K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2019

Chọn: B.

Ý nghĩa văn hóa – xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta là: Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

3 tháng 2 2016

2. Ý nghĩa của vị trí địa lí :

a) Đối với tự nhiên :

- Quy định đặc điểm cơ bản thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới, gió mùa.

+ Nền nhiệt cao

+ Lượng mưa lớn.

+ Gió mùa Châu Á hoạt động mạnh nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.

+ Biển Đông có tác động sâu sắc đến thiên nhiên nước ta. Vì thế thảm thực vật 4 mùa xanh tốt, khác hẳn thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi.

- Tạo ra sự đa dạng , phong phú về tài nguyên thiên nhiên.

+ Khoáng sản đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng.

+ Tài nguyên sinh vật phong phú

- Tạo ra sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, giữa ven biển và hải đảo. Hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

- Hạn chế :

+ Nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...) nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

b) Đối với kinh tế, văn hóa và quốc phòng.

- Về kinh tế :

+ Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hảo và hàng không quốc tế với cảng biển và sân bay quốc tế.

+ Nơi giao nhau gặp gỡ của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường hàng hải, hàng không tạo điều kiện cho nước ta giao lưu với các nước trên thế giới.

+ Là cửa ngõ biển thuận tiện của một số quốc gia láng giêngf 

+ Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, học tập kinh nghiệm quản lí...

- Văn hóa - xã hội :

+ Việt Nam và các quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa - xã hội với mối quan hệ lâu đời tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á

- Về quốc phòng :

+ Có vị trí đặc biệt quan trọng ở Đông Nam A, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chínhh trị trên thế giới.

+ Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, bảo vệ đất nước.

28 tháng 4 2018

Giỏi quá!!!eoeo

21 tháng 7 2017

Đáp án C

30 tháng 11 2021

B

27 tháng 1 2016

*Đặc điểm phạm vi lãnh thổ:
Lãnh thổ nước ta gồm 2 phần: phần đất liền và phần biển.
- Phần đất liền rộng 331212 km2( niên giám thống kê năm 2006) và nằm trong hệ toạ độ địa lý như sau:
+ Cực Bắc: là xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 23023/ vĩ độ Bắc và 102020/ kinh độ Đông.
+Cực Nam: là xóm Rạch Tàu, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Toạ độ 8034/ vĩ độ Bắc và 104050/ kinh độ Đông.
+ Cực Đông là xã Vạn Thạnh,huyện, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Toạ độ 12024/ vĩ độ Bắc và 109024/ kinh độ Đông.
+ Cực Tây là xã Sín Thầu-huyện Mường Nhé-Tỉnh Điện Biên toạ độ 22024/ vĩ độ Bắc và 102009/ kinh độ Đông.
Như vậy lãnh thổ phần đất liền nước ta nằm gọn trong hệ toạ độ từ 8030/ đến 23022/ vĩ độ Bắc và từ 102010/ đến 109030/ kinh
độ Đông.
Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với Trung Hoa ở phía Bắc với 1400 km, tiếp giáp với Lào – Campuchia ở phía Tăy với
đường biên giới Lào là 2100 km và đường biên giới Campuchia là 1100 km (Tổng chiều dài đường biên giới đất liền: 4600) Còn
phía Đông tiếp giáp biển Đông có đường bở biển dài từ Móng Cái đến Hà Tiên là 3264 km.
- Phần biển: có diện tích rộng trên 1 triệu km2. Trên đó có 3000 đảo nhỏ và nhiều đảo lớn như: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc
và 2 quần đảo lớn nhất là Hoàng Sa và Trường Sa. Phần biền nước ta cũng được chia thành những vùng biển có tên goi như sau:
+ Vùng nội thuỷ: là vùng biển giới hạn bởi bờ biển và đường cơ sở (đường cơ sở là những đường thẳng trên biển nối liền
với các đảo ven bờ và các mũi đất nhô ra ngoài biển xa nhất là đảo Cồn Cỏ, đảo Lí Sơn, mũi Đại Lãnh, Côn Đảo, đảo Thổ Chu, đảo
Phú Quốc. Trong vùng nội thuỷ Nhà nước ta có mọi chủ quyền như ở phần đất liền.
+ Vùng lãnh hải: là vùng biển tính từ đường cơ sở rộng về phía biển tới 12 hải lý. Trong vùng lãnh hải Nhà nước ta cũng có
mọi chủ quyền khai thác tài nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản…
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là phần biển tính từ đường cơ sở rộng 24 hải lý. Trên vùng tiếp giáp lãnh hải ngoài chủ quyền
thăm dò khai thác tài nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản ta còn có thu thuế hải quan biển, giao thông biển…

+ Vùng đặc quyền kinh tế là phần biển tính từ đường cơ sở rộng tới 200 hải lý. Trong vùng đặc quyền kinh tế thì ngoài các
chủ quyền như các vùng biển phía trong thì nước ta có thể cho phép nước ngoài đặt đường ống dẫn dầu, dẫn khí đốt hoặc dây cáp
ngầm qua đáy biển nước ta.
+ Vùng thềm lục địa là phần kéo dài của đất liền dưới đáy biển ra tới hết danh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.
Trên thềm lục địa Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản (dầu khí ở vùng thềm lục địa phía
Nam).
+ Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên phần đất liền, phần lãnh hải và không gian của các đảo và qua đảo ở ngoài
khơi.
Đất liền, vùng biển, vùng trời là toàn vẹn lãnh thổ bất khả xâm phạm của CHXHCN Việt Nam.
*Những đặc điểm của vị trí địa lý nước ta là:
- Nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu (từ 8034/ ® 23023/ vĩ độ Bắc và cũng nằm trong khu vực
hoạt động của gió mùa Châu á.
- Nước ta lại nằm phía Đông của bán đảo Trung ấn (gồm 6 nước Việt Nam, Lào, Cpc, Thái Lan, Myanmar, Malayxia).
- Nước ta lại nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam á (gồm 11 nước) và cũng nằm trên giao điểm của những đường
hàng không, hàng hải quan trọng từ TBDương sang ấĐDương.
- Nước ta nằm trong khu vực mà hiện nay được coi là là khu vực đang diễn ra nhiều sôi động nhất về mặt kinh tế – xã hội
đặc biệt là nằm rất gần các nước NIC – Châu á (Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc,vùng lãnh thổ Hồng Kông) và nằm gần 2 nước có
nền kinh tế mạnh nhất Châu á (TQ, Nhật Bản).
- Nước ta cũng nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới.
*Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý với phát triển kinh tế xã hội.
- Thuận lợi:
+ Do nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu nên thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới với nhiệt
độ trung bình năm khá cao từ 220C ® 270C, cán cân bức xạ quanh năm dương, với tổng nhiệt độ hoạt động giao động từ 8000-
100000. Điều kiện này rất thuận lợi để nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng nhiều vụ quanh năm.
+ Nước ta lại nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu á dẫn đến khí hậu phân mùa rất rõ trong năm với chế độ mưa
mùa và lượng mưa lớn từ 1500 ® 2000 mm/năm. Điều kiện này thuận lợi một nền nông nghiệp lúa nước nhiều vụ quanh năm.
+ Do nước ta nằm ở phần Đông của bán đảo Trung ấn cho nên có nguồn tài nguyên biển phong phú. Trước hết biển gây ra
mưa nhiều ở phần đất liền, sưởi ấm những luồng khí lạnh từ phương Bắc xuống, dịu mát những luồng khí nóng từ xích đạo lên. Cho
nên thiên nhiên nhiệt đới nước ta nóng, ẩm, mưa nhiều và rất khác với thiên nhiên nhiệt đới của nhiều nước nằm trên cùng vĩ độ
(Bắc Phi và Tây á).
Biển là kho tài nguyên về hải sản, về khoáng sản cho nên nhờ đó ta có thể phát triển mạnh các ngành công nghiệp kinh tế
biển: khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Nước ta lại nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam á nên lãnh thổ nước ta là nơi hội tụ, giao thoa của nhiều luồng
sinh vật, văn hoá từ phương Bắc xuống, phương Nam lên, Đông sang, Tây tới làm cho tài nguyên sinh vật của nước ta đa dạng về
giống loài và chủng loại tạo nên nhiều nguồn nguyên liệu và sinh vật phong phú. Đồng thời cũng tạo nên nền văn hoá của dân tộc
Việt Nam rất đa dạng và giàu bản sắc.
+ Nước ta lại nằm ở vùng bản lề của hai vành đai khoáng sản lớn nhất thế giới là TBDương và làm cho lãnh thổ nước ta
chứa nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản kể cả kim loại và phi kim loại kể cả trên đất liền và dưới biển.
+ Nước ta lại nằm ở nơi giao đIểm của đường hàng không, hàng hải quốc tế từ TBDương sang ấĐDương và lại nằm rất gần
đường biển quốc tế đó là eo biển Malacca. Vì vậy nước ta rất thuận lợi trong mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế bằng đường biển
đồng thời nước ta cũng là nơi dừng chân của nhiều tàu thuyền quốc tế là cơ hội để đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế.
+ Nước ta lại nằm rất gần các nước NIC – Châu á cùng với Nhật Bản và TQ cho nên nước ta dễ dàng học tập trao đổi kinh
nghiệm và tiếp thu công nghệ của những nước này, đồng thời cũng được các nước này quan tâm đầu tư hợp tác phát triển.
- Khó khăn:
+ Nước ta nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới: nhiều bão, lũ lụt, hạn hán. Cho nên nước ta luôn luôn
phải đầu tư lớn để hạn chế và phòng ngừa những hậu quả của thiên tai.
+ Vị trí địa lý nước ta không những có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế, xã hội như nêu trên mà còn có tầm quan trọng lớn
trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng của khu vực Đông Nam á và Châu á. Cho nên trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta thì nước ta luôn luôn bị nhiều thế lực đế quốc dòm ngó xâm lược.
 

 

29 tháng 12 2016

batngoI. Những thuận lợi :

1. Thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

3. Giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới.

4. Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp.

5. Mang lại khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi.

6. Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.

7. Sinh vật phong phú, đa dạng cả về số lượng và chủng loài.

II. Những khó khăn:

1. Thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ;

2. Vấn đề an ninh quốc phòng, chủ quyền biên giới, hải đảo.

23 tháng 8 2018

Đáp án C

29 tháng 9 2018

- Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia, có vùng biển rộng.

- Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí địa lí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.

28 tháng 3 2018

Đáp án D

26 tháng 1 2016

- Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông nam Bộ, phía đông giáp Biển Đông.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; có diện tích tự nhiên gần 44,4 nghìn km2, , chiếm 13,4% diện tích.

- Là cửa ngõ ra biển của Tây nguyên, cầu nối giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Phát triển các ngành kinh tế biển, thuận tiện giao lưu trao đổi hàng hóa với các nước.

 

29 tháng 12 2016

- Duyên hải Nam Trung Bộ kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.


Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?1.     Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.2.     Việc phát...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?

1.     Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.

2.     Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế.

3.     Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy; vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản.

4.     Lãnh thổ dài và hẹp ngang, mỗi tỉnh trong vùng đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi, cần phát triển để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
16 tháng 12 2017

Đáp án C