K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày...
Đọc tiếp

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

- Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

- Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

1
19 tháng 8 2017

 a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    → Từ cầu khiến "đi", vắng chủ ngữ.

  b, Các em đừng khóc.

    → Từ cầu khiến "đừng", có chủ ngữ "em".

  c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

    → Ngữ điệu khẩn trương, gấp gáp. Khuyết chủ ngữ.

  → Sự có mặt hay vắng mặt của chủ ngữ liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến.

    + Có chủ ngữ câu cầu khiến lịch sự hơn, rõ ràng hơn.

tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã...
Đọc tiếp

tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau

 

Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ?(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…(Nam Cao, Lão Hạc)c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng…...
Đọc tiếp

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.

a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

(Nam Cao, Lão Hạc)

d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay  của những con búp bê)

e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

g) Em tôi sụt sịt bảo:

- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1
12 tháng 6 2017

a, Tình thái từ nghi vấn "chứ": dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời

b, Tình thái từ cảm thán "chứ" : nhấn mạnh điều vừa thực hiện

c, Tình thái từ nghi vấn "ư" biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc

d, Tình thái từ nghi vấn "nhỉ" biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn

e, Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm "nhé": biểu thị thái độ thân mật, cầu mong

g, Tình thái từ cảm thán "vậy": miễn cưỡng đồng ý

h, Tình thái từ "cơ mà": biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.

Mọi người ơi !giúp em với ( đang cần gấp , sáng mai phải nộp )cho đoạn văn : " Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta , nếu ta không cố tìm mà hiểu họ , thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện , xấu xa , bỉ ổi , ... toàn những cớ đẻ cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương ... Vợ tôi không ác , nhưng thị khổ quá rồi...
Đọc tiếp

Mọi người ơi !giúp em với ( đang cần gấp , sáng mai phải nộp )

cho đoạn văn : " Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta , nếu ta không cố tìm mà hiểu họ , thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện , xấu xa , bỉ ổi , ... toàn những cớ đẻ cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương ... Vợ tôi không ác , nhưng thị khổ quá rồi . Một người đau chân có lúc náo quên được cái chân đau của mình đẻ nghĩ đén 1 việc gì khác đâu ? Khi người ta khổ qua thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa . Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng , buồn đau , ích kỉ che lấp mắt . "

' Ngữ văn 8 tập 1 - Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội '

1. đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? của ai ?

2. tác phẩm được ra đời trong giai đoạn , lịch sử nào ?

3. Những suy nghĩ trong đoạn văn trên của nhân vật nào ?

4. phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ?

5. phân tích câu : " Vợ tôi không ác nhưng Thị khổ quá rồi "

6. nêu nội dung chính của đoạn văn trên .

7. từ : ' chao ôi ' thuocj từ loại gì ? đật 1 câu có từ chao ôi

8. từ nội dung của đoạn văn trên , em có suy nghĩ gì về cách nhìn nhận đánh giá con người trong xã hội hiện nay ?

 

2
27 tháng 11 2016
  1. Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
  2. Trước cách mạng tháng tám
  3. Ông giáo
  4. Tự sự xen biểu cảm
  5. Ý nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khác
  6. Nói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mất
  7. Câu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển.
  8. Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ
22 tháng 8 2019
  1. Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
  2. Trước cách mạng tháng tám
  3. Ông giáo
  4. Tự sự xen biểu cảm
  5. Ý nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khác
  6. Nói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mất
  7. Câu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển.
  8. Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ
Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.

Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ra vào một thế giới rất gần  gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

1
8 tháng 10 2019

- Luận điểm: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.

    - Tác giả đã trình bày các luận cứ:

    + Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

    + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi với mỗi con người.

    - Hai luận cứ trên được trình bày theo một trật tự hợp lý. Tác giả xuất phát từ sự thấu hiểu Tế Hanh (tinh tế, có thể nghe những điều không hình sắc, âm thanh).

    + Nhận định cũng rất chính xác về chất thơ Tế Hanh: đưa ta vào thế giới gần gũi mà ta chỉ cảm thấy một cách mờ mờ.

    + Luận cứ thứ hai là hệ quả của luận cứ thứ nhất, điều này tạo được sự logic, hợp lý

Đọc đoạn văn sau: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận."

(Lão Hạc, Nam Cao)

Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?

A. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.

B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.

C. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.

D. Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.

3
1 tháng 4 2018

Chọn đáp án: B

20 tháng 6 2021

Trả lời :

Chọn B

1 l i k e

~HT~

3 tháng 3 2017

- Nếu thay từ "không" bằng từ "chưa": Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

    - Với từ phủ định "không" nghĩa của câu sẽ được hiểu: Dế Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết. Đây là kiểu câu phủ định vĩnh viễn.

    - Với từ phủ định " chưa" nghĩa của câu được hiểu: Dế Choắt có thể gượng dậy. Đây là kiểu phủ định không hoàn toàn.