Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”
lm hộ nha mn
Tham khảo:
Trường từ vựng chỉ các thành viên trong gia đình: bố, mẹ, cô
ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH:
Bé Hồng có tình yêu thương mẹ tha thiết, mãnh liệt. Thật vậy! Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" tác giả Nguyên Hồng đã cho ta thấy rõ điều đó. Sinh ra trong một gia đình mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống vốn đã thiếu thốn tình cảm của người cha lại thêm vắng bóng mẹ, hồng phải sống nhờ vào bà cô giàu có nhưng cay nghiệt.mặc dù bà cô bên cạnh luôn ngày ngày tìm cách chia rẽ mẹ và hồng cậu ko mảy may đến những lời nói đó mà còn thấy nhớ mẹ, thương mẹ vô cùng. và càng ngày nỗi niềm khát khao được sống trong tình yêu của mẹ, sự chăm sóc dịu dàng và nâng niu của mẹ. và rồi, chính sự khát khao của hồng đã giúp cậu gặp lại mẹ vào 1 buổi chiều tan học.bằng những trực giác hết sức tinh tế và nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nồng nàn đã ăn sâu vào tiềm thức, cậu dã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ của mình.cậu đã khóc, tiếng khóc ấy chứa đựng niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp mẹ và cả nỗi tủi thân bởi quá lâu không được gặp mẹ. trong giây phút ấy, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và ko mảy may suy nghĩ gì. và cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quí, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.
ĐOẠN VĂN QUY NẠP:
Với một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất cả những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng, .... Và bé Hồng có tình yêu thương mẹ tha thiết, mãnh liệt.
Mở bài: Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm:
- Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu;
- Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh
Thân bài: Lần lượt làm sáng tỏ từng luận điểm.
1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng
- Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng.
- Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ;
- Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc…
2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh
- Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô:
+ Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..
+ Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ:“Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mànghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
- Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ:
+ Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lênkhóc nức nở.
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹlà hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…
+ Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thànhvà cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Kết bài: - Khẳng định vấn đề đã chứng minh:
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
- Nêu thái độ, tình cảm của người viết:Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng
Bạn tham khảo nha!
Mở bài: Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm:
- Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu;
- Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh
Thân bài: Lần lượt làm sáng tỏ từng luận điểm.
1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng
- Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng.
- Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ;
- Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc…
2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh
- Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô:
+ Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..
+ Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ:“Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mànghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
- Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ:
+ Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lênkhóc nức nở.
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹlà hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…
+ Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thànhvà cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Kết bài: - Khẳng định vấn đề đã chứng minh:
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
- Nêu thái độ, tình cảm của người viết: Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng
: a. Đau đớn xót xa đến tột cùng: Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nhục mẹ một cách tàn nhẫn, trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức : “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng ”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội.
b. Căm ghét đến cao độ những cổ tục . Cuộc đời nghiệt ngã, bất côngđã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt báy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ......... mới thôi”.
c. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổthiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Có những đêm Nô-en, em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm ...
d. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ. Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.
Cần xác định đúng nội dung bài viết : Lời nhận định của nhà văn Thạch Lam : Lũng yờu thương vô hạn của chú bé Hồng đối với mẹ:
‐ Trong lũng chỳ bộ Hồng luụn mang hỡnh ảnh của người mẹ có “vẻ mặt rầu rầu và hiền từ”. Mặc dù mẹ chú đó bỏ nhà đi giữa sự khinh miệt của đám họ hàng cay nghiệt, mặc dù non một năm mẹ không gửi cho chú một lá thư hay đồng quà tấm bánh, chú vẫn đầy lũng yờu thương và kính trọng mẹ. Với Hồng, mẹ hoàn toàn vô tội.
‐ TRước những lời lẽ thớ lợ thâm độc của bà cô, Hồng không mảy may dao động “Không đời nào tỡnh thương yêu và lũng kớnh mến mẹ tụi lại bị những rắp tõm tanh bẩn xõm phạm đến..”. Khi bà cô đưa ra hai tiếng em bé để chú thạt đau đớn nhục nhó vỡ mẹ , thỡ chú bé đầm đỡa nước mắt , nhưng không phải chú đau đớn vỡ mẹ làm điều xấu xa mà vỡ “tụi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vỡ sợ những thành kiến tàn ỏc mà xa lỡa anh em tụi để sinh nở một cách giấu giếm …” .Hồng chẳng những không kết án mẹ , không hề xấu hổ trước việc mẹ làm mà trái lại Hồng thương mẹ sao lại tự đọa đầy mỡnh như thế!
Tỡnh yờu thương mẹ của Hồng đó vượt qua những thành kiến cổ hủ. Ngay từ tuổi thơ, bằng trải nghiệm cay đắng của bản thân, Nguyên Hồng đó thấm thía tính chất vụ lớ tàn ỏc của những thành kiến hủ lậu đó “ Giá những cổ tục đó đâyd đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”Thật là hồn nhiên trẻ thơ mà cũng thật mãnh liệt lớn lao! Sự căm ghét dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của lũng yờu thương dào dạt đối với mẹ của Hồng.
‐ Cảnh chú bé Hồng gặp lại mẹ và cảm giác vui sướng thấm thía tột cùng của chú khi lại được trở vè trong lũng mẹ: ở đoạn văn này tỡnh yờu thương mẹ của chú bé khồn phải chỉ là những ý nhĩ tỉnh tỏo mà là một cảm xỳc lớn lao, mónh liệt dõng trào, một cảm giỏc hạnh phỳc tuyệt vời đó xõm chiếm toàn bộ cơ thể và tâm hồn chú bé.
‐ Thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mỡnh , chỳ bộ cuống quýt đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi! …”. Nếu người quay lại không phait là mẹ thỡ thật là một điều tủi cực cho chú bé “Khác gỡ cỏi ảo ảnh của một dũng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đó hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngó gục giữa sa mạc”. Nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của chú bé đó được thể hiện thật thấm thía xúc động bằng hình ảnh so sánh đó.
‐ Chú bé “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”, và khi trèo lên xe, chú “ríu cả chân lại” .
Biết bao hồi hộp sung sướng và đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuồng quýt ấy. Và khi được mẹ kéo tay, xoa đầu hỏi thỡ chỳ lại “ũa lờn khúc và cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu đau khổ dồn nén không được giải tỏa suốt thời gian xa mẹ đằng đẵng, lúc này bỗng vỡ òa…
‐ Dưới cái nhỡn vụ vàn yờu thương của đứa con mong mẹ , mẹ chú hiện ra xiết bao thân yêu, đẹp tươi “với đôi mắt trong và nước da mịn , làm nổi bật màu hồng của hai gũ mỏ”. Chỳ bộ cảm thấy ngõy ngất sung sướng tận hưởng khi được sà vào lũng mẹ, cảm giỏc mà chỳ đó mất từ lõu “Tụi ngồi trờn đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đó bao lõu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Chú
bé cũn cảm nhận thấm thớa hơi mẹ vô cùng thân thiết với chú “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”
‐ Từ cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm trong lũng mẹ, nhà văn nêu lên một nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: “ Phải bé lại và lăn vào lũng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gói rụm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có
một êm dịu vô cùng”. Dường như mọi giác quan của chú bé như thức dậy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực , êm dịu khi ở trong lũng mẹ. Chú không nhớ mẹ đã hỏi gì và chú đã trả lời những gì. Câu nói ác ý của bà cô hôm nào đó hoàn toàn bị chìm đi
*Tham khảo gợi ý:
Tình yêu và niềm khao khát mong muốn đc gặp mẹ của Hồng thật mãnh liệt nhường nào . Như chúng ta cx đã biết về hoàn cảnh của bé Hồng rồi đấy . Cha mất , mẹ đi tha hương cầu thực để kiếm sống qua ngày để lại Hồng sống với người cô cay nghiệt và trong sự sự ghẻ lạnh , khinh bỉ của mọi người xung quanh . Dù sống xa mẹ , dẫu mẹ ko bao giờ gửi 1 đồng quà , lá thư ,... hay cho dù người cô có ruồng rấy luôn chửi rủa mẹ thì với Hồng những điều đó là phi nghĩa , nhảm nhí và Hồng ko bao giờ có ý định ghét bỏ mẹ . Hồng đúng là một người con hiếu thảo ! Hồng như thấu hiểu cho nỗi lòng , hoàn cảnh của mẹ bị những hủ tục lạc hậu đày đọa nên mới đành phải ra đi như thế . Vậy nên Hồng vô cùng căm ghét những hủ tục lạc hậu ấy . Hồng càng căm ghét hủ tục bao nhiêu thì Hồng lại càng yêu thương mẹ bấy nhiêu ! Tình yêu mà Hồng dành cho mẹ sẽ là mãi mãi là không phai mờ ....
BÀI LÀM
Như một mầm non tí tách nhú chồi, như một nõn lá xanh non chưa bị thời gian nhuốm bụi, như một giọt sương mai tinh khiết – đó là tuổi thơ – trong sáng và thánh thiện biết bao. Tuổi thơ là tuổi thần tiên, không có thành kiến và định kiến. Tuổi thơ phải được vui chơi và sống giữa tình thương của cha mẹ. Nhưng có những em bé thì ngay tuổi thơ đã phải chịu nhiều đau khổ. Hồng (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) là một em bé như vậy. Em phải chịu mọi sự thành kiến của họ hàng và những lời lẽ cay độc của bà cô với một tấm lòng yêu thương và khát khao tình mẹ. Có lẽ vì thế mà khi nhận định về tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Thạch Lam đã nói: “Những ngày thơ ấu là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.
Đoạn trích Trong lòng mẹ được rút ra từ tác phẩm Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng. Đây là tập hồi kí về tuổi thơ đau thương, tủi cực của chính nhà văn. Bởi vậy, “những rung động cực điểm” của Hồng cũng chính là của nhà văn.
Hồng sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Bố nghiện ngập và chết sớm. Mẹ tha phương cầu thực. Xã hội không dung nạp em. Hồng trở thành một em bé mồ côi, lạc lõng giữa dòng người. Cuộc đời của Hồng là một chuỗi ngày dài đong đầy nước mắt. Em bị họ hàng xa lánh. Tuổi thơ Hồng đã phải chịu biết bao nhiêu cay đắng, khổ đau. Cuộc đời đã không mang lại cho em nhiều may mắn. Em phải sống với bà cô đầy cay nghiệt, bà đã dùng những lời độc địa để nói về mẹ em – người phụ nữ mà mọi người coi là không đoan chính. Hồng đã khóc. Em khóc vì tủi thân, khóc vì thương mẹ. Em bất lực trước những thành kiến mà xã hội “dành tặng” cho mẹ. Em thương và yêu mẹ vô cùng.
Như người ta thường nói: Khi đau khổ thì ta khóc. Hồng cũng vậy. Có thể nói, những đau khổ mà cuộc đời “đem lại” cho em đã tràn ngập trong tâm hồn bé nhỏ. Những đau khổ ấy đã lên đến cực điểm. Tại sao người ta lại dành cho mẹ em những lời lẽ độc ác như vậy? Tại sao người ta lại không hiểu rằng mẹ em đã phải chôn vùi tuổi xuân và sức sống của mình trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc? Cuộc đời mẹ đã phải chịu quá nhiều vất vả, khổ đau. Từ chỗ im lặng không nói đến lúc rơm rớm nước mắt rồi oà khóc nức nở, Hồng đã phải cố ghìm nén nỗi đau. Tiếng khóc ấy lẽ ra đã phải được bật ra từ lâu, bởi Hồng không đáng bị đối xử như thế. Dù sao em vẫn là một đứa trẻ và em có quyền được vui chơi, được hưởng hạnh phúc. Không phải ngẫu nhiên mà em khóc, cũng không phải ngẫu nhiên mà Hồng ý thức được cái ý đồ thâm độc của bà cô. Chỉ tình thương yêu của mẹ đã giúp em có được những điều đó. Đây chính là sự rung động mãnh liệt trong trái tim em. Tinh cảm yêu thương mẹ càng được nhân lên khi em biết được tất cả những nỗi tủi cực của mẹ cũng như của những người phụ nữ khác đều do những hủ tục xã hội gây nên. Càng yêu mẹ bao nhiêu em càng căm thù xã hội bấy nhiêu: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”.
Nhưng khát vọng được gặp mẹ, được nhìn thấy mẹ luôn luôn thôi thúc, trào dâng trong lòng Hồng. Nỗi niềm thương nhớ người mẹ tích tụ, nung nấu qua bao tháng ngày khiến tình cảm đứa con dành cho mẹ giống như một tín ngưỡng, thành kính, thiêng liêng. Trái tim của Hồng như đang rạn nứt, đang rớm máu vì thiếu mẹ. Cho nên, lòng khao khát gặp mẹ, được sống với mẹ của em càng lên cao tới tột điểm. Mẹ của em đã trở về. Bằng linh cảm cực nhạy của đứa con khao khát tình mẫu tử, Hồng nhận ra mẹ ngay. Em vui mừng cất tiếng gọi mẹ – cái tiếng mà bấy lâu nay em cất giấu trong lòng – cái tiếng mà em hãnh diện, tôn thờ. Còn hạnh phúc nào bằng hạnh phúc được lăn xả vào lòng mẹ, được mẹ âu yếm, vỗ về. Hồng yêu mẹ biết bao, em gặp mẹ ví như “người bộ hành giữa sa mạc tìm được bóng râm và nước mát”. Và em nghĩ rằng, nếu đó không phải là mẹ thì đối với em đó là một sự thất vọng ghê gớm: bóng râm và nước mát chỉ còn là ảo ảnh.
Và khi mẹ con nhận ra nhau thì bé Hồng oà lên khóc nức nở. Bao nhiêu côi cút, bao nhiêu chờ đợi bỗng vỡ oà trong nước mắt. Dường như những giọt nước mắt của Hồng là những giọt tình cảm mà em dành cho mẹ. Tất cả, tất cả như lan chiếm hết trái tim em. Phải chăng đây chính là cao điểm của những rung động trong tâm hồn trẻ dại của Hồng? Hồng muốn căng hết tất cả mọi giác quan để thâu nhận cho hết, cho hả cái tình mẹ con sau bao năm xa cách. Phút giây gặp lại mẹ đối với Hồng là những phút “rạo rực” bởi Hồng yêu mẹ, tin mẹ và khao khát gặp mẹ. Em cảm nhận được tình thương của mẹ từ bàn tay, từ hơi ấm lòng mẹ toả ra. Tình cảm mẹ con vô cùng thiết tha, sâu nặng. Và bé Hồng thực sự phải được hưởng niềm hạnh phúc lớn lao ấy bởi con người, tâm hồn em là một vì sao nhỏ bé nhưng sáng chói giữa bầu trời bao la.
Hồng đã phải chịu những khổ đau, tủi cực xen lẫn niềm hạnh phúc. Chính vì vậy, những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại là tình cảm chân thành, tình yêu thương cháy bỏng, sự căm ghét tận cùng xuất phát từ chính trái tim tác giả – nhân vật bé Hồng. Tất cả những tình cảm ấy đã lên đến đỉnh điểm.
Nếu như tâm hồn trẻ thơ là dây đàn muôn điệu thì sợi dây đàn trong tâm hồn bé Hồng đã biết gạt bỏ những thành kiến xấu xa của xã hội để ngân rung lên khúc ca đầy yêu thương, nhân ái và bao dung.
Tham khảo:
Có tuổi thơ nào chẳng đầy ắp những kỷ niệm ngọt ngào về tình mẹ, tình quê hương, về mái trường yêu dấu. Nhưng có tuổi thơ đã hóa trang văn, mà mỗi trang ấy là trang đời về một thời thơ ấu thiếu tuổi thơ đầy cay đắng. Đó chính là Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được hiện lên qua dòng chữ đẫm nước mắt, trong đó đoạn trích Trong lòng mẹ, chương IV của tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đánh giá về đoạn trích này, sinh thời nhà văn Thạch Lam cho rằng: Nguyên Hồng đã miêu tả thành công những rung động cực điểm của một linh hồn bé dại về người mẹ yêu thương của mình.
Nhân vật tôi (bé Hồng) là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép, không có tình yêu, cha bé vì cờ bạc, nghiện ngập mất sớm. Mẹ vì nợ nần, cùng túng phải tha phương, cầu thực. Bé sống trong sự ghẻ lạnh của cả một họ hàng giàu có luôn tìm mọi cách chia cắt tình mẹ con.
Đoạn trích không đầy bốn trang giấy, nhưng mỗi dòng chữ dường như cũng phập phồng, thổn thức bởi những rung động cực điếm của một trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng. Chất trữ tình của một ngòi bút nhân đạo thống thiết thấm đẫm qua lời kể của nhân vật tôi (bé Hồng) và những lời bình luận trữ tình ngoại đề của tác giả.
Hiển hiện qua những dòng hồi ký, người đọc như cảm thấu được mọi cung bậc: đau đớn, tủi hận, xót xa, căm giận, sung sướng, hạnh phúc…của bé Hồng. Tất cả cung bậc đó được khởi nguồn từ một trái tim yêu mẹ.
Trước hết những rung động ấy được thể hiện bằng phản ứng quyết liệt của bé Hồng trước lời nói của người bà cô xấu bụng.
Xa mẹ, rất nhớ mẹ, muốn gặp mẹ nhưng khi cô nói Hồng, có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không tưởng đến khuôn mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ, bé toan trả lời có nhưng nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt rất kịch của người cô, bé cúi đầu không đáp rồi lại cười đáp: Không! cháu không muốn vào. Đây có thể coi là phản ứng thông minh, xuất phát từ một trái tim nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ sâu sắc.
Nhưng vì trái tim non nớt, khi người bà cô ngọt ngào: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu và thăm em bé nữa chứ thì lòng bé thắt lại, khóe mắt cay cay … nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm, ở cổ,… cười dài trong tiếng khóc. Các từ rớt, ròng ròng, chan hòa, đầm đìa cùng một trường nghĩa, miêu tả giọt nước mắt đớn đau của bé Hồng vì thương mẹ đến vô hạn. Nỗi đau của bé âm thầm cố kìm nén bên trong giờ đây không thể nào kìm giữ nổi đã vỡ ra thành nước mắt. Mặc dù không đời nào tình thương mẹ của bé lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến nhưng lời nói của người bà cô quả như mũi dao ghê gớm, sắc lạnh đã chạm tới nơi dễ tổn thương nhất của một trái tim thơ ngây đã từng rỉ máu vì nỗi đau xa mẹ, yêu mẹ đến vô cùng.
Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao xúc cảm thơ ngây bồng bột về người mẹ tội nghiệp: Tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tồi để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu
Từ nỗi đớn đau vì thương mẹ, bé Hồng căm giận những cổ tục đày đọa mẹ bé qua hình ảnh so sánh thật dữ dội.
Đến đây tình thương mẹ trào lên như bão nổi, giằng xé với bao phẫn uất: Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.
Nhà văn đã sử dụng các động từ chỉ hành động mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến với sắc thái biểu cảm ngày càng tăng, khiến lời văn dường như sôi sục, tuôn trào đặc tả tâm trạng phẫn uất, căm giận cao độ của bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ mẹ bé. Qua đó, ta càng thấu hiểu bé Hồng thương yêu mẹ đến chừng nào.
Trong xã hội phong kiến ngày trước, biết bao người phụ nữ đã phải chôn vùi tuổi xuân vì những thành kiến vô hình mà ác nghiệt ấy:
Gió đưa cây trúc ngã quỳ
Ba năm trực tiết còn gì là xuân.
Từ câu chuyện riêng của đời mình, Nguyên Hồng đã truyền tới người đọc nội dung mang ý nghĩa xã hội sâu sắc bằng những dòng văn giàu cảm xúc và hình ảnh thật ấn tượng. Thông qua những rung cảm của trái tim người con, Nguyên Hồng đã phát biểu quan điểm nhân đạo tiến bộ của mình, dứt khoát đứng về phía người phụ nữ mà thông cảm, bênh vực họ trước những thành kiến tàn ác của xã hội phong kiến.
Từ tình thương và niềm tin yêu mẹ, có một niềm khát khao âm thầm, cháy bỏng luôn ấp ủ trong lòng bé Hồng: được gặp mẹ. Xa mẹ nhưng bé Hồng dường như vẫn bấm đốt ngón tay, tính từng ngày khắc khoải, chờ mong mẹ về: Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về…
Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về… Người mẹ đã trở về, nỗi nhớ, niềm mong của bé Hồng đã trở thành hiện thực.
Đến đây có thể nói những rung động về mẹ của bé Hồng đã đến độ cực điểm qua ngòi bút miêu tả của nhà văn. Đầu tiên là cảm giác bối rối, hồi hộp đến nghẹn ngào của bé Hồng khi vừa tan trường ra nhìn thấy người đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé đuổi theo gọi bối rối: Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!
Tiếng gọi ấy bao lâu nay chỉ là tiếng nấc thầm đau khổ của trái tim thơ dại như Mợ! Con khổ quá mợ ơi, giá ai cho tôi một xu nhỉ, chỉ một xu thôi để tôi mua một nắm xôi hay một chiếc bánh khúc ăn cho đỡ đói. Nhưng không ai cho tồi cả. Vì người ta không phải là mẹ cửa tôi, đến đây đã bật lên thành tiếng thổn thức. Bé Hồng thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi,…ríu cả chân lại vì mừng rỡ sung sướng, vội vã đến cuống quýt tội nghiệp như sợ bóng hình mẹ tan biến mất.
Mong ngóng bao ngày, giây phút gặp mẹ, bé Hồng vẫn cám thấy như quá đột ngột, niềm vui, niềm hạnh phúc được gặp mẹ khiến bé bất ngờ không dám tin vào mắt mình nữa để nghĩ rằng: Nêu người quay lại ấy là người khác…. Và cái lầm đó không những làm cho tôi thện mà còn tủi cực nữa, chẳng khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
Lời văn miêu tả với hình ảnh so sánh gợi cảm, nhà văn đã lấy hình ảnh người khách bộ hành ngã ngục giữa sa mạc, với đôi mắt đăm đắm trông nhìn đến gần rạn nứt để so sánh với khát khao gặp mẹ cháy bỏng mãnh liệt của bé Hồng. Còn người mẹ lại được so sánh như Dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm giữa sa mạc để nói rằng mẹ bé Hồng chính là nguồn sống, là sự hiền hòa, bao dung như dòng nước mát làm dịu lòng con trước nỗi đắng cay của cuộc đời. Chỉ có mẹ mới đưa con từ cõi chết trở về với sự sống, con sống được là nhờ có mẹ.
Được ngồi lên xe cùng mẹ, bé òa lèn khốc nức nở khiến người mẹ cũng sụt sùi theo. Các từ òa, nức nở, sụt sùi cùng trường nghĩa nối tiếp nhau miêu tả cung bậc khác nhau của tiếng khóc, của dòng nước mắt đã càng làm tăng tính biểu cảm của đoạn văn và diễn tả rõ nét tình cảm của bé Hồng khi gặp mẹ.
Trước đây nước mắt bé Hồng đã từng chan hòa, đầm đìa, ròng ròng rơi xuống từ niềm đau, nỗi khổ của mẹ. Bây giờ vẫn là dòng nước mắt nhưng nó vỡ “oà ra” vì bàng hoàng, sung sướng đến tột cùng. Đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui, nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.
Những rung động của bé Hồng khi được ngồi kề bên mẹ, được ôm ấp trong lòng mẹ cứ trào lên từng giây, từng phút. Được tận mắt nhìn thấy mẹ, thấy gương mặt mẹ tồi vẫn tươi sáng đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má chứ không còm cõi, xơ xác như lời người bà cô, bé thấy mẹ bé vẫn tươi đẹp như thuở còn sung túc.
Với bé, mẹ chính là cô Tấm thảo hiền, là cô tiên dịu dàng xinh đẹp bởi mẹ em chỉ có một trên đời.
Được ôm ấp, được sống trong lòng mẹ đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đă bao lâu mất đi bỗng lại nở và man khắp da thịt, hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường, bé Hồng tưởng như trên đời không còn hạnh phúc nào bằng. Ngôn ngữ của Nguyên Hồng đã diễn tả thật chính xác sinh động, cảm xúc, cảm giác, những rung động của một người con được ôm ấp trong lòng mẹ, cảm nhận được mùi vị riêng của người mẹ từ hơi quần áo, hơi thở. Đó chính là những rung động chỉ có được ồ người con thiết tha yêu kính mẹ. Đó cũng chính là cộng hưởng của cảm xúc, của nỗi khát khao bao ngày được sống trong lòng mẹ của bé Hồng.
Bằng chính rung động của trái tim mình, Nguyên Hồng đã vẽ lên bằng ký ức bức tranh đẹp, lãng mạn về tình mẫu tử muôn đời: tràn ngập ánh sáng, thoang thoảng hương thơm, sắc màu tươi tắn, được họa nên bởi muôn hồng ngàn tía tỏa ra từ tình mẹ với con, tình con với mẹ. Ta chợt nhớ tới câu của một nhà thơ Nga: Chỉ mẹ là nguồn vui ánh sáng diệu kỳ.
Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ, bé Hồng lại khao khát, một khao khát thật dễ thương là: Phải bé lại lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ để bàn tay của người mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
Đây là lời bình luận trữ tình ngoại đề hay chính là lời độc thoại nội tám của nhân vật ẩn chứa khát khao thơ ngây và cũng thật chính đáng của mỗi con người. Ta như bồi hồi sống lại tuổi thơ, được mẹ yêu thương vỗ về, được làm nũng, hưởng sự vuốt ve, chiều chuộng, được cánh tay hiền của mẹ đưa nôi cùng với điệu à ơi để mai này có lúc:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm nắm, lưỡi lừa cá xương
Bé Hồng bồng bềnh như trôi trong cảm giác sung sướng, rạo rực ru mình trong giấc mơ về tình mẹ dịu êm.
Tôi còn nhớ câu chuyện cô bé bản diêm của nhà văn thiên tài xứ Đan Mạch, trong đêm đông lạnh giá, em bé đốt đến que diêm cuối cùng để ru mình trong giấc mơ rực sáng, ở đây bé Hồng đang ru mình vào giấc mơ giữa ban ngày, giấc mơ trong hiện thực với tình mẹ thiêng liêng, tình con cháy bỏng để quên đi tất cả.
Văn chính là người, văn của Nguyên Hồng chính là hạt trai long lanh kết tụ từ nước mắt rơi xuống của chính cuộc đời nhà văn. Trang hồi ký của ông thực sự là tiếng lòng của ông vọng về từ một thời thơ ấu, chính vì thế mới là những rung động cực điểm của một linh hồn bé dại, về một tuổi thơ bất hạnh luôn khao khát tình mẹ. Ta! càng cảm thông, xót xa hơn cho những tuổi thơ xa vắng mẹ. Tất cả có thể mất đi, có thể nhạt phai nhưng có một điều không thể nào chia rẽ được. Đó là tình mẫu tử. Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc ấy, đoạn trích sẽ còn lay động mãi tới tất cả những trái tim biết yêu mẹ, hiếu để với đấng sinh thành.
Nguyên Hồng là ngòi bút của "Những người khốn khổ", đã thủy chung với con đường văn học trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Đặc biệt qua hồi ký, ông không ghi chép một cách đơn giản, khô khan sự việc đã qua. Ông viết hồi kí theo cách thức của một nhà văn với những rung động mãnh liệt của trái tim người nghệ sĩ.
Cụ thể qua đoạn trích Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng đã thể hiện số phận đau thương và vẻ đẹp phong phú của người phụ nữ bất hạnh cũng như đứa trẻ thơ vô tội bằng trái tim xúc động chân thành.
Thực vậy, Trong lòng mẹ là chương tiêu biểu cho bút pháp giàu chất trữ tình, xuất phát từ một trái tim người nghệ sĩ. Suốt cả chương sách đều tràn đầy cảm xúc. Phần trên thuật lại cảnh đối thoại giữa chú bé và bà cô thâm độc, cảm xúc của chú bé cố nén lại, nhưng ẩn giấu bên trong là nỗi căm ghét đối với hủ tục, đối với bà cô thâm độc đang làm tổn thương đến lòng yêu thương mẹ của chú bé. Nhân vật bà cô được thể hiện khác sắc sảo, sinh động. Bà ta chẳng những tiêu biểu cho cái nhìn thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội khi đó, mà còn là người đàn bà có tâm địa thật đen tối khi cố ý khoét sâu vào nỗi đau rướm máu trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt, ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vẫn yêu thương.
Qua đoạn văn, có thể thấy ngòi bút Nguyên Hồng khá sắc sao, tinh tế trong việc đi sâu thể hiện tâm lí, tâm trạng nhân vật. Diễn biến tâm trạng đau đớn, căm giận ngày càng tăng của chú bé Hồng khi nghe những lời lẽ ngọt ngào giả dối của bà cô được miêu tả thật cụ thể: từ chỗ cúi đầu không đáp hoặc cười đáp lại đến chỗ lòng thắt lại, khóe mắt đã cay cay rồi nước mắt ròng ròng… với cảm giác đau đớn song đã cười dài trong tiếng khóc để hỏi lại bà cô và cuối cùng là cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Tất cả chứng tỏ sự đau đớn và căm giận đến điên cuồng, muốn vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghền cho kì nát vụn những cổ tục đã đày đọa mẹ chú.
Đến đoạn tả cảnh chú bé gặp mẹ, nhào vào lòng mẹ, ngòi bút phân tích cảm xác, cảm giác của tác giả đã đạt tới độ sâu sắc tinh tế hiếm có. Cảnh ngộ và tâm sự riêng của một đứa trẻ bị lạc loài được Nguyên Hồng thuật lại, kể lại dưới ánh sáng cùa những tư tưởng xã hội vả tình cảm nhân đạo sảụ sắc. Nguyên Hồng không chỉ kể lại những kỉ niệm thời thơ ấu mà thực sự sổng tại những ngày thơ ấu của mình. Câu văn nào của Nguyên Hồng cũng rưng rưng những cảm xúc tươi rói. Ông sáng tạo ra những nhân vật sinh động giống như những con người đang đi lại nót năng, suy nghĩ, toan tính trong cuộc đời thật
Là một em bé mồ côi cha, bé Hồng rất giàu tình thương mẹ. Chính tình thương đó dẫn giúp cho bé Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những người, những tập tục cần lên án. Tình thương ấy sẽ được tác giả tả một cách sinh động qua lần bé Hổng gặp mẹ.
Ở đoạn văn này, tình yêu thương mẹ của chú bé không phải chỉ là những ý nghĩ tính táo mả là một cảm xúc lớn lao mãnh liệt dâng trào. Từ những cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm "trong lòng mẹ", nhà văn nêu lênn nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: "Phải bé lại và để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng".
Đây là hồi kí, lời nhân vật cũng là lời tác giả, nhà văn đã nhập thân với nhân vật, nên cảm xúc dào dạt trong lòng chú bé thể hiện đầy đủ ở lời văn, giọng văn của tác phẩm. Rồi trong khi nhân vật đang kể chuyện mình, nhà văn còn xen vào những lời trữ tình ngoài đề để bình luận, đầy xúc động và sự êm dịu vô cùng của người mẹ. Đó cùng là một biểu hiện đậm nét về chất trữ tình của nhà vãn Nguyên Hồng.
Nguyên Hồng quả là nhà văn có tài. Với một trái tìm nghệ sĩ, ông nắm bắt và miêu tả chính xác những chi tiết ngoại hình thể hiện tinh tế quá trình chuyển biến của đời sống nội tâm nhân vật Trong lòng mẹ rmiêu tả rất nhiều tiếng khóc của bé Hổng mà không lần nào giống lần nào. Khi uất nghen phải ghìm nén, bé Hồng cảm thấy cổ họng... đã nghẹn ứ khóc khổng ra tiếng. Lúc nỗi nhớ, niềm thương, nỗi uất ức lâu ngày bị dồn nén, bỗng đột ngột được giải tỏa, bé Hồng òa lên khóc rồi cứ thề nức nở.
Tuy nhiên, sự hấp dẫn và sức mạnh lay động lỏng người trong hổi kí của Nguyên Hồng chủ yếu vẫn là nhờ ở sự chân thành trong cảm xúc của người viết Nguyên Hồng không chỉ kể lại, thuật lại những sự việc đã qua, mà còn sống lại, hóa thân vào những sự việc ẩy. Các sự việc được kể, được thuật cũng chỉ là để nhà văn giãi bày, bộc bạch những tình cảm yêu thương, căm giận đang cần được thể hiện. Kỉ niệm về bà cô là những nỗi đau cố nén lại rồi uất nghẹn bật thành tiếng khóc. Cuộc gặp gõ với mẹ là những rung động mãnh liệt nhất của tâm hồn trẻ thơ và cuối cùng cả cơ thể đứa bé hòa tan vào những cảm giác rạo rực, vui sướng cực điểm. Văn Nguyên Hổng tràn theo cảm xúc ấy. Cho nên nhịp điệu, giọng văn thấm đẫm cảm hứng trữ tình.
Không theo sự sắp xếp của lí trí, mạch văn Nguyên Hồng tràn theo cảm xúc, theo con tim của nghệ, nhạy cảm, chan chứa yêu thương, căm giận sôi nổi và chân thành. Nguyên Hồng đã cho ta những trang hồi kí có sức cuốn hút người đọc rất đặc biệt, đậm đà tinh nhân đạo, thông cảm sâu sắc vói những đau khổ và khát vọng hạnh phúc thầm kín cùa người phụ nữ. Trái tìm nghệ sĩ ấy cũng chan chứa niềm yêu thương và thể hiện mãnh liệt quan điểm tiến bộ về tình yêu và hôn nhân.
Tham khảo