K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2019

Đáp án D

Thái độ của tác giả qua việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp:

- Khắc sâu mối thù với quân xâm lược

- Thể hiện sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kè thù

- Nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình

Đành cho nhưng bạn rảnh quần đem khuya (giống mình ) Hôm rồi mình đọc được status "ức chế cuộc đời" của một người bạn. Mà đó lại là một người mình có cảm tình đặc biệt (thực ra là người yêu cũ của mình) nên mình rất lưu tâm. Mình nhắn tin hỏi bạn ấy coi có việc gì, thì được bạn tâm sự chuyện gia đình, phát sinh mâu thuẫn giữa bạn và cha của bạn.Vậy là giữa đêm, mình...
Đọc tiếp

Đành cho nhưng bạn rảnh quần đem khuya (giống mình leuleu

Hôm rồi mình đọc được status "ức chế cuộc đời" của một người bạn. Mà đó lại là một người mình có cảm tình đặc biệt (thực ra là người yêu cũ của mình) nên mình rất lưu tâm. Mình nhắn tin hỏi bạn ấy coi có việc gì, thì được bạn tâm sự chuyện gia đình, phát sinh mâu thuẫn giữa bạn và cha của bạn.

Vậy là giữa đêm, mình vẫn phải miệt mài "nói chuyện" đến mỏi cả tay qua tin nhắn. Tất cả chì vì mình sợ rằng nếu không khéo léo, rồi sẽ có lúc bạn phải ân hận giống mình. Một sự ân hận, một nỗi đau mà suốt cả cuộc đời mình sẽ không thể nào thay đổi được.

Mình không hỏi kĩ, và cũng không nghi ngờ nỗi đau mà bạn đang gánh phải. Mình cứ mặc nhiên cho rằng tất cả những gì bạn đang tâm sự với mình là hoàn toàn sự thật. Mình thậm chí còn cho rằng có thể những nỗi đau mà bạn có thể kể ra chỉ bằng 1/10 nỗi đau mà bạn thực sự đang chịu đựng. Mình thậm chí còn cho rằng có thể những hành vi sai trái mà ba của bạn đang mắc phải chỉ "xấu xa" bằng 1/10 so với thực tế mà vì bạn quá xấu hổ chẳng dám nói ra.

Nhưng bạn ơi, cho dù cha bạn có xấu xa như thế gấp một trăm, một ngàn lần đi nữa thì đó vẫn là cha của bạn. Đó là một thực tế "đau đớn" mà không ai trong bất cứ chúng ta có thể thay đổi được. Kể từ khi chúng ta được mẹ sinh ra trên cõi đời này, thì chúng ta đã gánh món nợ ân tình, ơn nghĩa sinh thành và sau này là công lao dưỡng dục của cả cha lẫn mẹ. Nếu không có công lao trời biển ấy, chúng ta có đủ hình hài, có được tồn tại được trên đời để bây giờ ngồi phán xét hay không?

Thật may là người bạn đó đủ thân tình để hiểu hết và hiểu đúng đến từng ngóc ngách những khổ đau trong cuộc đời mình. Để bạn tin rằng những nỗi đau mà bạn đang gánh chịu so với mình thì còn nhẹ nhàng nhiều lắm. Bạn cũng đủ đồng cảm để tin rằng có những thời điểm mình "hoàn toàn đúng" khi phát sinh lòng thù hận với cha. Và với những người thân thuộc, họ còn cho rằng sự thù hận như vậy là quá nhẹ so với những gì mình chịu đựng.

Mình cũng cho rằng mình luôn đúng. Mình tuyệt đối đúng. Cho tới một ngày mình cảm thấy những vết thương ngày xưa nay đã liền da. Những sai lầm, những khổ đau đã lui vào dĩ vãng. Cho tới lúc mình cảm thấy tâm thế dửng dưng, cảm xúc trơ lì và mặt mày ráo hoảnh trước những nỗi buồn trong quá khứ thì cũng là lúc trong lòng dâng lên một nỗi niềm mất mát và ân hận đến không giấy mực nào tả nổi.

Bởi vì trong những lúc bị "đàn áp" và "vùi dập" đến không thương tiếc, đã có nhiều lần mình "phản kháng". Và cứ thế, một bức tường vô hình đã được dựng lên ngăn cách cha con. Ban đầu nó thật mỏng manh, nhưng nỗi đau cứ bện chặt vào và tình cảm lại bị bào mòn đi một ít.

Tới khi mình đủ lớn, đủ va vấp và trải nghiệm để có thể hiểu (dù chỉ một phần) những suy nghĩ ẩn giấu sâu xa làm phát sinh những việc làm tiêu cực của cha ngày trước, để có thể nhẹ nhàng nhắm hai mắt lại cho một giọt nước chảy ra và quên đi mọi chuyện, sẵn sàng đào sâu chôn chặt quá khứ đau thương dạo trước thì cũng là lúc mình bàng hoàng nhận ra tình cảm cha con không thể nào quay trở lại.

Mình bắt đầu một cuộc chạy đua không mệt mỏi để phá vỡ bức tường vô hình mà ngày xưa chính mình là kẻ góp công góp sức dựng lên. Nhưng điều đó là không đơn giản. Cho dù mình đã cố hết sức và bằng mọi cách để quan tâm, lo lắng và yêu thương nhưng hai cha con vẫn không thể đối xử với nhau một cách thực sự "bình thường".

Nhìn cha ngày một già đi, bệnh tình ngày càng thêm trầm trọng mà mình lại tự trách mình vô dụng. Có nhiều đêm ngủ, nằm mơ thấy cha không còn nữa. Mình bơ vơ ôm di ảnh cha ngồi khóc bên nấm mộ, giữa đồng không mông quạnh, không một bóng người, chỉ tê tái một mùa gió chướng. Vào giây phút ấy, mọi lỗi lầm trong quá khứ của cha đối với mình nhẹ như sương khói. Oán hận đã bay đi, chỉ còn tình yêu ở lại.

Mình nói với bạn mà như tâm sự với chính bản thân mình. Rằng tất cả chúng ta, ai ai cũng chỉ có một cha một mẹ. Điều đó là bất biến, là thiêng liêng nhất và không gì có thể thay thế được.

Không gì có thể thay thế được.

Lỡ mai này cha mẹ mất đi rồi thì chúng ta sẽ mãi mãi là một "đứa trẻ" mồ côi. Cảm giác ấy mình may mắn đã được gặp trong những giấc mơ. Và mình hiểu nó kinh khủng lắm. Nó cô đơn và đau đớn lắm. Nó khiến chúng ta cảm thấy hối hận vì những tháng ngày hoang phí không ở cạnh và không được nói tiếng yêu thương với mẹ với cha.

Mình nói, và rồi gần như năn nỉ. Rằng "em hãy hứa với anh đi, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không được để lỡ miệng nói ra bất cứ một lời nào có thể cắt đứt sợi dây tình cảm cha con. Sợi dây đó bền chặt lắm nhưng cũng lại mong manh lắm. Và một khi đã đứt rồi thì không gì, không gì có thể hàn gắn lại như ngày xưa được nữa".

"Em có thể buồn chán, giận hờn, oán trách hay đau khổ. Và nếu những đau khổ mà em chịu đựng lớn đến mức có thể khiến em gục ngã thì em có thể căm thù, có thể cho rằng mình không bao giờ tha thứ, nhưng hãy cố gắng ĐỪNG BAO GIỜ NÓI RA CÂU NÓI ẤY. Đừng tự tay dựng lên bức tường ngăn cách tình cảm cha con".

Vì thời gian kì diệu lắm. Nó có thể chữa lành mọi vết thương. Rồi sẽ tới lúc mọi khổ đau tan biến và chúng ta muốn lại được chạy đến sà lòng vào cha mẹ, ôm lấy họ và cất lên tiếng nói yêu thương. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể nào vung tay, cất miệng để làm, để nói lên những điều như vậy. Thì đấy mới chính là sự đau khổ lớn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Sưu tầm.

4
6 tháng 11 2016

hay

27 tháng 6 2017

Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả qua bốn khổ thơ đầu

- Sự đau thương mất mát khiến vũ trụ, con người, cỏ cây hòa làm một với nhau trước sự ra đi của Bác:

    + Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa

    + Ứớt lạnh vườn rau, phòng lạnh rèm buông, tắt ánh đèn

    + Ngoài vườn hoa nhài, trái bưởi, mặt hồ… buồn bã

    + Sự đau xót tới não lòng gần như không thể tin được “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?”

→ Cảnh vật, con người trở nên mất hồn, lạnh lẽo, ngỡ ngàng đến đau xót cực độ trước sự ra đi của Bác

- Nỗi đau đớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả

    + Câu hỏi tu từ, câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp niềm xót thương của nhà thơ, là nỗi đau của triệu người

5 tháng 4 2019

Đất nước vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu, Xiềng xích chúng bay không khóa được…Lòng dân ta yêu nước thương nhà.

Đáp án cần chọn là: D

27 tháng 1 2017

Cuộc sống gian khổ của người dân Cao Bắc Lạng được thể hiện qua các hình ảnh:

    + Mấy năm: thời gian kéo dài

    + Quên tết… quên rằm

    + Chạy hết núi khe, cay đắng…

    + Lán sụp, nát cửa, vắt bám

    + Mẹ địu em chạy, con sau lưng tay dắt bà, vai đầy tay nải

    + Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li biệt

    + Cha ngã xuống, phủ mặt cho chồng, máu đầy tay

→ Hiệu quả nghệ thuật của việc xây dựng cảnh tượng thê thảm như trên tạo ấn tượng mạnh vì nó tác động người đọc

- Tội ác của giặc Pháp:

    + Lán đốt trơ trụi, súng nổ, Tây lùng

    + Áp quần bị vơ vét

    + Cha bị bắt, bị đánh chết

    + Chôn cất cha bằng khăn của mẹ, liệm bằng áo của con

    + Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt

→ Giặc Pháp tàn bạo, ác độc, qua đó thể hiện sự căm thù đến tột độ và muốn trả thù của tác giả

5 tháng 2 2018

d, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam là thành phần chêm xen, bổ sung cho chúng tôi, nằm ở giữa câu, được tách bằng dấu phẩy

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? nêu ví dụ.

1
19 tháng 1 2017

b, Thao tác lập luận:

   + Giải thích+ chứng minh

   + Phân tích + bình luận

4 tháng 7 2018

Màu sắc dân tộc thể hiện qua lối nói so sánh có hình ảnh, kết hợp với từ ngữ của nhà thơ

    + Người đông như kiến, súng đày như củ, người nói cỏ lay trong rừng rậm

    + Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối

- Từ ngữ mộc mạc, chân thật: quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy, mày, tao…

- Cách diễn tả nỗi đau, niềm vui tự do, độc lập của tác giả thật gần gũi, thân thuộc, hồn nhiên như chính tấm lòng người dân miền núi.

1 tháng 8 2017

Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ gợi lên trong hình ảnh:

    + Những anh du kích

    + Thằng em liên lạc

Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua hình ảnh những con người cụ thể một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến

    + Người anh du kích: chiếc áo nâu rách, cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, xúc động về sự hi sinh cao cả

    + “Thằng em liên lạc” (xưng hô thân tình, ruột thịt ) đã xông xáo vào rừng thưa, rừng rậm, từ bản Na qua bản Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt 19 năm ròng rã.

    + Hình ảnh người mẹ nuôi quân: thức mùa dài, nuôi dưỡng bộ đội như con- tấm lòng người dân Tây Bắc đối với Cách mạng

→ Tình yêu thương đằm thắm, sâu nặng với mảnh đất mình đã qua, những câu thơ thể hiện tình cảm đậm sâu với những mảnh đất đã đi qua.

Từ những cảm xúc suy tư về sự chuyển hóa kì diệu của tâm hồn đúc kết thành triết lí, đó là nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên

Đọc đoạn văn a và đoạn thơ b trong SGK xác định những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?a) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn a và đoạn thơ b trong SGK xác định những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?

a) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Phát

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

1
14 tháng 7 2018

a, Câu lặp cú pháp:

- Sự thật là từ mùa thu năm 1940… thuộc địa của Pháp nữa.

- Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

Kết cấu phép lặp ở trên:

    + Sự thật là…, CN (dân ta) – VN (thành thuộc địa), bổ ngữ

    + Dân ta (đã/ lại) – VN

→ Mục đích nhấn mạnh, tô đậm, khẳng định sự thật, chân lí