K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2023

- Em đồng ý với ý kiến: bức vẽ trong hang La-xco mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người nguyên thủy khi họ đã có cung tên. Vì:

+ Nếu chỉ sử dụng các công cụ lao động như: mảnh tước, rìu đá… con người rất khó có thể săn bắt được các con vật chạy nhanh như: hươu, nai, ngựa. Vì vậy, họ cần chế tạo ra loại công cụ lao động mới sắc nhọn hơn, linh hoạt hơn.

+ Mặt khác, trong quá trình săn bắt các con vật như: hươu, nai, ngựa… nếu con người đứng ở cự li quá gần với các con vật đó, thì con người rất dễ gặp nguy hiểm. Do vậy, họ cần đứng ở cự ki xa hơn.

=> Cung tên là công cụ lao động phù hợp với yêu cầu công việc săn bắt.

6 tháng 1 2023

+ Các công cụ lao động của người nguyên thủy là : rìu tay, mảnh tước.

+ Những công cụ đó dùng để tạo ra lửa, đốn và chặt thức ăn, giúp đỡ con người thuận tiện hơn trong lao động.

22 tháng 12 2022

chữ tượng hình 

6 tháng 1 2023

Người nguyên thủy đã khắc hình mặt người (hình bên phải) và hình mặt thú (hình bên trái) trong hang Đồng Nội.

6 tháng 1 2023

Đời sống vật chất của cư dân Văng Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Lũ:

- Thức ăn chính là gạo nếp, gạo tẻ (hình ảnh đôi nam – nữ đang giã gạo).

- Ở nhà sàn (hình ảnh chiếc nhà sàn)

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, ghe (hình ảnh chiếc thuyền).

* Mục đích sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng:

+ Chiếc muôi đồng: để múc cơm/ canh/ mắm/ thức ăn…

+ Thạp đồng: có thể được sử dụng để đựng lúa/ nước…

* Nguyên nhân cư dân Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn:

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông, ven biển goặc trên sườn đồi. Họ làm nhà sàn để tránh thú dữ, ngập lụt vào mùa mưa; mặt khác, cũng có thể tận dụng mặt bằng bên dưới để phục vụ chăn nuôi. 

22 tháng 12 2022

Nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân là do Lưỡng Hà có địa hình thiên nhiên không hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán trao đổi hàng quá phát triển mạnh

22 tháng 10 2023

ai cập cổ đại khác nhau với lưỡng hà là : Ai cập nằm trên một con sông là con sông nin thời  tiết khắc nghiệt hơn con đường khó đi hơn còn bên lưỡng hà cổ đại thì lưỡng nghĩa là hai hà là con sông thời tiết mát mẻ hơn ai cập vì nơi của lưỡng hà cổ đại có cỏ có cây có nước thì sẽ mát hơn ai cập buôn bán dễ dàng đi lại ko khó khăn đường bằng phẳng .

6 tháng 1 2023

- Điểm khác biệt của công cụ bằng kim loại so với công cụ bằng đá là:

+ Phong phú, đa dạng về chủng loại (có các loại công cụ như: mũi tên, kiếm, dao găm, lưỡi câu, lưỡi cày bằng kim loại…).

+ Hình dáng công cụ mảnh, thanh thoát và sắc bén hơn, hiệu quả hơn.

- Kim loại được sử dụng vào các mục đích sau:

+ Chế tạo công cụ lao động, vũ khí…

+ Làm đồ trang sức (vòng tay, vòng cổ…)

+ Khai thác mỏ (dùng dụng: búa, đục, lưỡi rìu bằng đồng… để khai thác mỏ đồng).

+ Xuất hiện nghề luyện kim.

6 tháng 1 2023

Đời sống nguyên thủy  ở Việt Nam: họ sống phụ thuộc vào tự nhiên với:

Cách thức lao động:

– Họ di chuyển từ khu rừng này sang khu rừng khác để kiếm ăn

– Phụ nữ trẻ em hái lượm, các loại quả hạt

– Đàn ông nhận các công việc nặng nhọc nguy hiểm như săn bắt thú rừng

– Họ thuần dưỡng các con vật , chăn nuôi, trồng ngũ cốc, rau quả

Họ đã biết cách sử dụng lửa để nấu chín đồ ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm,…
6 tháng 1 2023

Những chi tiết trong hình 4.9 thể hiện con người đã biết thuần dưỡng động vật như:

– Con người đã biết thuần dưỡng ngựa để di chuyển

– Săn bắt các động bật nhỏ như trâu, dê, bò,… để chăn nuôi

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam trong quá trình tan rã:

- Việc sử dụng các công cụ lao động bằng kim loại đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú, chuyển dần xuống vùng đồng bằng và định cư ven các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai…

- Con người làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, biết nung gốm ở nhiệt độ cao, biết đúc công cụ và vật dụng bằng đồng… Những xóm làng đã dần xuất hiện.

* Công cụ lao động và ngành nghề sản xuất của người Việt cổ ở cuối thời nguyên thủy:

- Những công cụ lao động của người Việt cổ ở cuối thời nguyên thủy là: Mũi giáo, mũi tên, lưỡi câu, đồ gốm…

- Những ngành nghề của người Việt cổ ở cuối thời nguyên thủy là: làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, nung gốm, rèn đúc công cụ và vật dụng bằng đồng…