Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí.
* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:
Tiêu chí
Lớp vỏ Trái Đất
Lớp vỏ địa lí
Chiều dày
Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).
Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)
Thành phần vật chất
Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).
Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
4. Trình bày và giải thích hoạt động của gió đất, gió biển và gió fơn.
* Gió biển:
Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.
Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.
* Gió đất:
Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.
Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.
* Gió fơn:
- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.
- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng.
- Đá mẹ:là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất của đất.
- Khí hậu: nhiệt và ẩm là các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất.
- Sinh vật: đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
- Địa hình:
+ Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng. Nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày giàu chất dinh dưỡng hơn.
+ ĐỊa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
- Thời gian: Đá gốc biến thành đất cần phải có thời gian. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành tới nay được gọi là tuổi đất.
- Con người: hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất, làm tăng hoặc giảm độ phì của đất.
Vai trò các nhân tố hình thành đất:
- Đá mẹ: Đóng vai trò cung cấp chất vô cơ cho đất nên quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật và ành hường trực tiếp đến tính chất lí - hóa của đất.
- Khí hậu: Trực tiếp là nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành đá mẹ; ảnh hưởng đến việc hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong đất; tạo môi trường cho sinh vật phát triển.
- Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo, quyết định trong việc hình thành đất: thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất được vi sinh vật phân giải và tổng hợp thành mùn tạo độ phì cho đất. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất cùa đất.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đất và bề dày cùa đất. Ngoài ra địa hình góp phần tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
- Thời gian: Ảnh hưởng tới khả năng và cường độ tác động của các nhân tố hình thành đất, tính chất triệt để trong việc hình thành đất.
- Con người thông qua hoạt động sản xuất cỏ thể làm cho đất biến đổi tính chất so với tính chất ban đầu cùa nó.
Giải thích : Mục III, SGK/162 - 163 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: B
Các nhân tố hình thành đất
Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp:
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Các vùng tuổi đất:
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
1. Khí hậu
- Nhiệt độ:
+ Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.
+ Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
- Ánh sáng:
+ Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.
+ Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
2. Đất
- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...
3. Địa hình
- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.
4. Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.
- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
5. Con người
- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
- Ví dụ:
+ Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
+ Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.
Tác động của con người:
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
Trong sản xuất nông nghiệp các hoạt động kinh tế có vai trò làm độ phì của đất tăng hoặc giảm đi: + Trồng cây,chăm sóc,bảo vệ,bón phân và canh tác đúng phương pháp độ phì sẽ tăng lên đất trở nên tốt. + Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi không có kế hoạch, không đúng pương pháp độ phì sẽ giảm đất sẽ giảm đi.
Chúc bạn học tốt!
Đáp án là C
Quá trình hòa tan và tạo thành những dạng địa hình khác nhau ở trên mặt đất và ở dưới sâu, được gọi là quá trình cacxto
Giải thích: Do tác động của xâm thực với các dòng nước chảy trên mặt ở miền núi nước ta nên đã hình thành nên những cánh đồng giữa núi tương đối rộng lớn như Mường Thanh, Mường Lò, Sơn La, Hòa Bình,…
Đáp án: B
- Đá mẹ: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đát...
- Khí hậu: Nhiệt và ẩm có ảnh hương trực tiếp đến sự hình thành đất.
- Sinh vật: Đổng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.
- Địa hình: Ở các địa hình khác nhau, quá trình hình thành đất không giống nhau, nên đất cố tầng đất và chất dinh dưỡng khác nhau.
- Thời gian: Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất.
- Con người: Hoạt động nông, lâm nghiệp của con người có thể làm biến đổi tính chất đất.
Ý nghĩa của việc trồng rừng đối với quá trình hình thành đất ở nươc ta
+Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu.
+Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật.
+Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.
+Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.
+Phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.
+Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.