K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2022

giúp tôi vs mn

4 tháng 4 2022

bạn tham khảo link này nha:https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=558107&q=Vi%E1%BA%BFt%20m%E1%BB%99t%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20v%C4%83n%20ng%E1%BA%AFn%20ch%E1%BB%A9ng%20minh%20%C3%BD%20ki%E1%BA%BFn%20sau%3A%20%20%E2%80%8B%22Ch%E1%BB%89%20qua%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%AB%20%C4%91%E1%BB%93ng%20ngh%C4%A9a%20%2Ctr%C3%A1i%20ngh%C4%A9a%20c%C5%A9ng%20%C4%91%E1%BB%A7%20ch%E1%BB%A9ng%20t%E1%BB%8F%20r%E1%BA%B1ng%20Ti%E1%BA%BFng%20Vi%E1%BB%87t%20ch%C3%BAng%20ta%20r%E1%BA%A5t%20gi%C3%A0u%20%C4%91%E1%BA%B9p.%22

 

4 tháng 4 2022

làm hộ mình cái mai mình cần rồi

 

21 tháng 12 2016

Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.
Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “ Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông.
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa.
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

1 tháng 3 2017

Vẻ đẹp của con người việt nam

Bạn dựa vào các ý trong này để viết nhé! Chúc bạn học tốt!

1 tháng 3 2017

Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ hãy chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ – Bài làm 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:

"Không có gì quý hơn độc lập tự do"

hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:

“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết.
Tóm lại sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chung ta phải học tập và noi theo.

Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ hãy chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ – Bài làm 2

Bác Hồ vị cha già kính yêu của cả dân tộc. Một đời bác sống vì dân, vì nước. Bao khổ cực gian nan Bác đều trải qua nhưng trong lòng cũng chỉ mong muốn nhân dân được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở bất cứ cương vị nào Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó là điểm nổi bật là cái đáng để mọi người học theo trong phong cách, đạo đức của Người.

Bác giản dị trong lối sống sinh hoạt. Không chỉ là ở những năm tháng kháng chiến đầy khó khăn gian khổ của cả dân tộc mà cả khi đã là một vị chủ tịch nước trong từng bữa ăn của Bác cũng thật đơn giản, trong cách ăn mặc của Người cũng vậy. Khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ, bộ quần áo ka ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao xu… là những thứ từ xưa đến nay Bác vẫn luôn dùng. Mộc mạc, đơn xơ nó gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào xa hoa lộng lẫy, không có lầu son gác tía trang hoàng ,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Mọi thứ với Bác luôn đơn xơ, mộc mạc. Gần gũi với thiên nhiên, đất trời và nhất là với nhân dân.

Sự giản dị của Bác không chỉ trong cách ăn mặc, cách sinh hoạt mà nó còn có cả trong cách làm việc của Bác. Những việc tự mình làm được Bác sẽ không bao giờ nhờ ai giúp Bác sẽ tự mình làm hết, nên số người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc với sự cần cù, chăm chỉ không ngại khó nhọc, gian khổ. Không ngày nào nghỉ ngơi cho dù là công việc thường ngày hay việc cách mạng vì nước vì dân. Không những thế, trong quan hệ hằng ngày của Bác cũng nói lên sự bình dị ấy. Bác đi thăm các khu nhà tập thể của công nhân, viết thư cho một đồng chí cách mạng, hay là là cả nói chuyện với các cháu bé, trực tiếp đi thăm hỏi tặng quà cho các cụ già. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ở Bác không có sự cao sang, quyền quý xa vời mà luôn là sự gần gũi, thân thiết, tận tình với nhân dân.

Trong nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị với cách Bác sử dụng những hình ảnh thường ngày, hình ảnh đẹp mà lại vô cùng gần gũi quen thuộc bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:”

Không có gì quý hơn độc lập tự do”

hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:

“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công”

Tất cả các bài văn bài thơ của Bác đều sử dụng những câu từ như thế, nó dân dã, bình dị, gần gũi với người dân chỉ cần đọc lên thôi là chúng ta sẽ hiểu được ý Bác muốn truyền đạt tới.

Sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và vẻ đẹp tâm hồn, con người của Bác. Bác luôn là tấm gương sáng để mỗi chúng ta học tập và noi theo. Bác mãi mãi in sâu trong lòng mỗi người dân Việt sự tôn kính, mến yêu. Bác là hình ảnh của người cha già tuyệt vời mà những câu văn không thể nói hết được.

Từ xa xưa, bằng thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, ông cha ta đã bày tỏ ý thức bảo vệ và quý trọng tiếng nói dân tộc. Nhân dân ta đã sáng tạo nên một kho tàng văn chương dân gian phong phú, là nơi tiếng Việt được rèn luyện, trau dồi, được chăm lo gìn giữ. Những thành tựu văn chương rực rỡ bằng chữ Nôm suốt mấy trăm năm, từ thế kỉ thứ XIII đến hết thế kỉ XIX, là biểu hiện lòng yêu quý của nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn, mà tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... đối với tiếng nói dân tộc. Những nhà văn, nhà thơ Việt Nam ở thế kỉ thứ XX này, bằng sáng tác của mình, cũng đã góp phần khẳng định khả năng dồi dào và sự trong sáng của tiếng Việt.

Cũng từ xa xưa, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã trở thành một quan điểm có tính chính thống. Sử sách cho biết, năm 1374, vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói của nước Chiêm, nước Lào. Chủ trì biên soạn sách Dư địa chí (năm 1435), một công trình khoa học lớn thời ấy, Nguyễn Trãi chủ trương: người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ và y phục các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm và Chân Lạp để làm loạn ngôn ngữ và y phục nước nhà.

Cũng trên một lập trường như thế, ở thế kỉ XVIII, Quang Trung (Nguyễn Huệ) đã đề cao, coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa tiếng Việt với chữ Nôm lên địa vị ngôn ngữ và chữ viết chính thức của quốc gia, thay thế cho vai trò của tiếng Hán và chữ Hán.

Kế thừa và phát triển tư tưởng có tính truyền thống của cha ông, hơn nửa thế kỉ nay, Đảng và Nhà nước ta mà tiêu biểu là những nhà lãnh đạo, như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, đã có một sự quan tâm thường xuyên đối với những vấn đề của tiếng Việt. Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tiếp tục được đặt ra, với tinh thần "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". (Hồ Chí Minh)

23 tháng 2 2017

cam on.