K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ và phân loại

Lời giải chi tiết:

- Hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất: Mưa to kèm theo sấm, sét

- Hiện tượng thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường: Cháy rừng, hạn hán.

19 tháng 2 2023

- Hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất: Mưa to kèm theo sấm, sét

- Hiện tượng thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường: Cháy rừng, hạn hán.

8 tháng 9 2023

Mưa: Mưa là hiện tượng tự nhiên khi hạt nước trong khí quyển rơi xuống mặt đất dưới dạng nước từ các đám mây. Nước được hấp thụ bởi các mây từ các quá trình bay hơi từ các mặt nước như đại dương, sông hồ, hoặc từ đất liền khi nước trong lòng đất bay hơi lên. Khi quá trình làm lạnh diễn ra, hạt nước trong khí quyển tạo thành những giọt nước riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tạo thành những giọt lớn. Những giọt nước này cuối cùng rơi từ đám mây xuống mặt đất, tạo ra hiện tượng mưa. Mưa cung cấp nước cho cây trồng, động vật và là một phần quan trọng trong chu trình thủy điện trên trái đất.

Bão: Bão là một cơn gió mạnh, thường đi kèm với mưa và mây đen. Bão có thể gây ra gió mạnh, lũ lụt, đánh chìm tàu thuyền và hủy hoại cơ sở hạ tầng, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại kinh tế lớn.

Lốc xoáy: Lốc xoáy là một hiện tượng xảy ra khi không khí xoay tròn với tốc độ cao, hình thành một vòi rồng xuống từ đám mây. Lốc xoáy có thể gây hủy hoại nghiêm trọng cho các khu vực qua đường đi, nhà cửa và gieo rắc sự hỗn loạn và nguy hiểm.

Sóng thần: Sóng thần xảy ra khi một động đất lớn diễn ra dưới biển. Nó có thể tạo ra những con sóng vô cùng mạnh và lớn, làm ngập lụt các bờ biển và gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng con người.

Núi lửa: Núi lửa là nơi nhiệt độ cực cao và áp lực lớn trung bình trong lòng đất. Khi núi lửa phun trào, nó có thể phun ra nham thạch, lava và khí độc, gây ra đám cháy, sạt lở và nhiều tác động hủy diệt đến môi trường và con người sống trong khu vực xung quanh.

(Ngoài mưa ra thì các hiện tượng còn lại đều gây thảm họa xấu cho con người.)

Bài 2:

Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu: Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nảy sinh.

*Quan sát môi trường xung quanh và nhận ra tình trạng ô nhiễm không khí hiện tại.
*Đặt câu hỏi về nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí và các hệ quả của nó.
Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề:

*Dựa trên tri thức phù hợp về ô nhiễm không khí, xác định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm như khí thải từ phương tiện giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động đốt rừng, và khía cạnh sinh hoạt hàng ngày của con người.
*Dự đoán rằng việc giảm các nguyên nhân này có thể làm giảm ô nhiễm không khí.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán:

*Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và kĩ năng thích hợp để kiểm tra dự đoán, ví dụ: thu thập dữ liệu về chất lượng không khí, theo dõi mức độ ô nhiễm trong vùng, và phân tích thông tin đó.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán:

*Thực hiện các hoạt động kiểm tra, như thu thập dữ liệu về chất lượng không khí hàng ngày, sử dụng các thiết bị đo đạc phù hợp và phân tích dữ liệu thu thập được.
*So sánh kết quả với dự đoán để xác định mức độ chính xác.

Bước 5: Viết báo cáo và trình bày kết quả kiểm tra dự đoán:

*Báo cáo kết quả kiểm tra dự đoán về hạn chế ô nhiễm không khí, bao gồm các thông tin về mức độ ô nhiễm hiện tại và tiến triển trong quá trình giảm ô nhiễm.
*Thảo luận về các biện pháp hiệu quả để hạn chế ô nhiễm không khí, ví dụ như sử dụng hình thức giao thông công cộng, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông không gây ô nhiễm như xe điện hoặc xe chạy bằng nguồn năng lượng tái tạo.
*Đề xuất việc áp dụng các quy định và hoạt động xử lý môi trường gắn với việc hạn chế ô nhiễm không khí từ các nhà máy sản xuất, các công trình xây dựng và các nguồn gốc khác.
*Đề xuất tăng cường giáo dục và tạo ra nhận thức trong cộng đồng về ô nhiễm không khí và ý thức bảo vệ môi trường, bao gồm việc tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch và các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

26 tháng 2 2023

- Hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (trinh nữ) và cây me đều là hiện tượng cảm ứng của thực vật.

- Tuy nhiên:

+ Cây xấu hổ (trinh nữ) là phản ứng lại với yếu tố chuyển động, tác động của môi trường.

+ Cây me khép lá do cảm ứng với ánh sáng và nhiệt độ của môi trường.

5 tháng 9 2023

Một hiện tượng tự nhiên mà em có thể quan sát là hiện tượng hoa trổ. Đây là quá trình mà một bông hoa nở ra từ một búp hoa nhỏ và trở nên hoàn thiện hơn theo thời gian.

Câu hỏi có thể đặt là: Tại sao hoa lại trổ ra từ búp hoa nhỏ?

Giải thuyết cho hiện tượng này có thể là: Hoa trổ ra từ búp hoa nhỏ nhờ vào sự phát triển của các yếu tố trong thân cây và tác động của môi trường.

Để chứng minh giải thuyết này, có thể thực hiện các bước sau:

-Thu thập mẫu hoa trên một loại cây cụ thể và quan sát sự tiến triển của nó từ búp hoa nhỏ đến khi trổ ra hoa đầy đủ.
-Nghiên cứu môi trường sống của cây đó để tìm hiểu những yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng và các yếu tố sinh trưởng khác có ảnh hưởng đến việc hoa trổ ra không.
-Tiến hành các thí nghiệm điều chỉnh các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm để xem có thể tác động đến tốc độ và quá trình hoa trổ hay không.
-So sánh kết quả thực nghiệm với quan sát thực tế để kiểm chứng giải thuyết.
Với các bước trên, ta có thể đưa ra những chứng minh cho giải thuyết lý giải về hiện tượng hoa trổ từ búp hoa nhỏ trong tự nhiên. Hiểu được bản chất để có thể trả lời được câu hỏi từ thầy cô, bạn bè.

5 tháng 9 2023

Hiện tượng:

Môt hiện tượng trong tự nhiên đã quan sát được: băng tuyết vào mùa đông dần dần tan ra khi hè đến.

Câu hỏi:

 Nguyên nhân nào khiến các vật đang từ thể rắn chuyển sang thể lỏng?

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ và phân loại

Lời giải chi tiết:

Cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên:

+ Di cư khỏi nơi cư trú nếu thảm họa thiên nhiên quá khốc liệt, nguy hại đến người và tài sản

+ Thường xuyên cập nhật thông tin, bổ sung thêm kiến thức về cách nhận biết và quan sát hiện tượng tự nhiên để sớm đưa ra dự đoán

19 tháng 2 2023

Cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên:

+ Di cư khỏi nơi cư trú nếu thảm họa thiên nhiên quá khốc liệt, nguy hại đến người và tài sản

+ Thường xuyên cập nhật thông tin, bổ sung thêm kiến thức về cách nhận biết và quan sát hiện tượng tự nhiên để sớm đưa ra dự đoán

24 tháng 2 2023

Từ việc quan sát một hiện tượng trong tự nhiên: Vào những ngày đông giá lạnh, buổi sáng sớm hoặc chiều tối thường xuất hiện hiện tượng sương mù. Sáng sớm, khi Mặt Trời chưa xuất hiện thì sương mù thường dày đặc, bao phủ các ngôi nhà, con đường … nhưng khi có Mặt Trời xuất hiện, sương mù tan dần và cảnh vật hiện ra rõ ràng.

Đặt ra câu hỏi như sau: Vì sao sương mù lại tan biến khi Mặt Trời xuất hiện?

24 tháng 2 2023

- Bằng mắt ta thấy có những giọt nước từ trên trời rơi xuống, ta gọi đó là hiện tượng mưa rơi.

- Câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá: Vì sao có hiện tượng mưa rơi trong tự nhiên?

22 tháng 2 2023

- Hiện tượng lá cây trinh nữ cụp lại khi ta chạm tay vào là hiện tượng cảm ứng của cây trinh nữ trước tác nhân kích thích là sự va chạm.

- Hiện tượng cảm ứng này giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường sống, tránh được những ảnh hưởng bất lợi từ môi trường.

22 tháng 2 2023

- Dự đoán hiện tượng đối với chậu cây hoa giấy đang trồng ngoài sáng vào trong nhà:

+ Hiện tượng: Cây bị héo, vàng lá, úa lá, còi cọc.

+ Giải thích: Khi vào trong nhà các điều kiện môi trường đều có sự thay đổi nhất định đặc biệt là ánh sáng (cường độ ánh sáng trong nhà yếu hơn rất nhiều ngoài trời) → cây thực hiện quá trình quang hợp yếu hơn so với ngoài sáng → các chất hữu cơ tạo ra ít hơn trong khi các chất hữu cơ trong cây lại bị phân giải dần dần → cây thiếu chất dinh dưỡng.

- Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:

Phương trình tổng quát của quang hợp:

         Nước + Carbon dioxide      Ánh sáng, Diệp lục         Chất hữu cơ +   Oxygen

→ Những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp là:

+ Ánh sáng

+ Nước

+ Carbon dioxide

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 9 2023

                                                                                  BÁO CÁO

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của đất đối với thực vật

Họ và tên: Nguyễn Trần Bảo Lan

Học sinh lớp: 7A        Trường: THCS Hoàng Hoa Thám.

1. Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước) mà thực vật vẫn có thể sinh trưởng bình thường?

2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):

Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất.

3. Kế hoạch thực hiện:

- Nghiên cứu tài liệu:

+ Tìm hiểu các bài báo khoa học liên quan

+ Tham khảo phương pháp thủy canh trong nông nghiệp

- Lên kế hoạch thực hiện:

Bước 1: Lập các ô thí nghiệm: Trồng các cây rau cải (10 cây 1 lô thí nghiệm, sức sống các cây ban đầu là như nhau) trong các điều kiện khác nhau.

+ Ô 1: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước cất

+ Ô 2: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước dinh dưỡng (được bổ sung các chất cần thiết)

+ Ô 3: trồng cây trên môi trường thủy sinh (Nước dinh dưỡng) 

Bước 2: Tiến hành quan sát sinh trưởng của cây liên tục trong 10 ngày. Tiến hành xem độ xanh tốt và đo chiều cao của cây 3 ngày 1 lần, ghi chép số liệu.

Bước 3: Phân tích số liệu đã thu được và kết luận.

4. Kết quả triển khai kế hoạch:

+ Ô 1: Cây có hiện tượng héo sau 5 ngày, ngày 10 số cây chết một nửa phần còn lại sinh trưởng yếu.

+ Ô 2: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.

+ Ô 3: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.

5. Kết luận: Trong tự nhiên đất đóng vai trò là giá thể giúp cố định cây, trong đất canh tác tự nhiên có chứa các chất khoáng, các chất này hòa tan trong nước sau đó được cây hấp thụ, giúp cây sinh trưởng và phát triển.