Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép sau chỉ quan hệ nào?

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BT1: (1) Xưa có một anh chàng nói láo rất điêu nghệ (2) Bao nhiêu người tuy đã biết anh mà vẫn bị mắc lừa. (3) Chuyện đến tai quan huyện (4) Một hôm , quan cứ đòi anh ta đến công đường (5) Quan phán bảo : (6) Nghe đây (7) Lâu nay thiên hạ đồn anh nói láo tài lắm , và nhiều người đã bị anh lừa (8) Bây giờ,anh hãy nói láo trước mặt ta (9) Anh mà lừa đươc jta thì ta cho 30 quan tiền (10)...
Đọc tiếp

BT1:

(1) Xưa có một anh chàng nói láo rất điêu nghệ (2) Bao nhiêu người tuy đã biết anh mà vẫn bị mắc lừa.

(3) Chuyện đến tai quan huyện (4) Một hôm , quan cứ đòi anh ta đến công đường

(5) Quan phán bảo :

(6) Nghe đây (7) Lâu nay thiên hạ đồn anh nói láo tài lắm , và nhiều người đã bị anh lừa (8) Bây giờ,anh hãy nói láo trước mặt ta (9) Anh mà lừa đươc jta thì ta cho 30 quan tiền (10) Anh không lừa được ta thì đánh anh 30 roi.

(11) Anh ta gãi đầu gãi tai thưa:

(12) Lạy quan lớn đèn trời soi xét (13) Quan đừng nghe thiên hạ (14) Oan con lắm (15) Con có nói láo bao giờ đâu (16) Nguyên con có cụ tổ đi sứ bên Tàu đem về được một bộ sách viết toàn chuyện lạ (17) Con xem thấy hay , đem kể lại , nhưng người ta không tin , họ cứ bảo con nói láo .

(18) Quan không để anh nói hết lời :

(19) – Tuyệt thật (20) Sách quý quá nhỉ (21) Anh có thể cho ta mượn xem ít hôm được không ?

(22) Bẩm quan lớn (23)Con làm gì có sách ấy (24) Con nói láo đấy ạ .

(25)Bấy giờ quan mới ngản người ra , đành phải trao ba chục quan tiền cho anh chàng nọ.

a)Hãy điền các loiaj dấu câu thích hợp vào văn bản truyện trên .

b)Xác định các kiểu câu(chia the mục đích nói ) trong văn banar.

c)Chỉ ra than từ , tình thái từ có trong văn bản trên.

d)Chỉ ra câu ghép có trong văn bản trên.

1
21 tháng 7 2019

a,b; Xưa có một anh chàng nói láo rất điêu nghệ. Bao nhiêu người tuy đã biết anh mà vẫn bị mắc lừa.(Câu trần thuật)

-Chuyện đến tai quan huyện. Một hôm , quan cứ đòi anh ta đến công đường(Câu trần thuật)

Quan phán bảo :(Câu trần thuật)

- Nghe đây(Câu cầu khiến)! Lâu nay thiên hạ đồn anh nói láo tài lắm , và nhiều người đã bị anh lừa(Câu trần thuật). Bây giờ,anh hãy nói láo trước mặt ta(Cầu khiến)! Anh mà lừa được ta thì ta cho 30 quan tiền. Anh không lừa được ta thì đánh anh 30 roi.

Anh ta gãi đầu gãi tai thưa:

- Lạy quan lớn đèn trời soi xét. Quan đừng nghe thiên hạ(cầu khiến)! Oan con lắm1 Con có nói láo bao giờ đâu. Nguyên con có cụ tổ đi sứ bên Tàu đem về được một bộ sách viết toàn chuyện lạ. Con xem thấy hay , đem kể lại , nhưng người ta không tin , họ cứ bảo con nói láo .

Quan không để anh nói hết lời :

– Tuyệt thật! Sách quý quá nhỉ(Nghi vấn)? Anh có thể cho ta mượn xem ít hôm được không (Câu nghi vấn)?

- Bẩm quan lớn! Con làm gì có sách ấy. Con nói láo đấy ạ .

Bấy giờ quan mới ngản người ra , đành phải trao ba chục quan tiền cho anh chàng nọ.

Còn lại đều là câu trần thuật.

c, Thán từ: Tuyệt thât

Tình thái từ: ạ

d, (7), (17)

17 tháng 6 2019

Bt1:Chép những câu thơ về trăng của Bác & sau đó so sánh với trăng trong bài ‘‘Ngắm Trăng’’

1. Vọng nguyệt
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
2. Trung thu
.......
Trung thu ta cũng tết trong tù,
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
3. Rằm tháng giêng
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
4. Dạ lãnh
Đêm thu không đệm cũng không chăn,
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang
5. Thu dạ
Trước cửa lính canh bồng súng đứng,
Trên trời trăng lướt giữa làn mây;
Rệp bò ngang dọc như thiết giáp,
Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay;
............
6. Cảm tưởng đọc "Thiên Gia thi"
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
7. Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau,
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
8. Đối nguyệt
Ngoài song, trăng rọi cây sân,
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.
Việc quân, việc nước bàn xong,
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.
9. Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
10. Đi thuyền trên sông Đáy
Dòng sông lặng ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.
Bốn bề phong cảnh vắng teo,
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan.
........
11. Cảnh rừng Việt Bắc
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
12. Chơi trăng
Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng
"Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng ?
..........
13. Thư Trung thu 1951
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...

Bt2:Sau khi học xong 2 bài thơ ‘‘Sông núi nước Nam và nước Đại Việt’’ hãy nêu lên những nét mới và sâu sắc trong tư tưởng của Nguyễn Trãi sao với bài ‘‘Sông núi nước Nam’’

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Bt3:VB‘‘Thuế máu ’’ đặt ra vấn đề gì ?

Thuế máu đặt ra một vấn đề hết sức nóng bỏng: cquyền TD đã tìm mọi cách biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh phục vụ lợi ích của chúng trong cuộc chiến tranh tàn khốc

Ba phần trong vb có mối quan hệ ntn trong việc bộ lộ chủ đề vb?

Bố cục 3 phần hết sức hợp lí vì người đọc có thể nhận thấy sự tàn bạo của cquyền TD và nỗi đau khổ của người dân thuộc địa theo trình tự thời gian: trước, trong và sau cuộc chiến tranh. Trình tự này giúp cho tgiả có điều kiện bóc trần sự bịp bợm, giả nhân, giả nghĩa của cquyền TD. Lợi dụng xương máu của người dân nô lệ để tiến hành các cuộc chiến tranh phi nghĩa là một trong những tội ác đáng kinh tởm nhất của chủ nghĩa TD.
19 tháng 6 2019

Tham khảo:

Câu 2:

Gợi ý:

  • Sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam có nhiều yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn và được chứng minh hùng hồn bằng sự thật hiển nhiên.
  • Sự tiếp nối ý thức dân tộc của Nước đại Việt ta của Nguyễn Trãi so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là sự tiếp nối về ý thức dân tộc về chủ quyền lãnh thổ.
    • Bài Sông núi nước Nam: Lý Thường Kiệt đã đưa ra một chân lí của thời đại mà không ai có thể chối cãi được

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

=> Cơ sở lí lẽ mà Lý Thường Kiệt đưa ra là đất nào thì vua ấy, sự thực này đã được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi tại sách trời.

=> Tâm lí của người trung đại, họ tin vào thiên mệnh - tức là sự sắp đặt số phận của ông trời, tin vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên mà không ai có thể can thiệp thay đổi nó.

=> Cơ sở lí lẽ vững chắc, đầy thuyết phục

    • Bài Nước Đại Việt ta: Nguyễn Trãi cũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Đại Việt đã có từ lâu đời

“Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”

=> Sự rạch ròi trong ranh giới của núi, sông giữa hai nước láng giềng chính là lời nhắc nhở Trung Quốc về sự tồn tại, phát triển của đất nước ta

=> Phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Đại Việt, không thể lẫn lộn hai miền Nam Bắc, cũng không thể khẳng định Đại Việt ở phía Nam chính là lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc được.

  • Sự phát triển ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi: Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ, Nguyễn Trãi còn đưa ra hàng loạt những yếu tố để tỏ rõ ý thức dân tộc của mình:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

=> Các yếu tố mà nước ta độc lập so với Trung Quốc: nền văn hiến lâu đời, phong tục, văn hóa, lịch sử các triều đại tồn tại ngang hàng với Trung Quốc.

=> Đặt các triều đại của Việt Nam ngang hàng với các triều đại của một nước lớn như Trung Quốc cũng thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc.

2 tháng 6 2020

Câu chuyện nhỏ trên gợi cho em suy nghĩ là : Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến đích.

( Chúc bạn học tốt )


 

18 tháng 6 2019

B1:-vừa ~ đã =>Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biêu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy - văn 8 tập 1 (trang 123 - 126) - Tech12h

-vừa ~ đã

-chưa … đã

-càng … càng …

B2:

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...

Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử...! Cái chết của
lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến “Lão Hạc” của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.

Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.

Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.

Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.

Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.

Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn”. Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.

B3:bn tham khao nha:

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

#Hok tot#Kem

19 tháng 6 2019

Câu 2 làm nhầm đề rồi nha, đề yêu cầu là đoạn văn diễn dịch trong đó có câu ghép nhé!!!

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚTMÔN :Ngữ văn 8  Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn,...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

MÔN :Ngữ văn 8

 

 Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

            - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

            - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1. Trình bày vài nét về tác giả của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản đó.

Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật chính trong truyện ngắn em vừa tìm được trong câu 2.

Câu 5: Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn trên

0
Cô đơn thay là cảnh thân tùTai mở rộng và lòng sôi rạo rựcTôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nứcỞ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó. Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn...
Đọc tiếp

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !

(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)

Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó.

Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn của nhân vật trữ tình. Đó là âm thanh gì? Vì sao âm thanh đó lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhân vật như vậy?

Câu 3: Từ đoạn thơ đã chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về ý kiến: “Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống”.

1
7 tháng 2 2021

em nợi chị

18 tháng 8 2021

hộ cái

1 tháng 6 2020

Bài học tận dụng thời cơ, sống hết mình cho từng khoảnh khắc hiện tại.

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG” Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau: Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua. a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản. b) So sánh các từ bị chép sai...
Đọc tiếp

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG”

Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau:

Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.

a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản.

b) So sánh các từ bị chép sai với các từ ở trong nguyên bản để thấy rõ cái hay trong việc dùng từ của nhà thơ Thế Lữ.

c) Có ý kiến cho rằng hai câu thơ đã thể hiện sự đối lập giữa vẻ bên ngoài với nội tâm của con hổ. Em có đồng tình với ý kiến này không ? Vì sao ?

Bài tập 2.Khổ thơ thứ ba của bài thơ “Nhớ rừng” được xem là một bộ tranh tứ bình độc đáo. Hãy viết một đoạn vân trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bộ tranh ấy.

Bài tập 3. Trong bài thơ “Nhớ rừng”, cảnh vườn bách thú và cảnh giang sơn ngày xưa của hổ hoàn toàn đối lập với nhau. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện điều ấy.

Bài tập 4. Vì sao nhà thơ Thế Lữ lại mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” ?. Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của bài thơ ?

Bài tập 5. Vì sao có thể nói bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy ?

Giúp mk vs ạ !!!

2
4 tháng 4 2020

Bài 4

  • Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
  • Tác dụng:
    • Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú.
    • Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú
    • Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.
    • Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
4 tháng 4 2020

Bài 2

Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.

Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.

Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.

Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.

Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.