Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Trong hơn nửa thế kỉ từ khi thành lập đến nay, Liên Hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên Hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…
Dùng phương pháp loại trừ, chọn đáp án A. Việc mở rộng và kết nạp thành viên trên toàn thế giới là một việc làm mang tính tất yếu của Liên Hợp quốc. Không mang ý nghĩa là việc làm thể hiện sự cố gắng của Liên Hợp quốc trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới.
Đáp án C
1. Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => Đúng
2. Sau khi giành được độc lập các nước sáng lập ASEAN thực hiện chính sách kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo => Sai, trước tiên thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
3. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX là tình trạng chiến tranh lạnh => Đúng
4. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh sau chiến tranh thế giới thứ hai là đấu tranh vũ trang => Sai.
Chọn đáp án B
Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột. Chiến tranh lạnh đã diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa - tư tưởng v.v. ngoại trừ sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới, nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông….
Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột.
Đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ đồng minh sang quan hệ căng thẳng đối đầu và đi tới tình trang chiến trahnh lạnh. Sự đối đầu giữa hai cường quốc này cũng đại diện cho mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe TBCN và XHCN.
Đáp án C
Nét nổi bật của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập niên.
Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia trên thế giới vẫn tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác