Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em xem tham khảo!
- Một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài: Cỏ là thức ăn của các loài động vật như thỏ, chuột và châu chấu. Thỏ là thức ăn của cáo, đại bàng; chuột là thức ăn của cáo, cú và đại bàng; châu chấu là thức ăn cho ếch và chim,…
- Loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài trong quần xã là loài cỏ. Vì nếu số lượng cá thể của loài cỏ suy giảm, số lượng các loài sử dụng cỏ làm thức ăn như thỏ, chuột và châu chấu cũng sẽ giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng của các sinh vật các ở mắt xích phía trên => Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn bị phá vỡ.
Tham khảo!
Mối quan hệ giữa các sinh vật quan sát được trong hệ sinh thái đồng ruộng: Trong hệ sinh thái đồng ruộng trên, các loài sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Cụ thể, các sinh vật sản xuất (lúa, ngô, khoai, cỏ,…) là thức ăn của các sinh vật tiêu thụ ăn thực vật (châu chấu, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, chuột,…); các sinh vật tiêu thụ ăn thực vật lại trở thành thức ăn của các sinh vật tiêu thụ ăn động vật hoặc ăn tạp (chim sẻ); các sinh vật phân giải (nấm, vi sinh vật, giun đất,…) thực hiện chức năng phân giải xác và chất thải của tất cả các sinh vật thành chất vô cơ trả lại môi trường.
Tham khảo!
- Một số loài sinh vật trong quần xã trong hình: Voi, hươu cao cổ, nai, ngựa vằn, tê giác, cây gỗ, chim,…
- Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường sống: Các sinh vật trong quần xã tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường và tác động qua lại với các sinh vật khác tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Cấu trúc cơ bản của 1 hệ sinh thái gồm 2 thành phần chính: Thành phần vô sinh, thành phần hữu sinh
- Thành phần vô sinh: các đặc điểm, yếu tố môi trường sống
- Thành phần hữu sinh:
+ Sinh vật sản xuất: Các sv có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - tảo, thực vật
+ Sinh vật tiêu thụ: Các sv không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - đông vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp
+ Sinh vật phân giải: Các sv có khả năng phân giải các chất hữu cơ tự nhiên hoặc từ xác sv thành các chất vô cơ đơn giản hơn - vi khuẩn phân giải, nấm, giun đất,...
Tham khảo!
Mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng
Trong quá trình tiêu hoá thức ăn biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Thông qua quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.
* Ống tiêu hóa bao gồm:
- Khoang miệng.
+ Chức năng: Nghiền nhỏ, đào trộn thức ăn, giúp thức ăn thẩm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn
- Hầu( họng) và thực quản
+ Chức năng: Tham gia cử động nuốt. Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày.
+ Chức năng: Có tuyến tiết vị dịch vị. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.
- Ruột non:
+ Chức năng: Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyện. Hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Ruột già gồm: mang tràng ( ruột thừa), đại tràng, trực tràng.
+ Chức năng: Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất căn bả xuống trực tràng. Tạo phân.
- Hậu môn:
+ Chức năng thải phân.
* Tuyến tiêu hóa bao gồm:
- Tuyến nước bọt
+ Chức năng: Tiết nước bọt: Làm ẩm thức ăn. Chứa enzyme amylse giúp tiêu hóa 1 phần tinh bột.
- Tuyến vị.
+ Chức năng: Tiết dịch vị chứa HCl và enzye pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin ( tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.
- Gan.
+ Chức năng: Tiết dịch mật, có chức năng nhũ nhơn hóa lipid. Đào thải độc tố.
- Túi mật.
+ Chức năng: Dự trữ dịch mật.
- Tuyến tụy
+ Chức năng: Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate.
- Tuyến ruột
+ Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.
- Tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình:
1. Tuyến nước bọt
2. Hầu
3. Thực quản
4. Dạ dày
5. Tuyến tụy
6. Ruột non
7. Ruột già
8. Hậu môn
9. Túi mật
10. Gan
11. Khoang miệng
- Tên ba cơ quan mà thức ăn không đi qua: gan, hậu môn, ruột già
Tham khảo :
Nhận xét mối tương quan về số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản trong mỗi kiểu tháp tuổi:
- Tháp phát triển có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản nhiều hơn so với số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.
- Tháp ổn định có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản bằng hoặc xấp xỉ bằng số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.
- Tháp suy thoái có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản ít hơn so với số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.
Cỏ là thức ăn của chấu chấu, ếch là sinh vật tiêu thụ châu chấu
Hoặc: Châu chấu ăn cỏ, ếch ăn chấu chấu trong chuỗi dinh dưỡng