên trở đi, sản xuất nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chính trong đời sống của các dân tộc ở Đắk Lắk. Trong sản xuất nông nghiệp, việc làm rẫy chiếm vị trí quan trọng. Cư dân ở đây cũng đã biết trồng xen lúa, bắp với các loại rau, đậu, củ để tận dụng, cải thiện đất, làm cho đất tốt hơn và cho nhiều sản phẩm hơn. Chăn nuôi không được chú trọng và phát triển như vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ hoặc miền núi phía Bắc. Có lẽ do điều kiện tự nhiên ưu đãi với số lượng và chủng loài động vật phong phú sẵn có làm cho cư dân ở đây không có khái niệm chăn nuôi.
   Cho đến cuối thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, đại bộ phận dân cư các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk sống bằng nghề nông, làm nương, rẫy, săn bắt và hái lượm, lệ thuộc vào tự nhiên. Trình độ sản xuất tuy còn thấp nhưng đất đai rộng lớn và màu mỡ nên cuộc sống của họ vẫn ổn định. Sản phẩm nông nghiệp dư thừa chủ yếu được trao đổi trong cộng đồng buôn làng. Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên vùng đất này, cơ cấu kinh tế ở Đắk Lắk đã có sự thay đổi

10 tháng 1 2023

Những chuyển biến về kinh tế của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc

– Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, kĩ thuật chiết cành… vào trong trồng trọt và chăn nuôi.

– Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc.. phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.

– Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, làm đường, làm mật mía…

4 tháng 2 2023

 Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì.

=> So với thời Văn Lang, Âu Lạc, xã hội thời Bắc thuộc có sự chuyển biến rõ rệt.

20 tháng 12 2022

-Hơi nước trong không khí được cung cấp từ : nước ở các sông, hồ, đại dương và cơ thể sinh vật thoát hơi nước

- Hơi nước ngưng tụ thành mây khi không khí đã được bão hòa không còn chỗ chứa mà nước vẫn được cung cấp thì hình thành mây

-Các hạt nước trong nhiều đám mây nặng dần và rơi xuống đất tạo thành mưa

20 tháng 12 2022

- Hơi nước trong không khí được cung cấp từ Sông, mưa, suối, đại dương và tuyết

-Khi nhiệt độ cao

-Khi chúng đủ nặng để vượt qua lực cản của không khí và rơi xuống thành mưa

10 tháng 1 2023

 Những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên thủy:

– Về kinh tế: Biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau, số lượng lớn hơn và phong phú hơn về chủng loại

– Về xã hội: Con người dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những con sông lớn và dần ổn định.

help me đang bối rốiCâu 09:Hãy sắp xếp thông tin để biết những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo loại lịch nào: Dương lịch, Âm lịch?A.Dương lịch: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Tết Nguyên Đán. Âm lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Quốc Khánh.B.Dương lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Âm lịch: Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh.C.Dương lịch:...
Đọc tiếp

help me đang bối rối

Câu 09:

Hãy sắp xếp thông tin để biết những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo loại lịch nào: Dương lịch, Âm lịch?

A.

Dương lịch: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Tết Nguyên Đán. Âm lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Quốc Khánh.

B.

Dương lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Âm lịch: Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh.

C.

Dương lịch: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước , Ngày quốc Khánh. Âm lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán.

D.

Dương lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán. Âm lịch: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Ngày Quốc Khánh

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 10:

Hình học phát triển ở Ai Cập cổ đại vì:

A.

Người Ai cập hình thành chữ tượng hình sớm nhất nên toán học phát triển đặc biệt là hình học.

B.

Ai Cập được hình thành ở lưu vực dòng sông lớn như sông Nin. Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích nên giỏi về hình học.

C.

Ai Cập được hình thành ở sa mạc Sahara . Hằng năm, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích nên giỏi về hình học.

D.

Ai Cập được hình thành ở lưu vực dòng sông lớn như sôngAmazon. Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích nên giỏi về hình học.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 11:

 Đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc được ghi số

A.

6 0 độ

B.

90 độ

C.

180 độ

D.

0 độ

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 12:

Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của cư dân cổ đại phương Đông ( trong đó có Ai Cập) là:

A.

thiên văn học và lịch pháp

B.

toán học

C.

chữ viế

D.

chữ viết và lịch pháp.

Đáp án của bạn:

3
8 tháng 11 2021

9.C

10.B

11.D

12.A

8 tháng 11 2021

9.C

10.B

11.D

12.A