Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.
Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.
Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.
Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.
Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:
“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”
“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”
Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dặn phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.
Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.
Mùa hè ở Nha Trang
Bài làm:
Mùa hè năm ngoái, em cùng gia đình đi nghỉ mát tại Nha Trang.Vừa đến nơi, nhận khách sạn xong em cùng chị Nghi rủ nhau chạy ra biển. Biển trải dài mênh mông đẹp tuyệt. Nước biển xanh trong từng con sóng cuồn cuộn xô vào bờ tung bọt trắng xóa.Ngoài khơi, những chiếc tàu đánh cá đang di động trên mặt biển trông nó chỉ nhỏ như món đồ chơi của em. Em ngắm nhìn từng đoàn tàu, đàn hải âu bay lượn, cát trắng,từng cơn sóng xô vào bờ mà thích mắt. Sau đó,Hai chị em tha hồ lặn ngụp trong dòng nước mát.Ba mẹ em ngồi nghỉ trên bãi cát. Ba mẹ em ngồi nghỉ trên bãi cát dưới hành dừa vi vu gió thổi nhìn chúng em chơi đùa. Tắm biển xong, cả gia đình em trở về khách sạn.Những ngày nghỉ hè ở Nha Trang thật tuyệt. Em mong được đến Nha Trang lần nữa vào mùa hè sắp tới.
Từ in đậm+ Nghiêng là điệp ngữ
Cả đoạn trên đã có liệt kê nhá (1 loạt việc làm nha)
Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.
Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đinh em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngở đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hàng Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.
Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người.
Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu, lúc chụp nó bảo:
- Nè, Em hơi bị ăn ảnh đấy nhé!
Em trả lời:
- Xì! Chưa chắc.
Nghe vậy chú chụp ảnh bảo:
- Thôi hai cháu đừng cãi nhau nữa, chú thấy đứa nào cũng ăn ảnh cả.
Thế là hai đứa tranh nhau, cuối cùng mặt đứa nào cũng ngố trong ảnh. Chụp xong, cả nàh ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.
Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển... Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.
Mở bài:
– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?
Thân bài:
– Diễn biến sự việc.
+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?
Kết bài:
Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…
Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.
Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.
Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.
Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!
Luận điểm :
- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
- Luận cứ :
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa
+ Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ
- Lập luận :
+ Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
+ Hút thuốc lá…..là thói quen xấu
+ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
+ Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người.
Đặc điểm của luận điểm trong văn bản nghị luận:
Là nội dung cơ bản của cả bài văn, giúp ta nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.
Mẹ là người con luôn yêu quý nhất.Mẹ muốn con được ăn no,có áo len màu,có giày đi học khi trên màn hình báo tin trời trở rét.Mẹ muốn con ngoan ngoãn,học giỏi,biết vươn lên cùng bạn bè.Mẹ đã thức suốt đêm,đôi mắt trũng xuống lo âu,khi con bị sốt phải nghỉ học.Mẹ đã khóc,ôm chặt con vào lòng...Lên lớp 7,con mới biết quét nhà,tự giặt quần áo,nấu cơm,nhặt rau giúp mẹ.Thấy con làm,mẹ ngắm nhìn rồi nước mắt chảy ra.Mẹ đã hi sinh vì con nhiều quá,con luôn muốn gọi nghìn vạn lần hai tiếng :"Mẹ,mẹ ơi!".
Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay. Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh ﴾tông tiễn linh hồn﴿ thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...
Bài tùy bút đã ngợi ca phong cảnh, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài những bài dân ca Huế, những khúc ca, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt tác tâm hồn con người Huế xưa và nay.
Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm,... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn” từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hò đưa linh (tống tiễn linh hồn) thì “buồn bã”: chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi,... thì “náo nức nồng hậu tình người”. Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khao khát, nổi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam,... Ví dụ:
“Thuyền từ Đông Ba, thuyền qua Đập Đá,
Thuyền về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình,
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Giọng hò vang vọng, nhắn tình nước non...”
hay:
“Trước bến Phú Văn Láu,
Ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm,
Ai thương ai câm, ai nhớ ai trông.
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non...”
hay:
“Nước trong xanh bên thành con én trắng,
Thang cánh bay, muôn dặm xa xăm.
Anh đi mô không bóng không tăm
Năm canh em đợi ruột tằm héo hon”
Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi”. Ca Huế rất phong phú thể hiện theo 2 dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.
Điệu Nam như: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành quân,... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”,... Ví dụ:
Đây là lời ca - khúc Hành Vân:
“Một đôi lời (một đôi lời),
Nhắn bạn tình ơi!
Thề non nước, giao ước kết đôi,
Trăm năm tạc dạ.
Dầu xa cách, song tình thương chớ phụ thì thôi.
Niềm trọn niềm, xin đừng xao nhãng.
Trời kia định nợ ba sanh,
Dẹp duyên lành,
Trọn niềm phu phụ, bậc tài danh (tài danh).
Dầu tiên cỏ tại non Bồng.
Kết mối tơ hồng,
Ấy thời trông (thời trông)
Nghĩa sắt cầm
Hòa hợp trăm năm.
Bởi vì xa cách, nhắn nhe cùng bạn tri âm.”
Và đây là lời ca - điệu Nam Bình:
“Ôi! tan hợp xiết bao,
Tháng ngày đợi chờ non nước.
Ngàn dặm chơi vơi
Mấy lời, nào dễ sai lời.
Ai ơi! chớ đem dạ đổi dời,
(Ưng tình ưa ý) ưng tình thêm càng ưa ý.
Thiệt là đặng mấy người,
Lại sai lời.
Tương tri cho đá vàng, thêm lại yêu vì.
Nhớ khi cuộc rượu câu thi,
Thêm càng thương tiếc, phong lưu ai bì.
Nặng vì tình, tình đôi ta,
duyên trao nợ, rằng ai.
Buộc lại người xinh,
Lời hẹn ba sinh,
Vấn vương tơ tình”...
Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể điệu ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng” gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch
... “Nước non ngàn dặm
Ra đi
Cái tình chi...”
(Câu ca Nam Bình)
... “Nguồn ân ai dám đâu vơi đầy;
Thương càng bận, làm óc bận lòng đây,
Vấn vương tình tự vì dây,
Tơ hồng khéo xe, thực là may!...”
(Câu ca Cổ bản)
Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyên bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.
Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.
Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp mặc áo dài, khăn đóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vổ, vá, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi,... nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Quang, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm về khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cá lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn..”.
Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “ vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.
Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuồng thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu “. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm “. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.
Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương?. Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?.
Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam, đàn nguyệt huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa...
“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt...”
(Câu hát)
Ca Huế, ấy là tâm hồn Huế mộng mơ:
“Nêu không có điệu Nam ai,
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi?”
(Hà Thúc Quả)
Qua bài tùy bút “Ca Huế trên sông Hương “, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơi tao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Ca Huế, hò Huế mãi mãi để thương để nhớ trong lòng ta:
“Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương!
Mái nhì man mác nước sông Hương...”
(Quê mẹ - Tố Hữu)
Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.
Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng” của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào:
“Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Hoặc: “Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương...”.
Bài tùy bút của Hà Ánh Minh như đang vẫy gọi, mời chào mỗi chúng ta đến với Huế mộng mơ ít nhiều khao khát:
“Xin chào Huế một lần anh đến,
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ”...
(Thu Bồn)
Dân tộc Việt Nam bề dày lịch sử 400 năm dựng nước và giữ nước đã tích lũy cho mình biết bao truyền thống tốt đẹp .Trong đó , lòng nhân ái , yêu thương con người chính là biểu hiện cao quý của dân tộc ta . Vì vậy , nhằm khuyên nhủ con cháu về lòng nhân đạo ấy ông bà ta đã đúc kết ra câu tục ngữ :
Lá lành đùm lá rách
Trước hết , chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ trên . Lá lành là gì ? Lá rách là gì ? . Lá lành là những chiếc lá nguyên vẹn , xanh tốt .Ngược lại ,lá rách là những chiếc lá bị rách nát , sâu thủng . Từ "đùm bọc" có nghĩa là sự chở che , đùm bóc , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. "Lá lành đùm lá rách" nghĩa là những chiếc lá "lành" phải che chở , đùm bọc cho những chiếc lá "rách".Bởi vì lá rách là chiếc lá dễ bị tổn thương , chỉ cần một chút gió mạnh mưa dông , chiếc lá ấy cũng có thể rơi xuống lìa cành . Như vậy , lá rách nhờ có được lá lành đùm bọc , chở che thì mới có thể chống chọi được nắng mưa , gió bão , tạo thành một tán cây rậm rạp , đâm chồi nảy lộc.Từ hình ảnh cây cỏ bình dị ấy , ta liên hệ đến mối quan hệ giữa người với người trong xã hội . Lá lành ta liên hệ đến những con người may mắn có được một cuộc sống ấm no,hạnh phúc,khỏe mạnh.Lá rách lại là biểu tượng về những con người bất hạnh,ốm đau,hoạn nạn.Lấy biểu tượng “lá lành đùm lá rách” , nhân dân ta đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần tương thân tương ái,vượt qua hoạn nạn khó khăn , cùng xây dựng một xã hội ấm no,hạnh phúc.
Vậy tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải lá lành đùm lá rách . Bởi trong cuộc sống , hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường , lúc may mắn lúc hoạn nạn khó khăn , lúc thành công,lúc thất bại . Nhưng nhờ có tinh thần tương thân tương ái,chúng ta mới có thể vượt qua những gian khó ấy . Như ta đã thấy , những năm gần đây , đất nước ta đã gánh chịu biết bao thiên tai nặng nề . Điển hình như trận lũ lụt vừa qua ở miền Trung đã để lại nhiều hậu quả kinh khủng.Ruộng đất,hoa màu,nhà cửa,thức ăn đều bị những cơn bão lũ cuốn đi hết . Những lúc ấy , đồng bào ta trên cả nước đều rất xót thương , họ đã kịp thời chia buồn và cứu trợ để đồng bào miền Trung có thể thoát qua cơn nguy khốn.Từ hàng trăm , hàng triệu đồng cứu trợ của những nhà hảo tâm cho đến vài nghìn lẻ của những bạn học sinh tiết kiếm tiền quà vặt mỗi ngày để đóng góp. Đó chính là những tấm lòng hảo tâm biết yêu thương và chia sẻ với nỗi đau đó. Tuy lớn hay nhỏ thì đó điều là những việc làm hết sức thiết thực , thể hiện tình yêu thương con người,cử chỉ toàn dân cao đẹp,cùng tạo nên sức mạnh giúp người dân miền Trung vượt qua gian khó.
Thương yêu,đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau còn là lẽ sống của mỗi người,nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để đi tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Minh chứng tiêu biểu như nạn đói ở nước ta vào mùa xuân năm Ất Dậu – một sự kiện mà khó ai quên được trong lịch sử nước ta.Nếu không có sự nhường cơm sẻ áo của đồng bào,nạn đói năm ấy còn khủng khiếp hơn.Những nhà tư sản lớn đã ra sức đóng góp của cải vật chất để cứu đói cho bà con nhân dân.Nhờ những tấm lòng nhân ái ấy mà nhân dân ta mới có thể cùng vượt qua hoạn nạn,xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày nay.Chúng ta còn cần phải biết “lá lành đùm lá rách” để cùng nhau sẻ chia những khó khăn trong đời sống. Điều đó được thể hiện qua những phong trào gây quỹ giúp đỡ trẻ em bị chất độc màu da cam,trẻ em cơ nhỡ hay những chương trình thiện nguyện ý nghĩa trên ti-vi như “Vượt lên chính mình” , “Lục lạc vàng” , “Vì bạn xứng đáng” . Những phong trào,chương trình,sự kiện ấy đều được nhân dân ta hưởng ứng quyết liệt.Một cây bút , một quyển vở ,một chiếc áo,.. gửi tặng đều nói lên tấm lòng yêu thương đẹp đẽ,làm cho tình yêu thương đoàn kết dân tộc thêm keo sơn,gắn bó.
Qua những lý lẽ trên,chúng ta có thể thấy rằng tình yêu thương , nhân ái là một điều không thể thiếu trong xã hội.Tuy nhiên , trong xã hội ngày nay có một bộ phân nhỏ không có lòng nhân ái , vô nhân đạo , thờ ơn , ích kỉ , sống hẹp hòi hay thực hiện lòng nhân ái với mục đích vụ lợi . Chúng ta cần phê phán những hành động ấy.Trong đời sống này,chúng ta cần phải biết quan tâm,giúp đỡ,cùng dựa vào nhau trên tình nghĩa. Bởi lẽ,nếu ai sống cô đơn,ích kỉ mà được hạnh phúc thực sự bao giờ. Đồng thời, sự quan tâm giúp đỡ ấy đừng làm theo kiểu bố thí ,ban phát lòng thương hại , vì nếu như thế thì chẳng khác gì những kẻ thờ ơ , vô cảm trước cảnh đời khốn khổ của người khác. Và ngược lại,người nhận được sự giúp đỡ không nên ỷ lại,biếng nhác mà phải nổ lực phấn đấu để vươn lên hoàn cảnh , giúp đỡ người khác.
Quả thật,lời dạy của ông bà ta thật sâu sắc , có tác dụng động viên ,khuyên nhủ mọi người hướng về lòng thương người cao đẹp.Nếu đất nước ta mọi người luôn thực hành theo câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” thì dù gặp khó khăn gì thì chúng ta cũng có thể đồng lòng vượt qua. Kiến xây đất nước thêm văn minh,nhân đạo thì mọi người mới được ấm no hạnh phúc.
Tóm lại,sau khi tìm hiểu được câu tục ngữ trên,em đã rút được bài học là truyền thống tương thân tương ái vô cùng quan trọng và quý báu của dân tộc ta.Là một học sinh,trước tiên em sẽ học tập lối sống tiết kiệm,tránh tiêu xài phung phí vào những thứ không cần thiết để tham gia đóng góp ở lớp,ở trường,giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn,phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” cao đẹp.
a, Văn bản Ca Huế trên sông Hương được viết theo thể loại bút kí
Một vài văn bản viết theo thể loại này : Cô Tô, một thứ quà của lúa non : Cốm
a) Tùy bút
b) Một thứ quà của lú non : " Cốm " , Sài Gòn tôi yêu , Mùa xuân của tôi