K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2021

biển cho ta cá như lòng mẹ

nuôi lớn đời ta tự thủa nào.

biện pháp so sánh 

tác dụng : Cho ta thấy biển giống như ng mẹ 

28 tháng 12 2021

Biện pháp so sánh: Biển cho ta cá như lòng mẹ.                          

Tác dụng: cho ta thấy được sự gần gũi, tấm lòng yêu thương của biển cả. 

Biện pháp nhân hoá: Nuôi lớn ta tự buổi nào.                                    

Tác dụng: ta thấy biển đã cho ta nhiều thứ để ta có thể lớn khôn

 

 

 

30 tháng 11 2018

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.

2 tháng 6 2018

điệp ngữ:vì ai.....

chắc có ẩn dũ or hoán dụ tr đoạn

2 tháng 6 2018

Điệp ngữ :Vì ai..............

Dùng Kiểu câu hỏi

11 tháng 5 2021

1.

Sóng đã cài then đêm sập cửa

 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

2.    

 Nội dung: Miêu tả cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá - cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động.

13 tháng 5 2021
a. Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi! b. Nội dung: Miêu tả cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá - cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động.
Câu 1 Xác định và nêu giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau: a.                         "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm                              Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ." (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) b.                          "Gác kinh viện sách đôi nơi                      Trong gang tấc lại gấp mười quan...
Đọc tiếp

Câu 1

Xác định và nêu giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau:

a.                         "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                             Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

b.                          "Gác kinh viện sách đôi nơi

                     Trong gang tấc lại gấp mười quan san."

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

c.                           "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

                              Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

(Ngắm trăng - Hồ Chí Minh)

d.                           "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

                              Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng."

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

e.                               "Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

                           Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng".

(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)

252

a. Phép nhân hóathuyền im - bến - nằm.

Con thuyền sau mỗi chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mệt mỏi nằm im trên bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm, qua đó nói lên cuộc sống lao động vất vả, đầy sóng gió, thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài.

b. Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thúy Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây là hai người cách trở gấp mười quan san.

c. Phép nhân hóa: Nhân hóa ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ. Nhờ phép nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.

d. Phép ẩn dụ tu từ: Từ "mặt trời" trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Em bé là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng, niềm tin của mẹ cũng như mặt trời ngoài tự nhiên kia là nguồn sống của cả vũ trụ.

e. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Âm thanh tiếng lá rơi vốn được cảm nhận bằng thính giác, nay được cảm nhận bằng thị giác. Phép ẩn dụ đã miêu tả tinh tế sự tĩnh lặng của không gian, chỉ thông qua hình ảnh lá khô rơi và cho thấy tác giả đã sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận và miêu tả không gian ấy.

10 tháng 5 2021

Biểu cảm

16 tháng 5 2021

Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đặc sắc của Huy Cận. Bài thơ đã miêu tả nhiều cảnh ra khơi đánh cá từ lúc "mặt trời xuống biển" đến khi "mặt trời đội biển nhô màu mới". Đoàn thuyền ra khơi đi tìm được luồng cá trong lòng biển. Lưới đã thả và luồng cá hiện ra. Những con cá hiện ra thật đẹp: cá nhụ cá chim cùng cá đé. Trong tầm nhìn, từng đàn cá chen nhau đông đúc trong lưới. Dưới ánh trăng, thân hình cá lấp lánh, lung linh. Đoạn thơ cho ta thấy đầy đủ màu sắc rực rỡ của con cá song. Giữa muôn ngàn cá, con nào cũng đẹp nhưng cá song nổi bật lên không chỉ ở màu sắc rực rỡ như ngọn đuốc của cá làm cho trăng đẹp hơn, sáng hơn mà còn là ở cái đuôi quẫy khiến trăng vàng chóe. Chính cử động ấy đã làm cho tâm hồn nhà thơ rung động và bật lên tiếng "em" trìu mến. Câu thơ đã góp phần làm cho bức tranh cá đầy màu sắc, ánh sáng, có hồn, và có giá trị thẩm mĩ đặc sắc: gợi tả và ca ngợi biển quê hương giàu đẹp.

17 tháng 5 2021

               Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đặc sắc của Huy Cận. Bài thơ đã miêu tả nhiều cảnh ra khơi đánh cá từ lúc "mặt trời xuống biển" đến khi "mặt trời đội biển nhô màu mới". Đoàn thuyền ra khơi đi tìm được luồng cá trong lòng biển. Lưới đã thả và luồng cá hiện ra. Những con cá hiện ra thật đẹp: cá nhụ cá chim cùng cá đé. Trong tầm nhìn, từng đàn cá chen nhau đông đúc trong lưới. Dưới ánh trăng, thân hình cá lấp lánh, lung linh. Đoạn thơ cho ta thấy đầy đủ màu sắc rực rỡ của con cá song. Giữa muôn ngàn cá, con nào cũng đẹp nhưng cá song nổi bật lên không chỉ ở màu sắc rực rỡ như ngọn đuốc của cá làm cho trăng đẹp hơn, sáng hơn mà còn là ở cái đuôi quẫy khiến trăng vàng chóe. Chính cử động ấy đã làm cho tâm hồn nhà thơ rung động và bật lên tiếng "em" trìu mến. Câu thơ đã góp phần làm cho bức tranh cá đầy màu sắc, ánh sáng, có hồn, và có giá trị thẩm mĩ đặc sắc: gợi tả và ca ngợi biển quê hương giàu đẹp

“Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra. Cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn. Tôi muốn bế nó lên tay. Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng. Đại đội trưởng hỏi chúng tôi có cần người không. Tôi bảo không. Như mọi lần, chúng tôi sẽ giải quyết hết. – Hay lắm, cảm ơn các bạn! – Đại đội trưởng lại cảm ơn – Cả đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn...
Đọc tiếp

Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra. Cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn. Tôi muốn bế nó lên tay. Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng. Đại đội trưởng hỏi chúng tôi có cần người không. Tôi bảo không. Như mọi lần, chúng tôi sẽ giải quyết hết.

 

– Hay lắm, cảm ơn các bạn! – Đại đội trưởng lại cảm ơn – Cả đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn tên lửa qua rừng. Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé.

Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên...

 

1. “Chúng tôi” trong đoạn văn trên chỉ những ai? Công việc của họ là gì? 

2. Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên. 

3. Xét về cấu tạo, câu “Thế là tối lại ra đường luôn.” thuộc kiểu câu nào? Câu văn in đậm trong đoạn trích trên vốn là bộ phận nào của câu “Thế là tối lại ra đường luôn.”? Việc tách câu như vậy có tác dụng gì?

0
Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết:“Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỉ”a, Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? Theo em, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?b, Bài thơ Ánh trăng gợi nhắc...
Đọc tiếp

Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
a, Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? Theo em, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?
b, Bài thơ Ánh trăng gợi nhắc và củng cố thái độ sống nào ở người đọc? tìm hai câu tục ngữ có nội dung thể hiện thái độ sống đó?
c, Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí được đúc kết trong hai câu tục ngữ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi)  nêu suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân ta dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giápkhi ông từ trần (Tháng 10 – 2013)

1
1 tháng 3 2020

BẠN ƠI HƠI DÀI NÊN MONG BẠN THÔNG CẢM    ^-^

8 tháng 4 2021

Trước hết, hình ảnh “đoàn thuyền” cho thấy sự đồng lòng chung sức của mọi người, thể hiện sự đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời bài thơ phản ánh không khí lao động sôi nổi của nhân dân miền Bắc, khí thế lao động hứng khởi, hăng say của người dân chài trên biển quê hương. Tóm lại, “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động đầy hứng khởi, hào hùng. Khi đọc từng câu thơ, chúng ta có thể cảm nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi. Cũng như chia sẻ với niềm tự hào về khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước.

11 tháng 5 2021

- Nhan đề bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có hai thông báo, một là đoàn thuyền, hai là việc nó đang đánh cá.

Đoàn thuyền đánh cá

                      Hình ảnh lao động tập thể             công việc của ngư dân

- Làm hiện lên hình ảnh “đoàn thuyền” trên biển cả -> hình ảnh của lao động tập thể.

- “Đánh cá” là công việc của các ngư dân trên biển.

=> Nhận xét:

+ Thơ Huy Cận xưa nói về chiếc thuyền cô đơn thì nay đã “đoàn thuyền” tấp nập, đông vui trong công việc khai thác tài nguyên vô tận của biển khơi.

+ Điều thú vị nữa là nhan đề nói về “đoàn thuyền” mà làm hiện lên con người – những chủ nhân mới của biển cả. Họ là hình ảnh trung tâm của bài thơ, trung tâm cảm hứng của Huy Cận. Họ bước vào việc lao động như bước vào một ngày hội lớn. Ngay từ nhan đề, bài thơ đã bộc lộ rõ chất tráng ca lao động khỏe khoắn.

29 tháng 11 2018

bó tay rùi đấy

8 tháng 4 2021

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.

... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?

... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thìa.

Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:

   Mẹ cùng cha bận công tác không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

     Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...

Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Mỗi chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà...

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.

... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?

... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thìa.

Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:

   Mẹ cùng cha bận công tác không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

     Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...

Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.

 tâm hồn cháu - nhà thơ - hình ảnh của bà hiện lên, chẳng bao giờ mờ phai. Tiếng kêu của con chim tu hú với hình ảnh của bà kết hợp hài hòa, được diễn tả dưới hình thức nghệ thuật cảm thán và câu hỏi tu từ đã khắc sâu nỗi nhớ thương da diết, một nỗi bồn chồn trong tâm tưởng và kí ức:

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.

Âm điệu của vần thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng gợi lên những rung cảm man mác, bâng khuâng. Tiếng chim tu hú như vọng vào năm tháng, bồi hồi...

Hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với mái nhà êm ấm, cũng như âm thanh của tiếng chim tu hú gắn liền với cánh đồng. Bằng Việt đã khéo lựa chọn hai hình ảnh ấy để nói lên lòng kính yêu, sự thương nhớ và biết ơn bà, với tình yêu quê hương. Bếp lửa và tiếng chim trở thành biểu tượng mang vẻ đẹp nhân văn của một tình quê nồng hậu, về kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào.

Mỗi chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà... từ những năm tháng tuổi thơ vọng về. Những tình cảm đẹp ấy được diễn tả rất thơ...