Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
• So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp:
- Giống nhau:
+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong). Màng ngoài đều trơn nhẵn.
+ Đều có ribosome, DNA để đảm bảo khả năng nhân đôi độc lập.
+ Đều có chứa hệ enzyme để tổng hợp được ATP.
- Khác nhau
Đặc điểm so sánh | Ti thể | Lục lạp |
Hình dạng | Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào | Thường có hình bầu dục |
Sắc tố | Không có | Có |
Màng trong | Gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào | Trơn nhẵn |
Khoảng không gian giữa 2 màng | Rộng | Hẹp |
Hệ enzyme | Chứa các enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào (phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng) | Chứa các enzyme tham gia vào quá trình quang hợp (tổng hợp nên carbohydrate) |
Một số hoạt động tế bào cần sử dụng năng lượng như:
- Vận chuyển các chất qua màng hoặc giữa các bào quan: Năng lượng hóa học được chuyển thành năng lượng cơ học
- Duy trì điện cực hai màng tế bào trong điện thế nghỉ: Năng lượng hóa học được chuyển thành năng lượng điện
- Hô hấp tế bào: Năng lượng hóa học được chuyển hóa một phần thành năng lượng nhiệt.
Tham khảo
- Tên các chất X, Y, T, H là:
+ X là Nước hoặc Carbon dioxide.
+ Y là Carbon dioxide hoặc Nước.
+ T là Pyruvic acid.
+ H là Ethanol.
- Tên các quá trình chuyển hóa tương ứng với các chất:
+ Quá trình X + Y → Glucose là quá trình quang tổng hợp.
+ Quá trình Glucose → T là quá trình đường phân.
+ Quá trình T → X + Y khi có O2 là quá trình hô hấp tế bào.
+ Quá trình T → H khi không có O2 diễn ra ở nấm men là quá trình lên men.
- Năng lượng được chuyển hóa trong các quá trình trên:
+ Quá trình quang tổng hợp: Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong các chất hữu cơ.
+ Quá trình hô hấp tế bào: Năng lượng hóa học trong glucose được chuyển hóa thành năng lượng hóa học dễ sử dụng tích trữ trong ATP và năng lượng nhiệt.
+ Quá trình lên men: Năng lượng hóa học trong trong glucose được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong ATP và chất hữu cơ (ethanol).
- X, Y: H2O, CO2 ; T: Pyruvic acid; Q: Lactic acid
- Sơ đồ các quá trình:
- Sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình:
+ Quá trình quang tổng hợp: năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa năng.
+ Quá trình hô hấp tế bào: Hóa năng trong glucose được chuyển hóa thành hóa năng dễ sử dụng tích trữ trong ATP.
+ Quá trình lên men: Hóa năng trong glucose được chuyển hóa một phần thành hóa năng tích trữ trong các chất hữu cơ.
- Nếu tế bào không có enzyme thì các phản ứng hóa học cần chất xúc tác và điều kiện phản ứng sẽ không thể xảy ra, kéo theo đó các quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào cũng không thể diễn ra.
- Nếu trong một chuỗi phản ứng do nhiều enzyme xúc tác mà có một enzyme không hoạt động thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzyme đó còn tích lũy gây độc cho tế bào, cơ thể.
- Các dạng năng lượng trong quá trình quang hợp:
+ Năng lượng nhiệt
+ Năng lượng hóa học
+ Năng lượng cơ học
- Trong quá trình đó,năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng hóa học
- Chuyển hóa năng lượng là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác
Quan sát hiện tượng | – Màu sắc sữa chuyển từ màu trắng sang trắng ngà. – Trạng thái từ lỏng sang đông tụ (đặc sệt lại). – Hương thơm nhẹ. – Vị ngọt giảm, tăng vị chua. | – Màu xanh của rau chuyển sang màu vàng. – Có vị chua nhẹ thơm. |
Giải thích hiện tượng | – Vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic, đồng thời trong quá trình lên men đã có sự tỏa nhiệt và biến đổi của prôtêin làm sữa đông tụ lại, vị ngọt của sữa giảm, vị chua tăng lên đồng thời lên men phụ tạo ra điaxêtyl, các este và các axit hữu cơ làm cho sữa có vị chua thơm ngon. | – Vi khuẩn lactic đã phân giải một số đường có trong rau thành axit lactic theo phương trình: Glucôzơ [ vi khuẩn lactic] ⇒ axit lactic. – Do sự chênh lệch về nồng độ giữa trong và ngoài tế bào, nên nước đã đi từ môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương làm cân bằng sự chênh lệch nồng độ đó, giúp cho quá trình lên men lactic xảy ra. |
Kết luận | – Vi khuẩn lactic đã biến đường thành axit lactic: Lactôzơ ⇒ Galactôzơ + Glucôzơ (xúc tác là vi khuẩn lactic) Glucôzơ ⇒ axit lactic (xúc tác là vi khuẩn lactic) | Rau đã biến thành dưa chua. |