Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thông tin cơ bản của văn bản là đưa ra các cách ghi chép trọng tâm vấn đề:
- Lập ra quy tắc ghi chép: Chia rõ các phần
- Học cách tìm nội dung chính
- Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học
Đặc điểm của văn bản rõ ràng, mạch lạc phục vụ cho mục đích của văn bản.
*Đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là:
- Về cấu trúc, loại văn bản này thường có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình)
Phần 2: liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò hơi hay hoạt động.
Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động.
- Về đặc điểm hình thức:
+ Loại văn này thường sử dụng các con số (1, 2, 3,...), từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,...) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba,..) để giới thiệu trình tự thực hiện.
+ Từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan.
+ Sử dụng câu chứa nhiều động từ, câu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện.
+ Dùng hình ảnh minh họa, sơ đồ chỉ dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính.
+ Từ ngữ xưng hô ngôi thứ hai để chỉ người đọc.
*Những đặc điểm ấy có mối quan hệ với mục đích của văn bản:
Đó là mối quan hệ liên kết, gắn bó mật thiết, bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau. Vì nhờ các đặc điểm giúp em nhận ra mục đích của văn bản và ngược lại, từ mục đích người viết triển khai nội dung bài viết có đầy đủ các đặc điểm cần thiết.
- Về cấu trúc: 4 phần (người chơi - chuẩn bị - cách chơi - quy định trò chơi)
- Về hình thức:
+ Các mục trong bài được kí hiệu theo các phần a,b,c,d.
+ Sử dụng các số từ chỉ số lượng: một, hai, ba.
+ Sử dụng các từ ngữ miêu tả chi tiết về trò chơi kéo co.
+ Dùng hình ảnh minh họa.
=> Giúp nội dung được rõ ràng, mạch lạc, làm sáng tỏ mục đích văn bản.
Văn bản được viết ra nhằm mục đích đưa ra các ý kiến bàn luận vẻ đẹp của hoa sen qua bài ca dao. Nội dung chính là bình luận vẻ đẹp của hoa sen từ cụ thể đến tượng trưng qua cách thể hiện của bài ca dao.
Văn bản được viết ra nhằm mục đích phân tích câu chuyện em bé thông minh, đưa ra những đánh giá và góc nhìn về nhân vật.
tham khảo
a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:
Loại văn bản | Đặc điểm nổi bật |
Nghị luận | Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội - Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. - Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm |
Thông tin | - Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng. |
b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.
Ví dụ:
Lớp | Bài nghị luận văn học | Bài đọc hiểu liên quan |
Lớp 6 | - Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh). - Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu) - Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị) | - Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng) - Ca dao Việt Nam - Truyền thuyết Thánh Gióng |
Lớp 7 | - Ông Đồ - Vũ Đình Liên - Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh - Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn) - … | - Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) - Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc) - Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang) - … |
Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.
Lớp | Bài nghị luận xã hội | Vấn đề của đời sống |
Lớp 6 | - Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du). - Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn) - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương) | Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …) |
Lớp 7 | - Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng) - Tiếng gà trưa - Ca Huế - … | Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người |
c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.
Ví dụ:
Lớp | Nội dung đề tài | Hình thức văn bản |
Lớp 6 | - Về một sự kiện (lịch sử) - Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..) | - Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian - Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả |
Lớp 7 | - Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. | - Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian. |
Ý kiến nhỏ 1. 1: Câu thứ nhất: Vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen trong đầm
Ý kiến nhỏ 1. 2: Câu thứ hai: Miêu tả từng bộ phận của cây sen
Ý kiến nhỏ 1. 3: Câu thứ ba: Câu chuyển
Ý kiến lớn 2: Những triết lí sống sâu sắc được gửi gắm một cách rõ nhất ở câu thứ tư.
- Thông tin cơ bản: hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh và nắm thông tin hiệu quả.
- Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản:
+ Đặc điểm văn bản: dễ hiểu, ngắn gọn, nội dung được chia thành nhiều phần với đề mục cụ thể, kèm ảnh minh họa để làm rõ vấn đề.
+ Mục đích viết văn bản: giúp học sinh đọc được nhanh và hiệu quả hơn.
=> Cách trình bày có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ, gần gũi với nhau để làm rõ mục đích.