Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu: vấn đề về môi trường sống thuận lợi, phù hợp sẽ hình thành tính cách cho trẻ
- Ý nghĩa về cách dạy trong 2 sự việc sau: giáo dục lời hứa, sự trung thực là vô cùng quan trọng, đồng thời kiên quyết với việc hướng trẻ vào sự chăm chỉ, chuyên cần
→ Tất cả những điều này nhằm hình thành nhân cách cho trẻ
→ Tác dụng từ cách dạy của mẹ Mạnh Tử: có nhu có cương, dùng tình yêu thương và sự cứng rắn trong suy nghĩ để giúp con trở thành người có đạo đức, hiểu biết rộng.
2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.
4. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.
5. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
6. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
- Tử: chết
- Tử: con
Cho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?
Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.
Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.
Tác dụng cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử: Mạnh Tử đã trở thành một bậc hiền tài trong thiên hạ. Con mình trở thành người giỏi giang là điều mà tất cả các bà mẹ đều ao ước. Để có được thành quả đó là sự hi sinh, lựa chọn cách dạy đúng đắn của người mẹ Mạnh Từ.
Qua ba sự việc dạy con đầu tiên cho thấy: dù chuyển nhà là công việc khó khăn vất vả nhưng bà mẹ Mạnh Tử vẫn quyết định làm vì bà muốn lựa chọn môi trường sống tốt cho con. Bà sợ tâm hồn trẻ thơ của con bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, không lành mạnh từ xung quanh
Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con, luôn là tấm gương để con nhìn nhận đúng – sai.
- Thứ nhất, không được nói dối trẻ
- Thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất.
Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
mẹ bảo:thg ngu
con bảo:thg ko ngu
ý nghĩa:ca ngợi tác giả làm văn hay nên mới dc cho vào sách hok
vì lp 9 nên Văn lp 6 chịu
\(\text{rất vui vì bạn chưa chết}\)
tác giả muốn gửi gắm bài học là nên uốn nắn dạy dỗ con ngay từ buổi đầu thơ ấu nếu ko dạy dỗ như thế mà chiều chuộng con thì tương lai của nó sẽ hư hỏng
tác giả muốn gửi gắm bài học nữa là nời nói phải đi đôi với việc làm
bài học đó vẫn còn phù hợp cho giai đoạn hiện nay
+Ý nghĩa của việc dạy con trong 3 sự kiện đầu:
Mỗi lần chuyển nhà, là mỗi lần vất vả, khó khăn-bà mẹ của Mạnh Tử đã chuyển nhà đến 3 lần từ gần nghĩa địa-đến về gần chợ, rồi lại đến gần trường học vì:
-Sợ Mạnh Tử bắt chước theo những điều xấu, ảnh hưởng đến nhân cách, tránh nơi phức tạp, tìm nơi lành mạnh.
-Môi trường là điều vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
+Ý nghĩa của việc dạy con qua 2 lần sau:
-Lần thứ 4: Không nói dối con, dạy con đức tính thật thà.
Ban đầu bà mẹ chỉ nói đùa, biết mình lỡ mồm, bà mẹ muốn đính chính lại, mà bà muốn dạy con chữ tín bằng cách đi mua thịt lợn về cho con ăn thật.Qua việc làm của bà muốn giáo dục con lời nói phải đi đôi với hành động, không để trẻ mất niềm tin dù chỉ việc nhỏ.
-Lần thứ 5: Kiên quyết trong việc hướng trẻ vào việc học tập.
Bà đã không ngại tốn kém, chấp nhận mất mát về vật chất để Mạnh Tử có được nhận thức sâu sắc về việc học.