Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Hai cây phong" là một câu truyện được trích từ tác phẩm "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Ai-ma-tốp được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Câu truyện kể về hai cây phong ở làng Ku-ku-rêu và người thầy Đuy-sen người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò còn nhỏ của mình! Người đã cứu giúp cô bé An-tư-nai khỏi sự hà khắc, sai khiến, đánh đập của bà thím.Hai cây phong được chính tay người thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai vun trồng. Giờ đây hai cây phong cao sừng sững là nơi gắn bó bao kỉ niệm của những người học trò trong làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng, chúng không chỉ được kể tả bằng sự quan sát mà bằng một tâm hồn và trí tưởng tượng của người nghệ sĩ! Hình ảnh hai cây phong gắn với câu truyện về người thầy. Thể hiện lòng biết ơn đối với người thầy Đuy-sen.
Cái này chỉ là cảm nghĩ thôi nha.....bài này có sẵn mk lấy vở ra chép hà...vs tại lúc đấy vì chán quá nên cứ nghĩ sao ghi vậy thôi (mít tiết cuối mệt lắm...làm biếng) trong vở mk viết 1 trang lun í,mà chữ âu to!Chẳn hỉu sao nộp lên đay thấy ít gê
Nhưng mk chắc chắn với bn rằng!Đoạn văn này đã ghi đầy đủ ý ròi đấy....cũng ko quá ngắn mà cũng ko thiếu ý hay dư ý đâu!Vì là cảm nghĩ nên chỉ ns sơ mấy cái cần thiết thoi!
Thầy ước mơ An-tư-nai sẽ đc học hành và toàn bộ trẻ em đều đc học hành, có đc tương lai sáng lạng như những em bé khác.
Đc gọi là trường Đuy sen vì thầy Đuy -sen là người đầu tiên đưa trẻ em đc đi học, có ước mơ tốt đẹp, là người tạo đk phát triển cho miền quê vẫn còn lạc hậu, mù chữ như ở ngôi làng Ku-ku-rêu, đem tới tương lai tươi sáng cho trẻ em vùng này, đại diện tiêu biểu là cô bé An-tư-nai
Hai cây phong là hình tượng giàu giá trị. Hai cây phong do thầy Đuy-sen vun trồng từ khi thành lập trường học đầu tiên ở miền quê nghèo khó ấy. Thầy vun trồng những cái cây cũng như vun trồng những thế hệ trẻ. Bởi vậy, hai cây phong là dấu mốc, là biểu tượng cho lòng quyết tâm vào việc "trồng người". Cây phong từ khi còn nhỏ cũng như thế hệ trẻ ở miền quê của An-tư-nai. Khi lớn lên, cây phong trở thành điểm mốc, điểm tựa cho những đứa trẻ. Chúng cùng trèo lên cây để nhìn ngắm ra thế giới và ai đi xa trở về cũng lấy hai cây phong ấy làm điểm mốc về tìm về quê hương. Như thế, hai cây phong là hình ảnh giàu giá trị biểu tượng, là biểu tượng cho sự vun trồng thế hệ trẻ, là biểu tượng về tình thương, sự hi sinh, niềm tin của thầy Đuy-sen
vì 2 cây phong là nhân chứng cho câu chuyện cảm động về người thầy đuy-sen, người đã gieo trồng và vun đắp hi vọng cho những học trò nhỏ.
Một số câu: “Rồi em sẽ thấy hai cây phong của chúng ta đẹp đến nhường nào! Chúng nó sẽ đứng trên ngọn đồi này, sát cánh nhau như hai anh em. Và mọi người sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng và những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng. Đến khi ấy cả cuộc sống cũng sẽ khác, An-tư-nai ạ. Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước...”
Qua các chi tiết miêu tả đậm chất hội họa, hình ảnh hai cây phong với sức sống dẻo dai, mãnh liệt, trở thành biểu tượng cho làng quê Ku-ku-rêu, cho những phẩm chất tốt đẹp của dân làng và gợi nhắc những người con xa quê tìm về với quê hương.