Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như: củ, thân, rễ, lá, ... Vì vậy, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ.
Hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo ra cây con có bộ gene giống cây mẹ, đảm bảo cho thực vật duy trì được kiểu gene thích nghi với môi trường sống. Vì vậy, hình thức sinh sản này có lợi thế trong điều kiện môi trường ổn định và ít biến đổi.
Tham khảo:
- Điều này giúp sinh vật tồn tại và thích nghi với điều kiện môi trường, giai đoạn sống.
- Ví dụ ở thủy tức: Khi điều kiện thuận lợi, thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi, nhưng khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Hợp tử được hình thành có vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển.
+ Sinh sản vô tính: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở giữa cơ thể. Lúc đầu là một mấu lồi, sau đó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tua miệng của con non, thủy tức non sau đó tách khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hình thành cơ thể trưởng thành.
+ Sinh sản hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần rồi tạo ra thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra khi thiếu thức ăn, ở mùa lạn.
Tham khảo!
- Các yếu tố môi trường tác động đến cây ngô gồm: Nước, ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng khoáng, sinh vật,…
- Ảnh hưởng của các yếu tố này đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô: Các yếu tố môi trường ảnh hưởng sự tồn tại của cây; các quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể; tốc độ sinh trưởng; sự nảy mầm, sự ra hoa, phát sinh hình thái của các cơ quan;… \(\rightarrow\) Sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô chịu tác động bởi các yếu tố môi trường ngoài.
Tham khảo:
Các loài thực vật có những hình thức sinh sản như:
Sinh sản vô tính tạo ra cây con có bộ gene giống cây mẹ, đảm bảo cho thực vật duy trì được kiểu gene thích nghi với môi trường sống. Vì vậy, hình thức sinh sản này phù hợp trong điều kiện môi trường ổn định và ít biến đổi.
Sinh sản hữu tính tạo ra sự đa dạng di truyền, đời con có những đặc điểm thích nghi với môi trường tốt hơn đời bố mẹ. Vì vậy, hình thức sinh sản này phù hợp trong điều kiện môi trường thường xuyên biến đổi.
Các loài sinh vật có những hình thức sinh sản: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh
Tham khảo!
• Các hormone tham gia điều hòa sinh sản và tác dụng của từng hormone:
• Các hormone có sự phối hợp hoạt động bằng cách tác động theo hai chiều, kích thích và ức chế ngược (liên hệ ngược). Các kích thích từ môi trường được cơ quan thần kinh tiếp nhận và điều khiển cơ thể tổng hợp hormone sinh dục, các hormone này kích thích tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng hoặc kích thích quá trình trứng chín và rụng. Khi hàm lượng hormone sinh dục cao sẽ gây ức chế quá trình sinh tinh hoặc sinh trứng.
- Ví dụ: Ở người, các kích thích từ môi trường ngoài tác động lên vùng dưới đồi sản xuất GnRH, GnRH kích thích tuyến yên sản xuất FSH và LH. FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết hormone estrogen, LH kích thích trứng chín, rụng và tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hormone estrogen và progesterone. Hormone estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh làm tổ, đồng thời khi hai hormone này ở nồng độ cao sẽ ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên làm cho trứng không chín và rụng.
- Phản ứng của cây cà chua: Khi được đặt ở nơi có nguồn ánh sáng ở một phía, ngọn của các cây cà chua sẽ dần dần sinh trưởng uốn cong hướng về phía có ánh sáng.
- Phản ứng của con cuốn chiếu: Khi bị chạm vào, con cuốn chiếu sẽ ngay lập tức cuộn tròn người lại để tự vệ.
Tham khảo!
- Trong môi trường xung quanh, các loài cây có thể sinh sản bằng các cách như: Từ một bộ phận của cây mẹ (rễ, thân, lá) mọc thành cây con; hoặc cây ra hoa kết quả và hình thành hạt, hạt mọc thành cây con.
- Thực vật có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Ứng dụng của các hình thức sinh sản này trong thực tiễn:
+ Ứng dụng sinh sản vô tính để nhân giống vô tính cây trồng: giâm cành, chiết cành, ghép và nuôi cấy mô.
+ Ứng dụng sinh sản hữu tính trong chọn lọc, tạo giống cây trồng nhằm chọn lọc được các tính trạng quý.