Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Tác động của quá trình giao lưu thương mại…
- Làm xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a),... Những thương cảng trở thành những điểm kết nối kinh tế giữa các châu lục.
- Nhiều sản phẩm của các quốc gia Đông Nam Á trở nên nổi tiếng, như: hương liệu và gia vị.
- Tuyến đường biển kết nối Á - Âu được hình thành trên vùng biển Đông Nam Á (sau này gọi là Con đường Gia vị).
Tác động của quá trình giao lưu thương mại đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X:
– Từ thế kỉ I, thương nhân Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á, tập trung ở một số cảng thị lớn như Phù Nam, Ca-lin-ga, Sri Vi-giay-a,…
– Từ thế kỉ VII, thương nhân Trung Quốc cũng đã mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.
=> Với nguồn sản vật phong phú, Đông Nam Á trở thành nơi cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công => Đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu.
1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại:Vị trí: Hy Lạp nằm ở bán đảo phía đông nam Châu Âu, bao quanh là biển Aegea, biển Ionian và biển Địa Trung Hải
.Điều kiện tự nhiên: Địa hình núi non chia cắt, khí hậu Địa Trung Hải (mùa hè nóng, mùa đông mát mẻ). Điều này thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thương mại biển và nền văn minh độc lập của các thành bang.
-Tác động của điều kiện tự nhiên
+Kinh tế: Phát triển nông nghiệp (ô liu, nho), thương mại biển, sản xuất thủ công.
+Văn minh: Địa hình tạo ra các thành bang độc lập, mỗi nơi có văn hóa riêng. Khí hậu giúp phát triển văn hóa biển, triết học, khoa học.
2. Chữ viết và văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc:
+:Ấn Độ: Chữ viết ở Đông Nam Á (như Khmer, Thái) có nguồn gốc từ chữ Phạn. Văn học và tôn giáo (Phật giáo, Hindu giáo) từ Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ, thể hiện qua các đền đài, sử thi như Ramayana.
+Trung Quốc: Chữ Hán ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản. Văn học và triết học Trung Quốc (Nho giáo, Phật giáo) cũng ảnh hưởng lớn đến văn hóa Đông Nam Á.
- Đông Nam Á là một khu vực địa lí – lịch sử - văn hóa mang sắc thái riêng biệt. với địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kèm theo mưa thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước. Vào những thế kỉ tiếp giáp công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng phổ biến đồ sắt, kinh tế nông nghiệp phát triển.
- Đồng thời, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc (thông quan việc giao lưu thương mại) nhiều vương quốc cổ đã xuất hiện ở khu vực này, ví dụ:
+ Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các nhà nước: Văn Lang, Âu Lạc; Vương quốc Phù Nam và Vương quốc Chăm-pa.
+ Tại lưu vực sông Mê Nam, người Môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a.
+ Tại lưu vực sông I-ra-oa-di, người Môn thành lập các Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu; người Pi-u thành lập Vương quốc Sri Kse-tra.
+ Trên bán đảo Mã Lai xuất hiện các Vương quốc: Kê-đa; Tam-Bra-lin-ga; Tu-ma-sic.
+ Trên lãnh thổ In-đô-nê-xi-a ngày nay ra đời các Vương quốc Ma-layu; Ta-ru-ma, Can-tô-li.
Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu công nguyên như:
– Là nơi trao đổi những sản vật có giá trị như hồ tiê, đậu khấu, ngọc trai, san hô,…. đặc biệt là trầm hương, một mặt hàng có giá trị cao.
– Nhiều trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật hàng hóa nổi tiếng
– Thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
Tác động của quá trình giao lưu thương mại | Tác động của quá trình giao lưu văn hóa |
Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á | Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á |
Thương nhân Trung Quốc mở rộng quan hệ buôn bán | Tiếp thu chữ cổ Ấn Độ, sáng tạo ra chữ viết riêng của người Mã Lai, Chăm, Khơ-me... |
Đông Nam Á cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công | Kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ, điêu khắc chủ yếu tượng thần, tượng phật, phù điêu |
- Từ thế kỉ I, thương nhân Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á, tập trung ở một số cảng thị lớn như Phù Nam, Ca-lin-ga, Sri Vi-giay-a,...
- Từ thế kỉ VII, thương nhân Trung Quốc cũng đã mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.
=> Với nguồn sản vật phong phú, Đông Nam Á trở thành nơi cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công => Đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á - Âu.
- Giao lưu thương mại đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.