Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình huống (1): Minh đã sai khi không tự dọn dẹp rác của mình. Việc ỷ lại vào lao công là một hành vi không nên.
Tình huống (2): Bạn nhỏ phân vân có nên nhường chỗ cho ông cụ không, và việc cần làm lúc này là mạnh dạn nhường chỗ nếu như bạn đảm bảo sức khoẻ.
- Xây dựng tình huống: Lớp đang tổ chức tiết mục “chào mừng năm học mới” Trang có đưa ra quan điểm, ý kiến bạn bạn Nam không phù hợp ngay trước mặt cả lớp. Nam đã gọi riêng Trang ra nói chuyện và cho rằng Trang không tôn trọng mình khi làm như vậy với Nam trước mặt cả lớp, khiến bạn thấy xấu hổ.
Ta có thể xử lí tình huống bằng cách trả lời:
+ Tớ xin lỗi nếu tớ có làm bạn ngại, nhưng vì tớ rất tôn trọng cậu nên tớ phải góp ý thẳng thắn những điều cậu đưa ra không phù hợp. Cậu hãy thử mở lòng lắng nghe và suy nghĩ những điều tớ nói.
+ Giải thích lại một lần nữa cho Nam hiểu là mình không có ý đó.
Nếu người thân bị ốm em sẽ hỏi han nhưng ít (vì người ốm ngại nghe nhiều), sau đó tìm hiểu xem là ốm như nào, mua thuốc men và cho ăn uống đầy đủ, đồng thời thực hiện các biện pháp để chóng khỏi. Cảm xúc người thân sẽ làm ấm lòng, cảm thấy vui khi nhận được sự chăm sóc và có thể chóng khoẻ hơn.
Khi người thân gặp chuyện buồn hay nhẹ nhàng xuống an ủi, tìm hiểu nguyên nhân và xem bản thân có giúp đỡ được gì hay không để giúp đỡ. Chắc chắn họ sẽ cảm thấy được an ủi và nhẹ lòng hơn rất nhiều.
1. Mẹ chăm con ốm.
2. Anh trai giúp em học bài.
- Các hành động quan tâm, chăm sóc người thân diễn ra khi người thân gặp khó khăn, không khoẻ hay có bất cứ vấn đề gì về tinh thần có thể ở nhà hoặc bất cứ đâu.
- Các thành viên trong gia định quan tâm, chăm sóc tận tình, chu đáo.
- Những hành động của em thể hiện tình cảm yêu thương các thành viên trong gia đình là:
+ Em hay giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.
+ Khi mẹ ốm em nấu cháo cho mẹ.
+ Khi anh buồn em sẽ an ủi và tâm sự với anh.
Tình huống 1: Nếu là Hương em sẽ chủ động tìm hiểu sở thích và tìm cách bắt chuyện làm quen với Tâm. Nhưng không được để bạn cảm thấy sợ. Sau đó dựa vào những điều ấy, dần thân với bạn và rủ Tâm đi chơi những nhóm, tập thể lớp, khi đó bạn sẽ không thấy lạc lõng và dễ tiếp xúc mọi người hơn. Cố gắng động viên bạn thật nhiều nữa là được.
Tình huống 2: Nếu là Hưng em sẽ chủ động hỏi bạn bè để xem các bạn biết không, sau đó hỏi thầy cô, rèn thêm bài tập trong SGK, SBT và trên mạng.
- Nội dung hai bức tranh thể hiện điều :
1. Giúp đỡ nhau trong học tập.
2. Cõng bạn trên lưng đi đến trường.
- Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau bằng cách giúp bạn trong học tập, khi bạn gặp khó khăn, thất bại luôn an ủi và giúp đỡ bạn.
Vấn đề: Một nhóm bạn đang nói xấu, cô lập một bạn nữ.
Đề xuất: Hoặc bạn nữ đó tự đứng ra giải thích, hoà nhập. Hoặc phải có một bên thứ ba hoà nhập, xoa dịu bạn nữ đồng thời có những hoạt động chung với nhóm bạn kia để mọi người có cơ hội hiểu nhau nhiều hơn.
Tình huống nóng giận.
Thời gian diễn ra: Vào dịp Tết âm lịch năm vừa rồi.
Nội dung tình huống: Có một người họ bế bé mèo của em xong ném bụp xuống đất.
Điều làm em tức giận: Họ không biết yêu thương động vật, một vấn nạn cho xã hội.
Biểu hiện khi em tức giận: Người nóng lên, cáu gắt, liếc trợn mắt, chì chiết người kia.
Việc em đã làm giảm cơn tức giận: Nắm chặt bàn tay để xiết lực kìm nén lại để giảm bực tức.
Vấn đề em lo lắng: Cô giáo phát bài kiểm tra môn Lịch sử và Địa lí ra, các bạn xung quanh đều được 9 và 10 còn em chỉ được 4.
Thời điểm em bắt đầu lo lắng: Khi nhìn thấy điểm 4 của mình.
Nguyên nhân làm em lo lắng: Do em sợ bị mẹ la.
Biểu hiện khi lo lắng: Mắt chao đảo, cảm giác muốn khóc, cảm xúc tối sầm lại, suy nghĩ nhiều điều.
Việc em đã làm để giảm lo lắng: Em còn 1 bài kiểm tra điểm tốt, đưa 2 bài ra thì mẹ có lẽ sẽ đỡ nóng giận hơn.
Tình huống 1: Em sẽ nhắc nhở những người chen lấn không làm vậy nữa.
Tình huống 2: Em sẽ nói người đó nên nhường chỗ cho người già.
Tình huống 3: Em sẽ nhặt lại rác và nhắc người kia nên bỏ rác đúng nơi quy định.
Tình huống 4: Em sẽ nhắc những người đó giữ trật tự để không làm ồn tới những người đang xem phim.
Tình huống 1:
- Mô tả: Mẹ làm nội trợ vật vả, bạn nhỏ nhìn thấy cũng muốn giúp mẹ nhưng không biết nên làm những gì.
- Hướng giải quyết: Chủ động hỏi mẹ cần giúp những gì và làm phụ mẹ trong tầm khả năng.
Tình huống 2:
- Mô tả: Một bạn nữ thấy em trai mình đọc bài mà vò đầu bứt tai, bạn nghĩ rằng em trai mình chưa hiểu bài.
- Hướng giải quyết: Đến và chỉ bài cho em trai của mình trong khả năng của bản thân một cách từ từ chậm rãi dễ hiểu nhất có thể.