Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuối đời nhà Lý, bộ máy nhà nước đã hoàn toàn mục rữa, vua quan chỉ biết ăn chơi sa đọa, không lo cho dân, cho nước. Nhân dân phải sống lầm than, khổ cực, nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi. Vào thời điểm đó, nhà Trần lên thay nhà Lý đã thay đổi tình hình lúc bấy giờ, nhà Trần đã chăm lo cho đời sống người dân, xây dựng bộ máy nhà nước, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no. Theo tôi, việc nhà Trần lên thay nhà Lý là 1 việc nên, tuy vào thời đó, hành động ấy gọi là bất trung, nhưng điều đó đã cứu tình hình đất nước lúc đó.
- Điểm giống nhau về quân đội nhà Trần và nhà Lý
Giống nhau:
Gồm 2 bộ phận :cấm quân và quân địa phương
Tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông"
Khác nhau:
Nhà Lý: khi chiến tranh cơ quan của các vương hầu
Nhà Trần: Tuyển dụng theo chủ trương "quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông"
Đặc điểm "Ngụ binh ư nông": cho binh lính thay phiên nhau về làm ruộng ở làng xã lúc thời bình. lúc có chiến tranh, sẽ huy động tất ca đi chiến đấu
- Em có nhận xét gì về tổ chức hệ thống quan lại thời Trần và thời Lý
* Giống nhau :
- Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (Mọi quyền hành nằm trong tay vua)
- Giúp việc cho vua có các quan, đại thần, quan văn võ
* Khác nhau :
- Thời nhà Trần :
+ Có chức Thái Thượng Hoàng
+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc Sử Viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ
+ Cả nước chia thành 12 lộ
- Thời Lý : Không có những cơ quan đó
* Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh :
- Từ cuối TK XII nhà Lý ngày càng suy yếu
+ Về chính trị : Vua quan chỉ lo ăn chơi, không chăm lo tới đời sống nhân dân, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa đoạ
+ Về kinh tế : Thiên tai mất mùa, đói kém nhiều năm
+ Về xã hội : Dân nghèo cực khổ, khốn khổ nổi dậy đấu tranh; các thế lực phong kiến địa phương đánh giết lẫn nhau
- Nhà Lý phải dựa vào họ Trần
=> Năm 1226, nhà Trần thành lập
* Nhận xét : Nhà Trần lên thay nhà Lý quả là 1 quyết định đúng đắn vì nước ta bấy giờ lâm vào tình trạng khủng hoảng, không có người đứng đầu, nắm mọi quyền hành -> Cần có một vị vua đứng ra để giải quyết tình trạng này
Câu 1: Vì sao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần giành đuộc thắng lợi?
Nguyên nhân thắng lợi: - Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần . - Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo. - Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.
Câu 2.Hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam tại bến Bình Than, gợi em suy nghĩ gì ?
-Việc bóp nát quả cam đã cho thấy rằng Trần Quốc Toản rất tức nhà vua đã không cho mình bàn việc nước,coi mình là trẻ con mà cho quả cam. Vì túc nên Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam lúc nào không hay.
Câu 3: Nhận xét của em về cuộc cải cách Hồ Quý Ly?
Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.Câu 4. Trần Thủ Độ có một câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” gợi em suy nghĩ gì?
Câu nói khảng khái, sự tự tôn dân tộc, ý chí quyêt tâm chống giặc giữ nước của Trần Thủ Độ được người đời ca tụng.
Câu 5: Hồ Quý Ly đã làm những điều gì để giúp đất nước phát triển?
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.