Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Càng xa đại đương, biên độ nhiệt độ năm càng tăng, do tính chất lục địa tầng dần.
- Sự thay đối nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.
- Sự thay đổi biên độ nhiệt năm theo vĩ độ.
Nhận xét và giải thích
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ càng nhỏ).
- Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0o, thời gian chiếu sáng ít dần tới 6 tháng đếm ở địa cực).
Nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới:
- Lúa gạo: khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
=> Do lúa gạo thích hợp với khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa.
- Lúa mì: khu vực ôn đới.
=> Do lúa mì ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.
- Ngô: khu vực nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.
=> Do ngô thích hợp với đất ẩm, nhiều mùn, ưa khí hậu nóng, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
Nhận xét và giải thích sự phân bố các cây công nghiệp chính trên thế giới:
- Mía, cà phê, cao su: khu vực nhiệt đới.
=> Do các loài cây này ưa nhiệt, ẩm cao.
- Củ cải đường: khu vực ôn đới và cận nhiệt.
=> Do cây ưa khí hậu ôn hòa, phù hợp với đất đen.
- Cây bông: khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa
=> Do cây bông ưa khí hậu nóng ẩm, ổn định, đất tốt.
- Chè: khu vực cận nhiệt.
=> Do cây chè ưa nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều.
- Đậu tương: phân bố ở nhiều đới khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới).
=> Do cây ưa ẩm, đất tơi xốp.
Chăn nuôi gia súc gồm bò, trâu, lợn, cừu, dê,...
- Bò chiếm vị trí hàng đầu, được nuôi nhiều ở Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pakistan, Trung Quốc,...
- Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Việt Nam.
- Trâu được nuôi nhiều ở vùng nhiệt đới của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, In-đô-nê-xi-a,...
- Cừu là vật nuôi ở vùng cận nhiệt của các nước như: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ,...
- Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng,...
- Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt,... phân bố rộng rãi ở nhiều nước.
Sự phân bố của các vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, phong tục tập quán, nguồn thức ăn, hoạt động kinh tế,…
Càng xa đại dương hiên độ nhiệt độ năm càng tăng, do tính chất lục địa tăng dần.
Càng xa đại dương biên độ nhiệt độ năm càng tăng, do tính chất lục địa tăng dần.
Quan sát hình 5.2 (trang 19 SGK), nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động cùa các hành tinh.
Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là hình clip. Các hành tinh đều chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.
- Các nước ở châu Âu, chau Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán hàng hóa so với toàn thế giới lớn, đặc biệt là các nước châu Âu (chiếm 45%). Trong khi đó, các nước ở Trung và Nam Mĩ, châu Phi, Trung Đông,... chiếm tỉ trọng nhỏ trong buôn bán hàng hóa so với toàn thế giới.
- Có thể thấy trong buôn bán thế giới, các luồng hàng xuất nhập khẩu của các nước tư bản phát triển chiếm tỉ trọng lớn nhất. Trị giá buôn bán của các nước Bắc Mĩ và châu Âu chiếm 63,3% giá trị buôn bán toàn thế giới.
- Việc buôn bán giữa các nước tư bản phát triển với nhau chiếm tỉ trọng lớn. Ở châu Âu 73,8% (năm 2004) giá trị ngoại thương là thực hiện giữa các nước này với nhau. Ở Bắc Mĩ, tỉ lệ này là 56,0%, còn ở châu Á là 50,3%.
* Nhận xét:
- Trong giai đoạn 1940 - 2000, cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng củi gỗ, than đá; tăng tỉ trọng dầu khí, năng lượng nguyên tử, thủy điện và năng lượng mới.
+ Trước hết là sự xuất hiện nguồn năng lượng mới với tỉ trọng khá cao (7% năm 2000).
+ Tiếp đến là năng lượng nguyên tử, thủy điện tăng gần 28%.
+ Tỉ trọng dầu khí tăng 2 lần, từ 26%(1940) lên 54%(2000).
+ Tỉ trọng củi, gỗ và than đá giảm nhanh (giảm 9% và 37%).
* Giải thích:
- Những năm đầu TK XX, trình độ khoa học- kĩ thuật chưa phát triển rộng rãi, con người chủ yếu sử dụng nguồn nhiên liệu thô và có sắn trong tự nhiên như củi gỗ và than đá.
- Trong thế kỉ XX, dầu mỏ với những thuận lợi hơn trong việc sử dụng và vận chuyển, đã thay thế than đá và trở thành năng lượng quy đổi.
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, năng lượng hạt nhân được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ.
- Cuối thế kỉ XX do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí hiệu ứng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo (năng lượng Mặt Trời, sức gió, địa nhiệt....).
# bạn tham khảo nha