K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2018

- Ngôn ngữ nhân vật, chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm, nửa trực tiếp (vừa là nhân vật, vừa của tác giả

- Nhân vật bộc lộ gián tiếp thông qua cảnh vật, sự bối rối trong hành động thấy nhân vật đang buồn da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng.

- Tâm trạng người chinh phụ thấy rõ sự thất vọng, tuyệt vọng

4 tháng 5 2017

Lời nói của người chinh phụ được thể hiện qua những câu thơ sau:

- Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

- Lòng này gửi gió đông có tiện

... Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Việc đưa những lời trực tiếp đó làm cho lời văn trở nên sinh động hơn và góp phần làm nổi bật bi kịch tinh thần của người chinh phụ.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.Ngoài rèm thước chẳng mách tinTrong rèm, dường đã có đèn biết chăng?Đèn có biết dường bằng chẳng biết,Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.    Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

    Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)

 Câu 1 : Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản? 

 Câu 2 : Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?

 

 Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ? 

 

 Câu 4 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt. 

 

 Câu 5 : Thông qua nỗi cô dơn sầu muộn của người chinh phụ trong đoạn trích trên,em có thể cảm nhận gì về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm ?  

0
1 tháng 8 2019

- Văn bản miêu tả một tổ hợp hành động của người chinh phụ, bao gồm: dạo, ngồi, rủ thác

- Hành động của người chinh phụ được miêu tả thông qua những việc cứ lặp đi, lặp lại. Nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm rồi lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi, lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về, nhưng cứ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả…

- Cách miêu tả hành động ấy cũng đã góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong lòng người chinh phụ. Người cô phụ chờ chồng trong bế tắc, trong tuyệt vọng.

15 tháng 5 2021

Thamkhao

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả (chữ Hán) Đặng Trần Côn và dịch giả (chữ Nôm) Đoàn Thị Điểm:

      + Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn (năm sinh năm mất chưa rõ) sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, là người có cống hiến to lớn trong nền văn học Việt Nam với những tác phẩm thơ, phú chữ Hán.

 

      + Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) là người có công với nền văn học quốc âm, có mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, một nữ sĩ nổi tiếng với nhiều giai thoại về tài xuất khẩu thành thơ tài tình.

- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích:

      + “Chinh phụ ngâm”, tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa và nói lên tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi

      + “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là đoạn trích từ câu 193 đến câu 220 của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ, trong đó 8 câu thơ cuối đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của toàn bộ tác phẩm.

II. Thân bài:

Khái quát đoạn trích:

- Hoàn cảnh sáng tác: Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa - đàn áp giữa nông dân với quân triều đình, nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Đặng Trần Côn đứng trước thời thế, thấu hiểu nỗi khổ người chinh phụ đã viết nên bài thơ.

- Ý nghĩa nội dung: Đoạn trích viết về tình cảnh cô đơn, tâm trạng buồn khổ của người chinh phụ trong lúc chồng đi lính, thời gian dài vẫn bặt vô âm tín, khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi một lần nữa.

2 câu thơ đầu: bộc lộ ước muốn của người chinh phụ qua thiên nhiên:

- Gió đông: những cơn gió của mùa xuân, ấm áp và tràn trề sức sống, điềm báo tin vui, đại diện sự sum họp, đoàn viên.

- Non Yên: tên thường gọi núi Yên Nhiên, ở biên ải phương bắc xa xôi - nơi người chồng đang chinh chiến.

 

- “Nghìn vàng”: Hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng son sắt của người chinh phụ 

-> Ước muốn của người chinh phụ gửi gắm tất cả nỗi lòng vào ngọn gió xuân để có thể đến được nơi chiến trường xa xôi để người chồng thấu hiểu và trở về cùng nàng.

=> Không gian vô tận, mênh mông, không giới hạn, ngăn cách hai vợ chồng, nhưng mà nỗi nhớ cũng không nguôi, không tính đếm được của người chinh phụ.

4 câu thơ giữa: Nỗi nhớ của người chinh phụ qua không gian

- “Non yên - non yên, trời - trời”: thủ pháp điệp liên hoàn nhấn mạnh khoảng cách xa xôi trùng điệp, trắc trở vô vàn cũng như tình yêu cũng người chinh phụ lúc bấy giờ không gì có thể khỏa lấp nỗi nhớ ấy.

- “thăm thẳm, đau đáu” : từ láy tả cung bậc của nỗi nhớ, vừa là nỗi nhớ sâu, dai dẳng, triền miên, vừa là nỗi nhớ gắn với nỗi đau, nỗi sầu. -> Nỗi nhớ được cụ thể hóa bằng không gian cho thấy nỗi nhớ khắc khoải dằng dặc.

- “Đường lên bằng trời”: Xa xôi, cách trở không nào đến được 

=> Nhấn mạnh sự xa cách của đôi vợ chồng, thể hiện tình yêu và nỗi nhớ khắc khoải của người chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ càng về sau càng tăng dần, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa.

2 câu thơ cuối: Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh

- “Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: Cảnh và người đều mang trong mình ở nỗi buồn và niềm đau

- Cảnh vốn là vật vô tri, không biết buồn đau chính tâm trạng của con người đã nhuốm sầu cảnh vật.

+ “Cành cây sương đượm”: Nhuộm một màu buốt giá, lạnh lẽo.

+ “Tiếng trùng mưa phun”: Hoang vắng, tĩnh lặng nghe được cả tiếng côn trùng kêu rả rích.

- Tâm trạng cô đơn, thổn thức, nỗi nhớ thương, khát khao được giãi bày, chia sẻ nhưng vô vọng, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh vật khiến nó cũng trở nên não nề.

Sơ kết nghệ thuật:

Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp liên hoàn, từ láy

- Thủ pháp tả cảnh ngụ tình

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế

- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng

- Giọng thơ da diết, buồn thương

III. Kết bài:

- Khái quát nội dung, nghệ thuật 8 câu thơ cuối: như một lá thư viết đầy những lời gửi gắm nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi đến người chồng nơi biên ải xa xôi.

- Mở rộng: Liên hệ với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có chồng đi lính.

15 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Nhắc đến Đặng Trần Côn ta thường nhớ đến ông là một nhà thơ sống vào đầu thế kỉ XVIII, mặt khác tên tuổi của ông còn gắn liền với tác phẩm nổi tiếng “Chinh phụ ngâm”. Trong đó 8 câu cuối của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của toàn bộ tác phẩm qua việc thể hiện khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong thời chiến loạn.

“Lòng này gửi gió Đông có tiện ?

Nghìn vàng xin gửi đền non Yên

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa với khôn thấu

Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Nhớ hình bóng của người chồng, người chinh phụ thổn thức hướng cái nhìn nội tâm về miền biên ải xa xôi. Nếu như ở khổ trước người chinh phụ càng cảm thấy cô đơn buồn sầu tới bao nhiêu thì ở 8 câu này nỗi nhớ nhung của người chinh phụ lại càng tăng lên bấy nhiêu cùng với sự thương nhớ ấy là tâm trạng lo lắng cho số phận của người chồng nơi biên ải. Trạng thái lo lắng của người chinh phụ được tác giả thể hiện như một mạch ngầm dù người chinh phụ không nói ra nhưng ta vẫn cảm nhận được, thể hiện sự tinh tế trong miêu tả nội tâm của tác giả.

Đầu tiên tác giả đã nhân hoá gió đông như một người đưa tin đến non Yên nhằm nhấn mạnh nỗi mong nhớ lo lắng của người chinh phụ về người chồng:

Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên

Vì quá thương nhớ chồng mà người vợ phải nhún nhường xin hỏi ngọn gió để gửi tin cho chồng mình, phải nói đó là một người đưa tin đặc biệt, đưa một cái tin đặc biệt đó là cái tin về tình cảm yêu thương nhung nhớ của người vợ dành cho người chồng nơi chinh chiến. Ngoài ra cái tin ấy được đưa đến ”non Yên” - một vùng hẻo lánh xa xôi nơi người chồng đang xông pha trận mạc, khốn nguy vô cùng. Qua việc dùng bút pháp nhân hoá, hình ảnh ước lệ “non Yên”, “gió Đông”, câu hỏi tu từ tác giả mở ra không gian mênh mông gợi thêm nỗi trống trải, cô đơn cho cảnh vật từ đó xoáy sâu vào sự nhớ nhung khắc khoải, da diết của người chinh phụ.

Xem thêm: Cảm nhận 8 câu đầu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Nỗi nhớ đằng đẵng ấy làm nàng mòn mỏi cuối cùng được nâng lên thành nỗi đau, một nỗi đau vô hình đã được tác giả tạo hình hài qua 4 câu:

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong

Cùng với nỗi nhớ thương mong đợi, từ “đằng đẵng” gợi cảm giác triền miên liên tục tưởng kéo dài đến vô tận nên được tác giả hình dung bằng sự so sánh với đường lên trời. Nỗi nhớ của người chinh phụ đằng đẵng, miệt mài, không thể nguôi ngoai và không thể dùng toán học mà cân đếm được. Nhưng trớ trêu thay khoảng cách giữa nàng và người chồng dường như khó chạm tới được, sự xa cách nghìn trùng mây. Bằng việc mở rộng không gian, ”trời thăm thẳm xa vời khôn thấu” như là lời than thở, ai oán thể hiện sự tuyệt vong của người chinh phụ sau nhiều ngày tháng mòn mỏi đợi tin chồng và chính từ đó nỗi đau xuất hiện, từ “đau đáu” biểu lộ sắc thái tăng tiến, sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa đắng cay nối dài bất tận trong lòng người chinh phụ.

Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”, người chinh phụ thấy cảnh vật vô hồn, thê lương như tâm trạng của mình lúc bấy giờ:

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Đó là mối quan hệ giữa con người và tâm cảnh, người vui thì tâm trạng vui thấm vào cảnh vật nhìn đâu cũng thấy toàn niềm vui chất chứa sự sống. Còn người buồn thì nỗi buồn thấm vào tâm can nên nhìn cảnh vật thấy sầu não, thê lương. Ở đây hình ảnh “cành cây sương đượm”, "tiếng trùng”, ”mưa phun” là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn chất chứa sâu lắng của người chinh phụ, sự mòn héo của cảnh vật hay do lòng người mòn héo mà ra.

Tác giả đã sử dụng điêu luyện thể thơ song thất lục bát, phối hợp các hình ảnh ước lệ “non yên”, ”gió Đông”, với hình ảnh ẩn dụ “sương đượm”, ”mưa phun”, đặc biệt là sự thành công trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, tả cảnh ngụ tình tác giả đã đưa người đọc qua các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ trình một cách tự nhiên nhất và thể hiện ước mơ khát vọng chính đáng của họ về tình yêu và hạnh phúc.

Với cách dùng từ hình ảnh ước lệ, đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. Đồng thời thể hiện sự thương cảm sâu sắc của tác giả với ước mơ chính đáng của người phụ nữ cũng là lời tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa là biểu hiện của cảm hứng nhân văn cho toàn đoạn trích.

 

22 tháng 3 2021

"Chinh phụ ngâm ” có nhiều đoạn thơ diễn tả nỗi cô đơn, sầu muộn, buồn khổ của người chinh phụ. Đây là một đoạn thơ thể hiện tâm trạng ấy của người phụ nữ đáng thương thời chiến tranh, loạn lạc:

"Gà eo óc gáy sương năm trống,
..........
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”

Người chồng ra trận mãi chưa về, đã 3, 4 năm trên sa trường để lại người vợ trẻ phải trải qua những ngày tháng dài cô đơn và sầu muộn. Nàng ngồi lặng lẽ một mình trong phòng khuê chỉ lặng lẽ một thân một mình, cô đơn lẻ bóng. Chẳng có ai, chẳng biết cùng ai để giãi bày tâm sự. Chinh phụ thao thức suốt đêm. Lắng nghe tiếng gà “eo óc ” gáy trong sương cùng tiếng trống canh năm. Bốn bên chỉ nhìn thấy bóng hòe “phất phơ”. Từng khắc, từng giờ dài thêm ra “đằng đẵng như niên”.Mối sầu thì dài thêm “dằng dặc tựa miền biển xa”.

 

"Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”.

Các từ láy (eo óc, phất phơ, đằng đẵng, dằng dặc) có giá trị gợi tả cảnh vật, thời gian, làm tăng sự biểu cảm nỗi cô đơn và tâm trạng thao thức của người chinh phụ. Hai so sánh về thời gian “đằng đẵng như niên ”, "dằng dặc tựa miền biển xa" đã cực tả nỗi buồn lê thê suốt đêm ngày, đúng là "ba thu dọn lại một ngày dài ghê!" (Truyện Kiều).

Sầu tủi, buồn chán rồi e ngại và lo sợ, "gượng” đốt hương, "gượng” soi gương, rồi "gượng” gảy đàn. Buồn chán ngán và mỏi mệt. Nước mắt “chứa chan” thấm đầy gối, tràn đầy mi. Các từ ngữ: "kinh ”, “ngại", cùng điệp ngữ “gượng " đã cực tả nỗi buồn chán nản, đau khổ, lo sợ của nàng chinh phụ. Tâm hồn thì “mê mải” chân tay thì rụng rời:

‘‘Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”

Nhạc điệu vần thơ song thất lục bát réo rắt, triền miên như nỗi buồn cô đơn da diết, dằng dặc, đằng đẵng trong lòng người chinh phụ. Các từ láy, các so sánh được sử dụng tài tình để khắc hoạ nội tâm nàng chinh phụ. Lời thơ đẹp, ngôn ngữ trau chuốt. Ngoại cảnh như thấm nỗi buồn cô đơn, đau khổ của lòng người.

Chiến tranh phong kiến đã “dãi thây trăm họ nên công một người”. Trên chiến địa thì "hồn tử sĩ gió ù ù thổi”... Ở Mọi chốn làng quê, những người mẹ già, người vợ trẻ đã lo lắng, chờ mong. Đoạn thơ giàu giá trị nhân đạo đã nói lên cái giá nặng nề mà người chinh phụ phải trả. Vì thế đoạn thơ mang ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa vô nghĩa đã gây ra bao đau khổ cho nhân dân.

22 tháng 3 2021

Tham khảo:

Chinh phụ ngâm là một tác phẩm tiêu biểu của Đặng Trần Côn được sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Vừa mới ra đời tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn và đến khi có bản dịch nôm của Đoàn Thị Điểm thì tác phẩm này lại trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Bài thơ nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ khi người chinh phu ở chiến trường xa xôi. Tất cả những tình cảm đó đã lan tỏa, thấm đẫm vào cảnh vật:

“Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

Tiếng gà là cái động đã được sử dụng để miêu tả cái tĩnh tại của thiên nhiên, nỗi cô đơn của con người. Nàng đã thức trọn năm canh để nghe thấy tận sâu trong đáy lòng mình nỗi sầu, nỗi đau vô hình ấy. Từ láy “phất phơ” đã biểu đạt một cách tinh tế cái dáng điệu, cái tâm trạng của một người vợ ngóng chờ từng chút hình ảnh của chồng. Đặc biệt hình ảnh cây hòe “rủ bóng” sà xuống như ẩn chứa trong đó cái dáng vẻ tiều tụy của người chinh phụ. Dáng vẻ cô độc của người chinh phụ như bị chìm lấp giữa không gian ấy.


 
Ở những dòng thơ tiếp theo, nỗi ai oán hiện rõ trong từng chữ, từng câu, dù tác giả không hề nhắc đến hai chữ chiến tranh:

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dày uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”

Điệp từ “gượng” được điệp đi điệp lại ba lần trong bốn câu thơ tiếp theo đã thể hiện sự nỗ lực vượt thoát của người chinh phụ. Dường như nàng đang cố tìm sự thanh thản nơi tâm hồn nhưng lại càng rơi sâu hơn vào cơn mê man. Gượng tìm đến gương thì lại rơi lệ sầu, gượng tìm đến nhạc lại càng rơi ào lo âu. Chạm đến đâu cũng chạm vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi của chính mình. Nỗi sầu cô đơn như bủa vây, như ám ảnh người chinh phụ. Ở đây, tác giả đã sử dụng bút pháp trữ tình để đặc tả nỗi cô đơn của người chinh phụ. Con người mang trong lòng quá nhiều lo âu đã khiến chính bản thân mình như đang chết dần trong cái bọc cô đơn ấy.

Đằng sau nỗi sầu thảm của người của người phụ nữ chính là hiện thực khốc liệt mà chiến tranh để lại. Bởi thế bài thơ không chỉ đơn thuần nói về tâm trạng của người phụ nữ ngày đêm mong ngóng chồng trở về từ nơi chiếng trường mà còn gián tiếp tố cáo chiến tranh và những gì mà nó đã gây ra. Đồng thời nó cũng thể hiện sự đồng cảm, xót xa, sự thấu hiểu của nhà thơ với người chinh phụ. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo ngời sáng của tác phẩm.

Như vậy, bằng việc kết hợp khéo léo các biện pháp tu từ tác giả đã thành công miêu tả được thế giới nội tâm ẩn sâu bên trong của người chinh phụ đồng thời cũng cho người đọc thấy được hiện thực loạn lạc mà chiến tranh gây ra thời đó. Và tất cả những điều đó vừa thể hiện được tài năng vừa ngầm phản ánh tấm lòng của tác giả.

22 tháng 3 2023

Suy nghĩ của em về câu nói trên là em thấy giá trị của bản thân mình được quyết định bởi những giá trị mà mình cho đi chứ không phải là các giá trị mà bản thân mình nhận được, cũng như mình giúp đỡ người khác được báo nhiêu thì đó mới là giá trị của bản thân mình, còn các công ơn mình nhận được từ người khác đó không phải là giá trị của mình mà là của người khác, Đây là suy nghĩ của em về câu nói trên 

22 tháng 3 2023

Cop ?????

24 tháng 3 2022

giải hộ mình câu văn,mình cần gấp

12 tháng 3 2022

em có thể làm theo dàn ý như sau:

a. Mở đoạn:

- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lý

- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.

b. Thân đoạn:

- Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao....; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể).

- Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ....của người lao động. Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta":

Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng) Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng) Tình cảm gia đình (dẫn chứng) Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng) Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng) Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng) Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng) Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng) Tình thầy trò (dẫn chứng) Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng)

c. Kết đoạn:

- Đánh giá khái quát lại vấn đề

- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.