K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
9 tháng 12 2023

Những điểm không an toàn khi làm việc trong phòn thí nghiệm:

+ Người phụ nữ cầm dây điện không đúng cách, dễ dẫn đến bị giật khi dây điện hở

+ Người đàn ông tay ướt cầm vào dây điện cắm vào ổ điện => dễ bị điện giật

+ Trên bàn xuất hiện các vật dụng sắc nhọn như dao, dĩa => dễ gây nên thương tích

+ Người đàn ông không đeo kính bảo hộ

1 tháng 2 2023

Những điểm không an toàn:

- Người phụ nữ:

+ cắm/ rút điện sai cách do cầm vào dây điện dễ dẫn tới bị giật khi dây điện hở.

+ Sử dụng nước ngọt khi đang làm thí nghiệm.

- Người đàn ông:

+ tay ướt cầm vào dây điện cắm vào ổ điện gây nguy cơ giật điện cao.

+ không đeo găng tay bảo hộ.

- Trên bàn có:

+ các dụng cụ sắc nhọn để lên dây điện dễ làm đứt dây điện gây chập cháy.

+ rác vứt không đúng nơi quy định.

+ các thiết bị dụng cụ không dùng cho thí nghiệm để lung tung.

14 tháng 11 2023

- Nhiệt kế: dùng để đo nhiệt độ của nước, hoạt động dựa trên cơ sở dãn nở vì nhiệt của các chất như: thủy ngân, rượu, ... được làm bằng thủy tinh dễ vỡ => Khi tiến hành thí nghiệm cần cẩn thận, không để làm rơi, vỡ do thủy ngân trong nhiệt kế là một chất rất độc hại.

- Bình thủy tinh chịu nhiệt: có thể chịu được nhiệt độ rất cao => không dùng tay cầm trực tiếp vào bình.

- Đèn cồn: dùng để đun sôi nước. Được thiết kế gồm:

+ 1 bầu đựng cồn bằng thủy tinh

+ 1 sợi bấc thường được dệt bằng sợi bông

+ 1 chiếc chụp đèn bằng thủy tinh hoặc kim loại.

=> Lưu ý:

+ Không nên kéo sợi bấc quá dài

+ Không trực tiếp thổi tắt ngọn lửa đèn cồn vì sẽ làm ngọn lửa cháy dữ dội hơn. Cách tốt nhất để tắt đèn là đậy nắp đèn cồn lại.

6 tháng 9 2023

Điểm đặt của các lực: tại vật

14 tháng 11 2023

- Đèn chiếu sáng: có kính tụ quang để tạo chùm tia song song, vỏ bằng nhôm hợp kim, có khe cài bản chắn sáng, có các vít điều chỉnh đèn.

 Tránh rơi, vỡ, để nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp, gần chất gây cháy nổ.

- Thấu kính: làm bằng thủy tinh, được lắp trong khung nhựa, gắn trên trụ nhôm.

 Tránh để rơi vỡ, làm xước, cất gọn gàng khi sử dụng xong.

- Màn ảnh: có màu trắng mờ, gắn trên trụ nhôm.

 Để nơi khô thoáng, tránh bụi bẩn.

- Gương phẳng: làm bằng thủy tinh, dễ vỡ, sắc, nhọn.

 Khi sử dụng cần cẩn thận, tránh để rơi, vỡ.

6 tháng 9 2023

1.

- Các vật trong hình 17.4 đều chịu tác dụng của lực căng của dây.

- Lực căng có cùng phương, ngược chiều với lực kéo.

Đặc điểm của lực căng:

+ Điểm đặt: Tại vật

+ Phương: Trùng với phương của sợi dây

+ Chiều: Ngược với chiều của lực do vật kéo dãn dây

2.

Xác định điểm đặt, phương, chiều của lực căng trong:

- Hình a:

+ Điểm đặt: tại 2 đầu sợi dây

+ Phương: trùng với phương của sợi dây

+ Chiều: ngược với chiều của lực do người kéo dãn dây

- Hình b:

+ Điểm đặt: tại vật

+ Phương: trùng với phương của sợi dây

+ Chiều: ngược với chiều của lực do người kéo dãn dây

1 tháng 2 2023

a) Để các kẹp điện gần nhau: có thể gây ra chập điện.

b) Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện: rất dễ làm các tia lửa điện bén vào gây cháy nổ.

c) Không đeo găng tay cao su khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao: có nguy cơ bị bỏng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 12 2023

Tác hại và lợi ích của chất phóng xạ:

- Tác hại: ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong hoặc phơi nhiễm hay bị đầu độc

- Lợi ích: Các chất phóng xạ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống

+ Sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư

+ Sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng

+ Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu

+ Sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật,...

Quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ:

- Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ

- Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ

- Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể

1 tháng 2 2023

Khi xe mô tô đua vào khúc cua thì bộ phận của xe chuyển động tròn là: bánh xe.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 11 2023

a)

- a phụ thuộc vào F (m + M = 0, 5kg)

Ta có: 

+ Khi F = 1 N, a = 1,99 m/sthì \(\frac{F}{a} = \frac{1}{{1,99}} \approx 0,5\)

+ Khi F = 2 N, a = 4,03 m/sthì \(\frac{F}{a} = \frac{2}{{4,03}} \approx 0,5\)

+ Khi F = 3 N, a = 5,67 m/sthì \(\frac{F}{a} = \frac{3}{{5,67}} \approx 0,5\)

=> Tỉ số \(\frac{F}{a}\) không đổi nên đồ thị sự phụ thuộc của gia tốc a vào F là một đường thẳng

- a phụ thuộc vào \(\frac{1}{{m + M}}\) (ứng với F = 1 N)

Ta có:

+ Khi a = 3,31 m/s, \(\frac{1}{{M + m}} = \frac{{10}}{3}\) thì a. (M + m) = 1

+ Khi a = 2,44 m/s, \(\frac{1}{{M + m}} = 2,5\) thì a. (M + m) = 1

+ Khi a = 1,99 m/s, \(\frac{1}{{M + m}} = 2\) thì a. (M + m) = 1

=> Tỉ số \(\frac{a}{{\frac{1}{{M + m}}}} = a.(M + m)\) không đổi nên đồ thị sự phụ thuộc của gia tốc a vào \(\frac{1}{{M + m}}\) là một đường thẳng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 11 2023

b) Ta có:

+ Khi (m + M) không đổi, F tăng thì a cũng tăng => Gia tốc a tỉ lệ thuận với lực F

+ Khi F không đổi, a giảm thì (m+M) tăng => Gia tốc a tỉ lệ nghịch với khối lượng

=> Kết luận: Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng.