Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Sơ cứu các vết thương:
* Mao mạch: Tổn thương mạch máu nhỏ, có thể tự cầm máu ở nhà mà không cần đến bệnh viện.
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.
+ Sát trùng vết thương bằng cồn.
+ Băng kín vết thương bằng băng băng dán.
* Tĩnh mạch: Nếu tổn thương mạch lớn và sâu, sau khi sơ cứu cầm máu có thể đưa đến bệnh viện.
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy hoặc garo nếu vết thương lớn
+ Sát trùng vết thương bằng cồn.
+ Băng kín vết thương bằng gạc.
+ Nếu máu chưa cầm hay tổn thương mạch máu lớn, cần đưa đến bệnh viện để xử trí.
TK
Để cầm máu chúng ta có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp sau đây:Ấn động mạch. Dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương. ...Gấp chi tối đa. ...Băng ép. ...Băng chèn. ...Băng đút nút. ...Dùng kẹp để kẹp mạch máu. ...Khâu mép vết thương. ...Đặt garôTham khảo
Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch ở cánh tay ,khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút
Buộc garoo :dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn về phía tim,với lực ép đủ làm cầm máu(cứ 15 phút thì nới dây garoo ra và buộc lại)
Sát trùng vết thương(nếu có điều kiện) đặt gạc và bông lên miệng vết thương và băng lại
Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu
Tham khảo
- Đông máu là biểu hiện của quá trình sinh vật và sinh hóa, là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự biến chuyển của một protein hòa tan thành một gen rắn (sợi huyết). Sự biến chuyển này nhằm mục đích cuối cùng là hạn chế sự mất máu ở nơi có tổn thương thành mạch.
- Sơ đồ truyền máu
tham khảo
a,
Đông máu là hiện tượng máu bị đông lại khi ra khỏi cơ thể
Ý nghĩa của sự đông máu
- Đây là cơ chế tự bảo vệ cơ thể chống mất máu khi các mạch máu bị đứt
- Nó giúp cơ thể không bị mất máu khi bị thương
TK
a)
Ý nghĩ cơ bản :
-Giúp cơ thể ko bị mất máu nhiều.
-Giúp cơ thể tự bảo vệ khi bị thương.
-Tránh cho vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào vết thương.
Đông máu là hiện tượng khi có tổn thương mạch máu, các yếu tố đông máu được hoạt hóa tạo thành cục máu đông, ngăn không cho máu chảy ra ngoài, là 1 cơ chế bảo vệ cơ thể.
Loại tế bào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu là tiểu cầu.
Tiêm phòng là tiêm loại virus gây bệnh ( phòng 1 bệnh nào thì tiêm virus bệnh đó vào cơ thể ), nhưng là virus đã bị làm yếu đi. Khi đó bạch cầu miễn dịch dễ dàng loại bỏ chúng đi, và đây không còn là virus lạ. Khi virus bệnh đó xâm nhập vào cơ thể, nay các tế bào của bạch cầu miễn dịch đã quen với loại virus này (nhờ tiêm phòng) nên dễ dàng loại bỏ virus đó. Vì thế tiêm phòng giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh, rất cần thiết.
*Tiêm phòng thì bạn có thể lấy đáp án của bạn Lovers
*Khái niệm: Là hiện tượng máu sau khi chảy ra khỏi động mạch bị đông lại thành cục máu bịt kín vết thương, ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra nữa.
*Ý nghĩa: Là cơ chế bảo vệ cơ thể chống sự mất máu.
Các nhóm máu: A, B, O và AB
*Về sơ đồ thể hiện mối quan hệ cho và nhận máu:
A A B B O O AB AB
Cách sơ cứu cầm máu vết thương cổ: Mất máu nguy hiểm như thế nào
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạn nhân bị mất máu gây choáng vì không được sơ cứu đúng cách. Huyết áp tụt nhanh, do người gặp nạn quá lo lắng, thấy nhiều máu nên sợ hãi rồi ngất xỉu cũng là nguyên nhân dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Người dân tại hiện trường lại theo tâm lý chung rất sợ khi thấy máu, không ai dám vào trợ giúp, sơ cứu nạn nhân. Hiệu ứng đám đông mất bình tĩnh càng làm cho việc sơ cứu ban đầu bị trì trệ.
Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Mất máu do vết thương ở cổ rất nguy hiểm
Thông thường mỗi lần hiến máu, một người có thể đến 350 ml mà vẫn tỉnh táo và làm việc bình thường. Giả sử khi bị tai nạn, lượng máu mất đến đơn vị lít, nếu tạm cầm máu được vẫn có thể cứu mạng nạn nhân. Tuy nhiên trên thực tế một lít máu mà thấm ra quần áo và môi trường xung quanh thì sẽ khiến rất nhiều người sợ hãi. Tâm lý chung của nhiều người khi thấy nạn nhân chảy máu nhiều kèm với ngất xỉu cứ nghĩ đã chết nên vội vàng buông xuôi mà không cố gắng cứu chữa thêm nữa.
Cách sơ cứu cầm máu vết thương cổ
Vết thương ở cổ là một loại vết thương nguy hiểm xong không phải không có cách hạn chế điều đáng tiếc xảy ra. Thông thường, khi nạn nhân có vết thương mạch máu thường có xu hướng ngất xỉu rất sớm do tính chất đột ngột của tai nạn.
Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Bước 1
Vùng cổ là vùng có khả năng mất máu nhiều nên bị thương ở đây sẽ nghiêm trọng hơn vì 2 bên cổ là 2 hệ thống động mạch cảnh, là mạch máu rất lớn nuôi vùng đầu, cổ và nhu mô não. Hệ thống động mạch lớn rất quan trọng của cơ thể nhưng lại khó băng ép hơn so với ở tay hay chân. Chính vì vậy, nếu không được sơ cứu đúng cách thì khả năng tử vong sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đó cũng không phải là lý do để không làm gì cứu nạn nhân.
Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải tuân theo nguyên tắc cơ bản của sơ cứu vết thương mạch máu là băng ép có trọng điểm vết thương. Trước tiên, người sơ cứu có thể dùng những vật dụng hiện có sẵn như gạc, khăn tay hay miếng vải cuộn lại đặt lên vết thương và băng ép lên vết thương. Có thể dùng cánh tay hay bàn tay bên đối diện hoặc thanh gỗ đặt phía bên cổ đối diện để làm thanh tựa cố định băng ép mà không làm ngạt nạn nhân.
Cách đơn giản hơn rất nhiều, dễ làm và dễ nhớ là băng ép cổ choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân. Chú ý cố định vùng cổ rồi nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Bước 2
Một số cách sai lầm trong sơ cứu nạn nhân là đắp thuốc lá, tro, các loại bột hoặc dùng quần áo che vết thương lại. Như thế dễ làm vết thương nhiễm trùng và không quan sát được tình trạng máu chảy, gây khó khăn hơn cho việc điều trị tại bệnh viện về sau.
Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Các bước sơ cứu
TS. Dương Đức Hùng - Viện Tim mạch - bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tim hướng dẫn cách cầm máu đối với vết thương ở cổ.
Đầu tiên, nếu nạn nhân là người lớn cần ngay lập tức dùng tay đối diện ép chặt vào vết thương, mục đích để máu ngừng chảy. Khi đến cạnh nạn nhân việc đầu tiên không phải là khẩn trương bế sốc nạn nhân lên mà với những dụng cụ tại chỗ mà chúng ta kiếm được như khăn giấy, miếng vải, khăn mặt… ép vào vết thương cần cầm máu ngay lập tức.
Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: dùng tay của nạn nhân hoặc của mình áp vào phần bị thương của nạn nhân với một lực vừa đủ để hạn chế máu chảy...
Trong sơ cứu thì kỹ thuật băng ép là kỹ thuật cơ bản để cầm máu. Tuy nhiên ở cổ có đặc thù là nếu băng ép không đúng cách lại làm chẹt đường thở khiến nạn nhân không thở được. Do đó cần đặt một vật như thanh gỗ nhỏ vào phía đối trọng sau đó băng ép và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, như vậy có thể cứu được bệnh nhân.
Nếu không tìm thấy thanh gỗ nhỏ để làm đối trọng, có thể đưa tay của nạn nhân qua đầu để làm đối trọng rồi băng chặt lại, như vậy có thể giúp nạn nhân thở được dù bị băng ép vào.
Đối với những vết thương động mạch ở vùng tay hoặc chân, kĩ năng sơ cứu có thể đơn giản hơn một chút. Dùng ngón tay ép lên mạch máu, dùng một cuộn băng hay một miếng khăn gấp nhỏ đặt lên vết thương và băng ép lên trên để cầm máu. Có thể gập khuỷu tay lại để cầm máu.
Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: dùng miếng vải xé nhỏ làm ga-rô cho bệnh nhân và lấy vải ấn lên vết thương...
Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Cách phân biệt các vết thương
Chảy máu mao mạch: Là máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, máu chảy ra chậm và tự cầm sau khoảng vài phút.
Chảy máu tĩnh mạch: Máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm sau đó cục máu hình thành, bịt các tĩnh mạch bị tổn thương lại.
Chảy máu động mạch: Máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập
Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Các biện pháp cầm máu
Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ
Có nhiều cách để cầm máu giúp ngăn cho máu không chảy quá nhiều bạn có thể tham khảo sau đây:
Ấn động mạch: Dùng ngón tay đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương. Có thể dùng cả nắm tay để ấn động mạch, tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn.
Băng ép: Quấn các vòng băng tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để tự cầm máu. Với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn hãy áp dụng biện pháp này.
Biết cơ bản về các thao tác sơ cứu cầm máu