Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặng Trần Côn là người làng Mọc, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hiện chưa rõ năm sinh, năm mất của ông, chỉ biết ông là một danh sĩ nổi tiếng hiếu học, tài ba sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Cảm xúc trước hiện thực những cuộc chiến tranh do giai cấp phong kiến đương thời tiến hành chém giết lẫn nhau để tranh giành địa vị hoặc đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nông dân, Đặng Trần Côn đã sáng tác “Chinh Phụ Ngâm” để nói lên những khổ đau, mất mát của con người, nhất là tình cảnh người vợ lính trong chiến tranh.
Nhiều người đã diễn Nôm Chinh phụ ngâm, song chỉ bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm vượt qua giới hạn của bản dịch để trở thành sự đồng sáng tạo tuyệt vời. Dịch giả đã dùng thể thơ song thất lục bát, một thể thơ do người Việt sáng tạo để miêu tả những diễn biến tâm trạng người chinh phụ có chồng đi chinh chiến. Trong đó đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã nói lên tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ cô đơn, buồn khổ trong thời gian chồng ngoài chiến trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về, đồng thời thể hiện ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Tám câu thơ đầu diễn tả nỗi bồn chồn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi. Không gian hết sức vắng lặng, hiu hắt, chỉ có bước chân của người lẻ bóng thầm gieo trên hiên vắng. người chinh phụ đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại như chờ mong tin lành báo chồng trở về, nhưng tin tức về người chồng vẫn bặt vô âm tín. Nỗi thất vọng tràn trề. Ở ngoài hiên hay ở trong phòng, nàng vẫn lẻ loi, cô đơn hết sức. Mong con chim thước cất lên tiếng kêu, nhưng đến cả tiếng chim của sự mong mỏi cũng im vắng. Đêm khuya, một mình một bóng dưới ánh đèn, người chinh phụ khao khát sự đồng cảm, sẻ chia, nàng hi vọng ngọn đèn thấu hiểu và soi tỏ lòng mình. Nhưng đèn vô tri, vô cảm, đèn không thể an ủi, sẻ chia cùng người nỗi buồn đau cô lẻ.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn.
Bốn câu thơ tiếp theo diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ để mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi, cô đơn, nhưng không thoát nổi. Người chinh phụ gượng soi gương để trang điểm, nhưng nhìn thấy gương mặt mình, người chinh phụ lại không cầm nổi nước mắt. Đau đớn nhất là khi:
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng
Đàn cầm, đàn sắt thường hoà âm với nhau ví như cảnh vợ chồng đoàn tụ, hoà thuận, ấm êm. Dây đàn uyên ương gợi lên biểu tượng lứa đôi gắn bó, hoà hợp như đôi chim uyên ương. Những biểu tượng ấy càng khơi sâu nỗi sầu cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. Ba từ “gượng” diễn tả cảm giác vô duyên, trớ trêu, xót xa trước cảnh ngộ. Dây đàn “đứt” và “chùng” đều là dấu hiệu về điềm gở. Nỗi kinh hãi, ngại ngùng của người chinh phụ khi “gượng gảy ngón đàn” trở thành một mặc cảm về sự lẻ loi, cô đơn trọn kiếp của cô phụ.
Tám câu thơ cuối thể hiện nỗi khao khát gửi tình thương nhớ sâu nặng của người chinh phụ đến chồng, nhưng trong nỗi khao khát ấy đã chứa sẵn mầm tuyệt vọng. Làn gió đông yếu ớt kia không đủ sức mang nỗi lòng thương nhớ “nghìn vàng” của nàng đến tận non Yên xa thẳm. Nỗi nhớ thương càng trở nên thăm thẳm, không thể cân đo đong đếm được. Nỗi niềm ấy chìm vào lạnh lẽo với hình ảnh sương gió, mưa, tiếng côn trùng. Tất cả đều sự gợi cô đơn, buồn nhớ.
Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tuổi trẻ và phản kháng chiến tranh phi nghĩa. Tiếng nói nhân đạo của Chinh phụ ngâm hoà vào với tiếng nói nhân đạo của văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có ý nghĩa khẳng định truyền thống quý báu của văn học dân tộc.
“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.”
Văn học Việt Nam đã từng chứng kiến biết bao những cuộc chia li, tiễn biệt đầy lưu luyến như thế. Và ở thế kỉ thứ XVIII, “Chinh phụ ngâm” một tác phẩm lấy từ đề tài chia li trong chiến tranh đã của Đặng Trần Côn đã cho chúng ta thấy được một cuộc tiễn biệt thấm đẫm tâm trạng, đằng sau đó là nỗi đau người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã làm nỗi bật lên nỗi lẻ loi cô đơn cùng những nhớ mong, và có cả những khao khát hạnh phúc của người chinh phụ.
Nhà văn Tô Hoài đã từng khẳng định: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Thời đại của Đặng Trần Côn là thời kì mà chiến tranh các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên và phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, nhà nhà sống trong cảnh loạn lạc, khói lửa, đâu đâu cũng thấy cảnh lầm than, tang tóc. Khi thời đại đưa cho ông một đề tài quen thuộc “hiện thực chiến tranh”, bằng cảm hứng nhân đạo của mình, Đặng Trần Côn đã chiếu ngòi bút của mình xuống những nỗi đau của người phụ nữ trong chiến tranh để cất lên tiếng nói của con người thời đại, tiếng nói oán ghét chiến tranh phi nghĩa, tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc qua khúc tự tình trường thiên “Chinh phụ ngâm”. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, qua nỗi niềm của người chinh phụ có chồng ra trận, tác giả đã đã để cho người đọc cảm nhận nỗi đau thương trong chiến tranh của cả hai phía người ra trân và người ở lại. Nếu ở nơi chiến địa, chinh phu đang từng ngày từng giờ đối mặt với cái chết thì chinh phụ nơi quê nhà cũng đang mòn mỏi chờ đợi trong vô vọng, và chìm đắm trong muộn phiền. Ba sáu câu thơ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” như tích tụ nỗi đau, nỗi nhớ thương và niềm khao khát hạnh phúc lứa ở tầng sâu nhất của tác phẩm.
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã khắc họa bức chân dung tâm trạng của người chinh phụ trong tình cảnh cô đơn, lẻ loi, ngày qua ngày mong ngóng tin chồng:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
Giữa một không gian tịch mịch “vắng” và “thưa”, người chinh phụ hiện lên như hiện thân của nỗi cô đơn. Nàng đi đi lại lại, những bước chân của nàng không phải là bước chân “xăm xăm” khi nghe thấy tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc của nàng Kiều mà những bước chân ấy gieo xuống từng bước như gieo vào lòng người đọc những thanh âm của sự lẻ loi cô độc. Nàng hết buông rèm rồi lại kéo rèm để hướng ra ngoài, hướng về nơi biên ải xa xôi kia để mong ngóng chút tin tức của chinh phu nhưng không có dấu hiệu hồi đáp lại. Nhịp thơ chậm, kéo dài như ngưng tụ cả không gian và thời gian. Dường như hành động nàng đang lặp đi lặp lại một cách vô thức bởi tâm trí nàng giờ đây đang dành trọn cho người chồng nơi chiến trường đầy hiểm nguy. Những thao tác trữ tình ấy đã lột tả được tâm tư trĩu nặng và cảm giác bế tắc không yên của người chinh phụ. Trong nỗi bồn chồn khắc khoải ấy, nàng mong ngóng một một người có thể sẻ chia những tâm tư nhưng tất cả chỉ có một ngọn đèn khuya leo lét:
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiếp mà thôi
Buồn rầu chẳng nói nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Ngọn đèn vừa chứng kiến vừa soi tỏ nỗi cô đơn của người phụ nữ xa chồng. Khi đối diện với ngọn đèn là người phụ nữ đáng thương ấy đang tự đối diện với chính mình, dưới ánh sáng của ngọn đèn mà tự phơi chải nỗi đau của chính mình. Để rồi những tâm tư ấy bật thành lời tự thương da diết “Hoa đèn kia với bóng người khá thương”. Nàng thấy mình chỉ như kiếp hoa đèn kia mỏng manh và dang dở, thấy sự tàn lụi ở ngay trước mắt mình. Nếu ngọn đèn không tắt đồng hành với người phụ nữ trong ca dao thắp lên nỗi nhớ thương:
“Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”
Ngọn đèn trong đêm với Thúy Kiều đã trở thành nhân chứng của nỗi đau của người con gái tài sắc:
“Một mình một ngọn đèn khuya
Áo đầm giọt tủi tóc se mái đầu”
Thì hình ảnh ẩn dụ ngọn đèn của người chinh phụ soi bóng trong đêm lại là sự hiện diện của lẻ loi, đơn chiếc, trống trải. Hình ảnh hoa đèn và bóng người như phản chiếu vào nhau để diễn tả nỗi cô đơn đên héo úa canh dài, đến hao mòn cả thể chất. Dường như nỗi niềm ấy đã vo tròn, nén chặt đè nặng trong lòng người chinh phụ, và trở thành nỗi “bi thiết” không thể nói lên lời, là nỗi “buồn rầu” đến não nề, đến thương cảm. Bức chân dung người phụ nữ ấy không chỉ gợi lên qua những bước chân, động tác, cử chỉ, qua gương mặt buồn rầu, qua dáng ngồi bất động trước ngọn đèn khuya mà còn nổi bật lên trên nền của không gian và thời gian:
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”
Hình ảnh “bóng hòe phất phơ” suốt ngày dài cùng biện pháp lấy động tả tĩnh với sự xuất hiện âm thanh “tiếng gà eo óc suốt” đêm thâu như tô đậm nỗi cô đơn, triền miên của nhân vật trữ tình. “Eo óc” đó là âm thanh thưa thớt trong một không gian rộng lớn, hiu quạnh có cảm giác tang tóc, tang thương đã bộc lộ sâu sắc nỗi chán chường của chủ thể trong đêm thâu. Nàng đã thức trọn năm canh để nghe thấy tận sâu trong đáy lòng mình nỗi sầu, nỗi đau vô hình ấy. Từ láy “phất phơ” đã biểu đạt một cách tinh tế dáng điệu võ vàng của người chinh phụ, tâm trạng của một người vợ ngóng chờ từng chút hình ảnh của người chồng. Tâm trạng của nhân vật trữ tình như đang thấm đẫm, lan tỏa cả trong thời gian và xuyên suốt cả thời gian. Tác giả đã biến thời gian thành thời gian tâm lí, không gian thành không gian cảm xúc bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tự miền biển xa”
Câu thơ theo đúng nguyên tác của Đặng Trần Côn:
“Sầu tựa hải
Khắc như niên”
Chỉ thêm hai từ láy “dằng dặc” và “đằng đẵng” nhưng sự chán chường, mệt mỏi kéo dài vô vọng của người chinh phụ trở nên thật cụ thể, hữu hình và có cả chiều sâu trong đó. Kể từ khi chinh phu ra đi, một ngày trở nên dài lê thê như cả một năm, những mối lo toan, nỗi buồn sầu như đông đặc, tích tụ đè nặng lên tâm hồn người phụ nữ đáng thương ấy. Từng ngày, từng giờ, từng phút người chinh phụ vẫn đang chiến đấu với nỗi cô đơn, chiến đấu để thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt của chính mình:
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”
Điệp từ “gượng” được điệp đi điệp lại ba lần trong bốn câu thơ tiếp theo đã thể hiện sự nỗ lực vượt thoát ấy của người chinh phụ. Nàng gượng đốt hương để kiếm tìm sự thanh thản thì lại rơi sâu hơn vào cơn mê man. Nàng gượng soi gương để chỉnh trang nhan sắc thì lại chỉ thấy những giọt sầu. Nàng gượng tìm đến với âm nhạc để giải tỏa thì nỗi âu lo về duyên cầm sắt và tình loan phượng lại hiện hình. Dường như nàng đang mang trong mình quá nhiều những nỗi lo sợ, lo lắng, bởi thế, người chinh phụ không những không thể giải tỏa được nỗi niềm bản thân mà còn như chìm sâu hơn vào nỗi bi thương xót xa. Nỗi cơ đơn, lẻ loi của người chinh phụ được đã đặc tả bằng bút pháp trữ tình đa dạng để độc giả có thể cảm nhận được tâm trạng ấy của nhân vật trữ tình ngay cả khi ngày lên cũng như khi đêm xuống, luôn đồng hanh cùng người chinh phụ cả khi đứng, khi ngồi, lúc ở trong phòng và ngoài phòng và bủa vây khắp không gian xung quanh. Sự cô đơn ấy đã làm hao gầy cả hình dáng và héo úa cả tâm tư và người chinh phụ như đang chết dần trong cái bọc cô đơn ấy.
Sống trong không gian cô đơn ấy, nàng chỉ biết nhớ về người chồng nơi biên ải xa xôi kia với một tấm lòng thủy chung, sắt son:
“Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”
Người chinh phụ đã gom hết những yêu nhớ, thương xót và cả lòng thủy chung của mình vào gió đông, nhờ cơn gió mùa xuân ấm áp gửi tâm tư thầm kín của mình đến non Yên. Những hình ảnh có tính tượng trưng ước lệ như “gió đông”, “non Yên”, “trời thăm thẳm” vừa gợi ra không gian rộng lớn vô tận nói lên khoảng cách xa xôi giữa chinh phu và chinh phụ vừa biểu đạt được tấm lòng chân thành, nỗi nhớ nhung vô hạn của người vợ nơi quê nhà. Phải chăng ngọn gió đông đánh thức tâm hồn chinh phụ cũng chính là ngọn gió xuân đánh thức giấc mộng ái ân khuê phòng trong “xuân tứ” của nhà thơ Lí Bạch:
“Cỏ non xanh biếc vùng Yên
Cành dâu xanh ngà ở bên đất Tần
Lòng em đau đớn muôn phần
Phải chăng là lúc phu quân nhớ nhà
Gió xuân có biết chi mà
Cớ chi lọt bức màn là tới ai”
Nhưng nỗi thương nhớ của người chinh phụ người ta còn thấy được cả dư vị của nỗi đau, sự ngậm ngùi, xót xa:
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
Hai từ láy “thăm thẳm” và “đau đáu” đã biểu đạt trực tiếp sắc thái củ nỗi nhớ thương ấy của người chinh phụ. Nếu hai từ “thăm thẳm” gợi nên trường độ của nỗi nhớ nhung trải dài dằng dặc, triền miên trong không gian thì độ sâu của nỗi nhớ được thể hiện qua từ “đau đáu”. Hình ảnh đường lên trời mù mịt, xa xăm cũng giống như bi kịch nỗi nhớ mong của nàng chẳng biết đâu là bến bờ, chẳng biết đến khi nào người chồng trở về để kết thúc cái bi kịch ấy.
“Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
Cảnh vật xung quanh chính là tâm cảnh bởi nó đã được nhìn bởi đôi mắt đẫm lệ, đã nhuốm màu tâm trạng của chủ thể trữ tình. Ý thơ đã đúc kết qui luật cảm xúc và có sự gặp gỡ với ý thơ của Nguyễn Du trong kiệt tác “Truyện Kiều”:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Câu thơ như một tấm bản lề khép lại nỗi nhớ nhung sầu muộn dẫn người đọc đến với nỗi sầu muộn của người chinh phụ trong câu thơ sau. Trong bức tranh mùa đông được gợi mở, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh bất ngờ để cực tả nỗi sầu muộn và cảm giác lạnh lẽo trong lòng người phụ nữ:
“Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô”
Nỗi đau đớn sầu muộn ấy khi thì nặng nề như búa bổ, khi thì nặng nề như cưa xẻ còn “gốc liễu” “cảnh ngô ấy phải chăng chính là hiện thân của người phụ nữ đang mòn mỏi chờ chồng. Cả dung nhan và tâm hồn nàng dường như đang bị tàn phá không phải chỉ bởi cái lạnh lẽo của sương tuyết mà còn là cái lạnh lẽo, cô dơn đang bủa quanh. Mùa đông của thiên nhiên nhiên giờ đây đã hóa thành mùa đông của cuộc đời người chinh phụ.
“Giọt sương phủ bụi chim gù
Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện khơi”
Tiếng chim gù trong bụi cây sương phủ, tiếng côn trùng nỉ non não nề trong đêm sương phải chăng nhà thơ muốn bật lên tiếng lòng tê buốt lạnh giá của người chinh phụ? Phải chăng không chỉ là tiếng sâu tường bên cạnh “vẳng” ra, tiếng chuông chùa từ xa “nện” lại mà đó còn là những cơn sóng dữ dội, tha thiết và nhức nhối đang cuộn lên trong lòng người phụ nữ ấy? Tất cả những âm thanh như đang xoáy sâu vào tâm hồn, ăn mòn tâm trí của chinh phụ. Với sự thành công của biện pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc của thi ca cổ điển nhà thơ không chỉ tô đậm ấn tượng lạnh lẽo của bức tranh mùa đông mà còn đang phơi bày thế giới nội tâm lạnh giá của người chinh phụ. Nếu không phải là một ngòi bút khắc họa tâm lí sắc sảo chắc chắn sẽ không thể miêu tả tâm trạng của người chinh phụ sâu sắc và tinh tế đến thế.
Tưởng chừng như người chinh phụ sẽ mãi chìm đắm trong nỗi sầu muộn ấy, nhưng trong giây lát nàng đã đến với những khao khát của hạnh phúc lứa đôi qua bức tranh hoa nguyệt lộng lẫy của thiên nhiên
“Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên
Lá màn lay động gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Hoa đãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiêt đâu”
Bức tranh hoa nguyệt lộng lẫy ấy đã được nhà thơ khắc họa bằng thủ pháp trùng điệp liên hoàn tạo ra những hình ảnh lồng xoáy vào nhau, những lớp hình ảnh giao hòa. Hoa phô bày vẻ đẹp dưới ánh trăng vàng và vầng trăng tỏa sáng lại phản chiếu bóng hình hoa trên mặt đất. Sắc hoa ngời lên dưới nguyệt và cuối cùng kết tinh lại ở hình ảnh đẹp nhất, một biểu tượng ý nghĩa nhất: nguyệt và hoa giao hòa quấn quýt lẫn nhau. Phải chăng chính sự giao hòa của thiên nhiên, tạo vật đã đánh thức niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi thầm kín trong lòng chinh phụ bấy lâu? Nhưng phải chăng cũng bởi thế mà nỗi đau về sự lẻ loi lại quay lại với nàng mà còn như khơi sâu thêm hơn nữa? Đến thiên nhiên vô tri vô giác còn có cảm giác hạnh phúc lứa đôi, còn nàng, nàng chỉ có một mình với một tấm lòng thủy chung chờ đợi chồng nơi khuê phòng này, chờ những hạnh phúc ái ân sẽ trở về. Cùng với hình ảnh, âm điệu của lời thơ cũng trở nên tha thiết, nồng nàn như những con sóng của niềm khao khát đang dâng lên trong lòng người chinh phụ. Đến đây, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã đạt đến mức điêu luyện. Nếu ở đoạn thơ trên tác giả đã gửi tình vào cảnh thì ở đoạn sau tác giả đã để cho cảnh gợi tình. Những hình ảnh mĩ lệ của hoa lồng nguyệt và nguyệt lồng hoa hết sức mĩ lệ đã thể hiện hết sức tế nhị những khao khát thầm kín và mãnh liệt của người chinh phụ – đó cũng là những khát vọng trần thế và nhân bản của con người.
Bên cạnh tài năng miêu tả tâm lí nhuần nhuyền bằng nhiều bút pháp được thể hiện qua thể thơ song thất lục bát mềm mại của tác giả, dịch giả Hồng Hà Nữ Sĩ còn thành công khi sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách tinh tế và thanh nhã .Chính sự kết hợp của ngôn ngữ giàu về “thể chất” của Nguyễn Gia Thiều với cái linh hồn ngôn ngữ của Đoàn Thị Điểm đã làm cho ngôn ngữ bài thơ truyền tải được mọi cung bậc cảm xúc tinh tế nhất trong diễn biến tâm trạng của người chinh phụ. Tác phẩm đã góp phần vào tiếng nói đấu tranh, tố cáo chiến tranh phong kiến chia rẽ hạnh phúc lứa đôi đồng thời khẳng định quyền sống, quyền hạnh phúc nhân bản nhất của con người. Đó cũng là giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc nhất của tác phẩm.
Những vần thơ khép lại nhưng dường như nỗi đau của người chinh phụ vẫn còn đó. Niềm khao khát về một hạnh phúc từ đây mà trở thành niềm khao khát của cả một thời đại và thúc giục con người hành động để đạt dành được hạnh phúc mà mình đáng có.
- Dường như trong tâm trạng chán chường, người chinh phụ bắt gặp ngọn gió đông, trong nàng loé lên một nguồn hi vọng. Nàng van nài cả gió đông để gửi thương nhớ tới nơi chồng “Lòng này gửi gió đông...non Yên”. Câu hỏi ở đầu cùng việc sử dụng nhiều từ trang trọng: có tiện, nghìn vàng, xin thể hiện sự nhún mình, sự năn nỉ ngọn gió. Nhưng đó là mong ước phi thực tế, hi vọng loé lên rồi vụt tắt ngay. Chỉ có nỗi nhớ là hiện thực “Non Yên...đường lên bằng trời.”. Nỗi nhớ được cụ thể hoá bằng hình ảnh độc đáo: “đường lên bằng trời”. Tác giả còn dùng từ láy “thăm thẳm” chỉ độ sâu để miêu tả nỗi nhớ. Nó cho thấy nỗi nhớ sâu sắc, kéo dài đến mức đã lặn vào tâm hồn người chinh phụ. 4 câu thơ là sự hi vọng nhưng thất vọng nhanh chóng, là việc tìm cách liên lạc với người chinh phu song bất lực. Đọng lại là nỗi nhớ nhung, đau xót của người chinh phụ.
- Hình ảnh gợi ra không gian mênh mông, vô tận của chiến địa. “Non Yên” chính là hình ảnh tượng trưng cho nơi chiến trận, nó chẳng rõ là đâu, lại xa xôi, bất trắc. Đó còn là không gian buồn bã, lạnh lẽo bao trùm “Cảnh buồn người thiết tha lòng...Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.” Cái lạnh như ăn mòn mọi thứ. Qua biện pháp ẩn dụ cùng việc sử dụng các động từ mạnh, ta cảm thấy từ giọt sương, tiếng trùng đến mưa xuân cũng như ẩn tàng một sức mạnh ghê gớm. ở đây, thiên nhiên và con người đã soi chiếu vào nhau, cùng mang chung nỗi sầu. Đúng như Nguyễn Du đã nói: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu./Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Từ “thiết tha” được đảo lên trước từ lòng để nhấn mạnh tâm trạng người chinh phụ. Giờ đây, nỗi buồn đã chuyển thành nỗi đau trong lòng người chinh phụ.
- Lối thơ vắt dòng: “Ngoài rèm thước chẳng mách tin...Đèn có biết dường bằng chẳng biết.”; “Nghìn vàng xin gửi tới non Yên...Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu.”; “Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm...Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!”. Hình thức này làm những câu thơ có sự liên kết với nhau đồng thời góp phần diễn tả nỗi buồn triền miên, kéo dài lê thê không dứt.
--> Đó là trường tâm trạng thể hiện nhiều cung bậc: tù túng, cô đơn, buồn rầu, chán chường, kinh sợ,...Nó là hình ảnh điện tâm đồ trong trái tim người chinh phụ.
Người chinh phụ cô đơn đến tuyệt đối. Nỗi cô đơn thấm đẫm trong nhiều hình ảnh thơ.
Nàng dạo hiên thì hiên vắng, một mình âm thầm gieo từng bước. Chinh phụ hết đứng (dạo hiên) lại ngồi. Mong hình bóng người mà chẳng thấy thước (chim khách) mách tin. Nàng cô đơn trong không gian và thời gian: lẻ loi khi ở trong nhà, một mình lúc dạo gót ngoài hiên; ban ngày nàng cô đơn ban đêm nàng một mình một bóng. Chỉ có ngọn đèn duy nhất có thể làm bạn nhưng lại là vật vô tri vô giác, không thể giúp nàng vơi đi nỗi cô đơn, trái lại càng khơi sâu thêm sự lẻ loi, đơn chiếc: Hoa đèn kia với bóng người khu thương. Cô đơn đến mức buồn rầu nhưng không thể nào giải tỏa được nỗi niềm nên càng cô đơn hơn Buồn rầu nói chẳng nên lời. Nỗi cô đơn đằng đẵng trong thời gian.
Khắc giờ đằng đẵng như niên.
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những dấu hiệu trên liên tục xuất hiện trong nhiều dòng thơ nối tiếp nhau có tạc dũng tô đậm nỗi niềm cô đơn của người chinh phụ. Không ai cô đơn như nàng! Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của nhà thơ thật tài tình!
- Tả tâm trạng qua hành động: người chinh phụ đi ra đi vào, cuốn lên buông xuống tấm rèm nhiều lần: “Dạo hiên vắng...đòi phen.”. Đó là hành động lặp đi lặp lại, không có mục đích rõ ràng, thể hiện tâm trạng nặng nề, tù túng, nóng ruột.
- Tả tâm trạng qua ngoại cảnh: chim thước là vật báo tin may; đèn là vật tả nỗi cô đơn, thường được dùng trong ca dao và thơ cổ, Vd: “Đèn thương nhớ ai /Mà đèn không tắt?”. Nó thể hiện sự mong ngóng tin tức của người chồng, mong có người chia sẻ nỗi cô đơn. Câu hỏi tu từ : hỏi “đèn” chính là mong muốn tha thiết có kẻ hiểu thấu tâm can mình.
- Trực tiếp thể hiện tâm trạng: người chinh phụ hỏi đèn nhưng rồi tự trả lời bằng 2 lần phủ định triệt để. Đèn không thể biết được tâm trạng nàng, dù có biết cũng không hiểu thấu được. Nó khẳng định một sự thực: nàng hoàn toàn cô đơn, không ai chia sẻ. Dường như không kìm nén được, nàng đã bộc lộ bằng những câu than vãn đau đớn. Từ “bi thiết” là một tính động từ nhấn mạnh nỗi buồn đau xen trộn của nàng. Ta cảm tưởng như ống kính máy quay đang kề sát chân dung người chinh phụ để chớp lấy cân cảnh sắc thái tâm trạng tinh vi. Đó là tâm trạng buồn rầu tới chẳng thiết nói năng: “Buồn...lời”. Câu thơ đã nêu lên quy luật tất yếu của nỗi buồn. Khi buồn tới độ cao trào, con người trở nên câm lặng trước mọi vật. Tới câu 8, ống kính lại đưa ra xa để bao quát căn phòng. Trong lòng người thì bão tố mà cảnh vật thì tĩnh mịnh đơn côi tới buồn bã! Sao nhìn cảnh ấy không thương cho được!
1.Mở bài
Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII - Một giai đoạn lịch sử đầy biến động nên đã từng chứng kiến bao cảnh li tán gia đình, cảm thông, trân trọng nỗi đau khổ cũng như khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến phương xa. Có lẽ xuất phát từ thực tế đó mà ông đã viết nên tác phẩm "chinh phụ ngâm" một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại ngâm khúc trong văn học trung đại Việt Nam
"Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" là một trong những đoạn trích tiêu biểu nói về tình cảnh tâm trạng cô đơn, lẻ bóng của người vợ trẻ khi chồng ra trận vắng nhà
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
...............................
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng
2.Thân bài
Tám câu thơ đầu mở ra một tâm trạng cô đơn,lẻ bóng của người chinh phụ
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương !
Nỗi cô đơn của người chinh phụ trước hết được thể hiện qua hành động một mình nàng dạo hiên vắng. Buôm rèm rồi lại cuốn rèm không biết bao nhiêu lần. Đó là tâm trạng chờ đợi mong ngóng, tin tức người chồng phương xa. Hành động lặp đi lặp lại cho thấy nàng đang rối bời, tù túng, bế tắc, tự đối diện với lòng mình.
Nỗi cô đơn của người chinh phụ còn được diễn tả qua sự đối bóng giữa nàng với ngọn đèn khuya
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Hai câu thơ trên được viết theo hình thức câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bế tắc của người chinh phụ: nàng hỏi đèn để mong muốn tìm dược một sự đồng cảm, sẻ chia, nhưng rồi tự trả lời bằng hai lần phủ định:" Đèn biết chăng- đèn có biết" hình ảnh ngọn đèn cùng với nỗi lòng của người chinh phụ như càng góp phần khẳng định nỗi buồn triền miên, cô đơn, không ai chia sẻ. Đến nỗi không thể nào kìm nén dược nàng buộc phải thốt lên những lời than vãn đau đớn:"Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi/Buồn rầu nói chẳng nên lời/Hoa đèn kia với bóng người khá thương ! "
Ngôn ngữ đoạn thơ có sự chuyển đổi tinh tế để phù hợp với diễn biến tâm trạng của người chinh phụ. Từ lời miêu tả nội tâm, rồi biểu cảm rất thương xót ngậm ngùi, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ của tác giảTám câu thơ cuối đoạn tiếp tục diễn tả tâm trạng sầu muộn triền miên của người chinh phụ
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa.
Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
Đoạn thơ chủ yếu sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tức là dùng ngoại cảnh để miêu tả tâm trạng nhân vật, dùng cái chủ quan để miêu tả cái khách quan.Vì thế, thời gian vật lí đã biến thành thời gian tâm lí. Tả tiếng "gà eo óc gáy" báo hiệu năm canh và bóng cây "hòe" trong đêm nhằm làm tăng ấn tượng vắng vẻ tĩnh mịch, gợi cảm giác hoang vắng cô đơn đáng sợ. Trong tâm trạng chờ đợi mỏi mòn, người chinh phụ thấy thời gian trôi qua một cách chậm chạp, một khắc một giờ giống như một năm.
Và để giải tỏa nỗi niềm sầu muộn, người chinh phụ đã tìm đến những thú vui tao nhã thường ngày:" soi gương, đốt hương, gãy đàn" và tất cả chỉ làm trong sự gượng gạo, miễn cưỡng chán chường. Trang điểm vốn là thói quen của người phụ nữ nhưng người chinh phụ giờ đang soi gương mà không thể cầm được nước mắt vì nàng nhận ra nhang sắc đả phai cùng với nỗi niềm trống trải, đơn chiếc.Đốt hương để mong tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn mà hồn lại thêm mê man, bấn loạn. Gảy đàn lại sợ đứt dây báo hiệu sự không may mắn trong tình cảm vợ chồng
Nghệ thuật: Thành công của đoạn trích là ở khả năng miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc của văn học trung đại sử dụng các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ, so sánh linh hoạt.
3.Kết bài (Gợi ý)
Đoạn trích nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa. Tình cảnh lẻ loi đó được chiếu ứng trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống vắng vây bủa bốn bề và cuộc sống hoá thành vô vị, mất hết sinh khí. Trên tất cả là tâm trạng cô đơn và sự ý thức về thảm trạng mất đi niềm tin, đánh mất niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời rộng lớn. Trạng thái tình cảm đó một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiêu số phận chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác xác nhận nhu cầu nói lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Không có gì khác hơn, đó chính là khả năng mở rộng diện đề tài, khai thác sâu sắc hơn thế giới tâm hồn con người, xác định nguồn cảm xúc tươi mới
Đặng Trần Côn là người làng Mọc, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hiện chưa rõ năm sinh, năm mất của ông, chỉ biết ông là một danh sĩ nổi tiếng hiếu học, tài ba sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Cảm xúc trước hiện thực những cuộc chiến tranh do giai cấp phong kiến đương thời tiến hành chém giết lẫn nhau để tranh giành địa vị hoặc đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nông dân, Đặng Trần Côn đã sáng tác “Chinh Phụ Ngâm” để nói lên những khổ đau, mất mát của con người, nhất là tình cảnh người vợ lính trong chiến tranh. Nhiều người đã diễn Nôm Chinh phụ ngâm, song chỉ bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm vượt qua giới hạn của bản dịch để trở thành sự đồng sáng tạo tuyệt vời. Dịch giả đã dùng thể thơ song thất lục bát, một thể thơ do người Việt sáng tạo để miêu tả những diễn biến tâm trạng người chinh phụ có chồng đi chinh chiến. Trong đó đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã nói lên tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ cô đơn, buồn khổ trong thời gian chồng ngoài chiến trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về, đồng thời thể hiện ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Tám câu thơ đầu diễn tả nỗi bồn chồn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi. Không gian hết sức vắng lặng, hiu hắt, chỉ có bước chân của người lẻ bóng thầm gieo trên hiên vắng. người chinh phụ đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại như chờ mong tin lành báo chồng trở về, nhưng tin tức về người chồng vẫn bặt vô âm tín. Nỗi thất vọng tràn trề. Ở ngoài hiên hay ở trong phòng, nàng vẫn lẻ loi, cô đơn hết sức. Mong con chim thước cất lên tiếng kêu, nhưng đến cả tiếng chim của sự mong mỏi cũng im vắng. Đêm khuya, một mình một bóng dưới ánh đèn, người chinh phụ khao khát sự đồng cảm, sẻ chia, nàng hi vọng ngọn đèn thấu hiểu và soi tỏ lòng mình. Nhưng đèn vô tri, vô cảm, đèn không thể an ủi, sẻ chia cùng người nỗi buồn đau cô lẻ.
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”
Bốn câu thơ tiếp theo từ nỗi khát khao đồng cảm chuyển sang thời gian chờ đợi dài vô cùng như không gian mênh mông vô tận. Tiếng “gà eo óc gáy sương năm trống” vừa diễn tả sự trôi chảy của thời gian, vừa diễn tả sự giày vò của lòng người. Biết bao đêm một mình một bóng, một ngọn đèn thao thức năm trống canh, nghe tiếng “gà eo óc gáy sương”, lòng thổn thức mong chờ. Tuổi trẻ dần phôi pha theo thời gian. Bóng cây hoè lặng lẽ im lìm trong đêm gợi thêm cảm giác hoang vắng. Thời gian tâm lý được nhân lên gấp bội: “Khắc giờ đằng đẵng như niên”, và mối sầu trong lòng người lẻ loi, cô đơn trải ra trong một không gian vô tận: “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”. Bốn dòng thơ có bốn từ láy được chia đều, một từ gợi âm thanh, gợi lên sự giày vò trong tâm trạng (eo óc); một từ gợi cảm giác hoang vắng (phất phơ); một từ gợi thời gian tâm lý (đằng đẵng); một từ gợi không gian vô tận, nỗi sầu vô tận (dằng dặc), đồng thời gợi âm điệu sầu não bình yên.
Bốn câu thơ tiếp theo diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ để mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi, cô đơn, nhưng không thoát nổi. người chinh phụ gượng soi gương để trang điểm, nhưng nhìn thấy gương mặt mình, người chinh phụ lại không cầm nổi nước mắt. Đau đớn nhất là khi:
“Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”
Đàn cầm, đàn sắt thường hoà âm với nhau ví như cảnh vợ chồng đoàn tụ, hoà thuận, ấm êm. Dây đàn uyên ương gợi lên biểu tượng lứa đôi gắn bó, hoà hợp như đôi chim uyên ương. Những biểu tượng ấy càng khơi sâu nỗi sầu cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. Ba từ “gượng” diễn tả cảm giác vô duyên, trớ trêu, xót xa trước cảnh ngộ. Dây đàn “đứt” và “chùng” đều là dấu hiệu về điềm gở. Nỗi kinh hãi, ngại ngùng của người chinh phụ khi “gượng gảy ngón đàn” trở thành một mặc cảm về sự lẻ loi, cô đơn trọn kiếp của cô phụ.
Tám câu thơ cuối thể hiện nỗi khao khát gửi tình thương nhớ sâu nặng của người chinh phụ đến chồng, nhưng trong nỗi khao khát ấy đã chứa sẵn mầm tuyệt vọng. Làn gió đông yếu ớt kia không đủ sức mang nỗi lòng thương nhớ “nghìn vàng” của nàng đến tận non Yên xa thẳm. Nỗi nhớ thương càng trở nên thăm thẳm, không thể cân đo đong đếm được. Nỗi niềm ấy chìm vào lạnh lẽo với hình ảnh sương gió, mưa, tiếng côn trùng. Tất cả đều sự gợi cô đơn, buồn nhớ.
Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tuổi trẻ và phản kháng chiến tranh phi nghĩa. Tiếng nói nhân đạo của Chinh phụ ngâm hoà vào với tiếng nói nhân đạo của văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có ý nghĩa khẳng định truyền thống quý báu của văn học dân tộc.
Trong đoạn trích, tác giả dùng một số yếu tố ngoại cảnh là ngọn đèn, tiếng gà gáy và cây hòe. Các yếu tố ngoại cảnh được đưa ra không phải để miêu tả hay kể lại sự việc gì mà nhằm thể hiện tâm trạng của người chinh phụ trong hoàn cảnh một mình một bóng.
+ Hình ảnh ngọn đèn.
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đền kia với bóng người khá thương!
Vò võ suổt năm canh trường trong ngóng đợi, khát khao, chinh phụ muốn có bạn để giải tỏa nỗi niềm. Người bạn duy nhất là ngọn đèn nhưng lại là vật vô tri vô giác. Nỗi niềm bi thiết chẳng biết san sẻ cùng ai:
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Và trớ trêu thay, ngọn đèn kia càng khơi sâu thêm nỗi niềm cô đơn của nàng:
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
Tác giả tả đèn là để tả sự cô đơn của con người. Biện pháp này khá phổ biến trong văn học trung đại. Có thể tìm thấy khá nhiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Một mình nàng ngọn đèn khuya,
Áo dầm giọt lệ tóc se mái đầu.
(trước khi Kiều trao duyên cho Vân).
- Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
(Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Người vào chung gối loan phòng,
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài.
(Kiều sau khi bị Hoạn Thư hành hạ cùng Thúc Sinh)
+ Tiếng gà gáy
Gà eo óc gáy sương năm trống
Âm thanh tiếng gà gáy được miêu tả: eo óc chứng tỏ không gian im lìm, vắng vẻ. Đây là nghệ thuật dùng cái động để thể hiện cái tĩnh. Tiếng gà gáy chỉ làm tăng thêm ấn tượng tịch mịch, im ắng.
+ Cây hòe.
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Hình tượng hòe phất phơ và rủ bóng bốn bên gợi cảm giác về sự thưa thớt, hoang vắng, tô dậm thêm nỗi cô đơn của người chinh phụ. Cô đơn đến đáng sợ.