K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nghĩa tường mình: Bầu bí trên một giàn dù khác giống nhưng vẫn nên yêu thương đùm bọc lẫn nhau. 

Nghĩa hàm ý: Con người cần sống với nhau bằng tình yêu thương và sẻ chia

29 tháng 10 2019

Đáp án C

Thành phần gọi – đáp

8 tháng 1 2018

Chọn đáp án: B.

23 tháng 6 2019

Dàn bài.

a. Mở bài.

- Giới thiệu chung về truyền thống thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn câu ca dao.

b. Thân bài.

* Hiểu câu ca dao như thế nào?

- Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống.

- Bầu bí được nhân hoá trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước.

- Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương đoàn kết dù khác nhau về tính cách, điều kiện riêng.

* Vì sao phải yêu thương đoàn kết?

- Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

   + Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập và ổn định cuộc sống.

   + Người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn.

   + Xã hội bớt người khó khăn.

- Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.

* Thực hiện đạo lý đó như thế nào?

- Tự nguyện, chân thành.

- Kịp thời, không cứ ít nhiều tuỳ hoàn cảnh.

- Quan tâm giúp đỡ người khác về vật chất, tinh thần.

* Chứng minh đạo lý đó đang được phát huy.

- Các phong trào nhân đạo.

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

- Kết quả phong trào.

c. Kết bài.

- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

a. "Thế hệ trẻ ngày nay" là thành phần phụ chú

b. "Ơi" là thành phần biệt lập dùng để gọi đáp

c. "Có lẽ" là thành phần tình thái (gợi sự phỏng đoán, ước chừng)

30 tháng 9 2018

Việt Nam là một đất nước từ lâu đời đã có truyền thống tương thân, tương ái, mọi người luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống tốt đẹp đó được phản ánh nhiều trong thơ văn, đặc biệt là trong ca dao – dân ca. Một trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến những câu ca dao đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ người dân Việt Nam:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Thật vậy, ca dao – dân ca là lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân lao động. Qua đây, cha ông ta muốn gửi gắm biết bao bài học nhân sinh quý giá ở đời. Thế nên, ca dao – dân ca luôn có tiếng nói đa nghĩa, ẩn dụ. Hai câu ca dao này cũng vậy. Tầng nghĩa thứ nhất, người đọc có thể hiểu đó là bài ca dao nói về mối quan hệ giữa bầu và bí, hai loại quả quen thuộc trong dân gian. Cả hai đều là họ nhà cây leo. Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung trên một giàn. Vì thế bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà xa rời nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn để rồi ganh ghét, xa lánh nhau. Vì sao vậy? Bầu và bi tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Mưa thuận gió hoà, bầu bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bi cùng chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?

Ngoài tầng nghĩa tường minh ấy, bài ca dao có ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Đó là mượn chuyện bầu bí để nói chuyện con người, chuyện cuộc đời. Ông cha ta đã cho con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà thiết tha, tế nhị: Người với người cùng sống trong một xã hội, hít thở một bầu không khí,… thì hãy yêu thương lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết với nhau.

Vậy, vì sao phải đoàn kết, yêu thương trong cộng đồng? Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng là trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ khi cả dân tộc ta nắm tay nhau quyết hi sinh tất cả để giành độc lập và bảo vệ non sông nước nhà chúng ta đã chiến thắng mọi thế lực hùng mạnh nhất. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng những mất mát do chiến tranh và thiên nhiên để lại vẫn luôn luôn cần được mọi người giúp đỡ. Thật vậy, khi cả dân tộc ta hướng về miền Trung, về miền núi hay hải đảo xa xôi thì có rất nhiều những mạnh thường quân, những con người đã không tiếc tiền bạc công sức của mình để chung tay cùng nhau vượt qua khó khăn

bau oi thuong lay bi cung

Bầu Ơi Thương Lấy Bí Cùng Tuy Rằng Khác Giống Nhưng Chung Một Giàn

Trong ca dao tục ngữ cũng có nhiều bai khuyên con người phải đoàn kết, yêu thương nhau:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”

Quả thực, sức mạnh của tình thương, của sư đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau đã được thực tế chứng minh tính đúng đắn của nó. Dân tộc Việt Nam chúng ta với những truyền thống tốt đẹp đó đã chiến thắng biết bao kẻ thù xâm lược, dành độc lập – tự do và xây dựng được một xã hội văn minh, tốt đẹp như ngày hôm nay.

Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nhân dân ta và truyền thống này cần phải được phát huy không những ở thế hệ ngày nay mà còn phải duy trì đến tận mai sau vì đây là đạo lí cốt lõi của con người, thể hiện lòng nhân giữa người với người. Trong thời đại ngày nay, khi xã hội toàn cầu hóa chúng ta có thể hiểu nghĩa rộng hơn của câu ca dao trên là cũng là loài người sống trên trái đất chúng ta phải biết yêu thương nhau, chia sẻ với nhau để chiến tranh không còn và xã hội ngày càng phát triển. Câu ca dao là lời dạy ấm áp tình người, khuyên chúng ta biết bỏ đi cái vị kỷ cá nhân để mở rộng tấm lòng yêu thương.

Vậy, những hành động như thế nào là thể hiện đúng với lời khuyên của bài ca dao? Chúng ta nhận thấy, có biết bao hành động thể hiện tinh thần giúp đỡ tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong xã hội cần được phát huy. Đó là quên góp, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt; chương trình kế hoạch nhỏ ủng hộ quần áo, sách vở cho trẻ em nghèo; hay là xây dựng những căn nhà tình thương cho các bà mẹ liệt sĩ, các cụ già neo đơn… Có biết bao những hành động thể hiện tình yêu thương, nhân ái giữa người với người trong cuộc sống. Mỗi người chúng ta cần phải nhận thức được rằng bằng những hành động và việc làm cụ thể như thế này là chúng ta đang góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

Tục ngữ, ca dao Việt Nam cũng có nhiều câu khuyên nhủ mọi người nên sống yêu thương, đoàn kết, tiêu biểu nhất là câu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Cho dù cuộc sống ngày một thay đổi, con người hiện đại chú ý nhiều đến cái riêng, đến cá nhân mình những truyền thống đoàn kết, nhân ái vẫn có giá trị trường tồn. Là một học sinh THPT đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân tôi tự nhận thức được rằng những hành động nhỏ bé thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái, yêu thương, giúp đỡ những bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Và tôi hi vọng rằng, trong cuộc sống này, sẽ có nhiều hành động ý nghĩa như vậy được thực hiện để cho cuộc sống trở nên nhân văn hơn.

30 tháng 9 2018

Mình làm dàn ý thôi nhé :)))

MB :

Nói đến con người là nói đến sự yêu thương , sự cảm thông và chia sẻ. Cũng chính vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao , tục ngữ hay nói về chủ đề yêu thương. Một trong số đó có câu sau :

" Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

TB

1, Phân tích ý nghĩa của câu ca dao

+Nghĩa đen : "Bầu" , "Bí" là những quả mà chúng ta ăn hàng ngày , nó không cùng 1 tên gọi nhưng có "họ hàng" với nhau

+ Nghĩa bóng : "Bầu" ,"bí" cũng ý chỉ con người với con người. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc và vô vàn con người , mỗi dân tộc có 1 tiếng nói , chữ viết khác nhau . Mỗi con người có 1 gia đình khác nhau nhưng chung 1 chỗ là chúng ta đều sinh ra ở Việt Nam , đều là công dân , 1 tế bào của đất nước. Vì vậy hãy yêu thương nhau , giúp đỡ nhau và chia sẻ với nhau.

2. Những việc làm thể hiện ( suy nghĩ về những hành động có thể giúp đỡ )

- Chúng ta cũng biết , Việt Nam ta còn đang phát triển và đặc biệt là các dân tộc miền núi thì vẫn còn khổ cực vì vậy chúng ta có thể : quyên góp quần áo , sách vở cho các bạn học sinh ,.............

- Khi đi ra đường chúng ta thi thoảng sẽ thấy những người cần giúp đỡ => giúp họ. Đó cũng là 1 cách để thể hiện tình yêu

( Tự liệt kê ra nha )

KB

Tóm lại , đã là công dân Việt Nam , chúng ta cần yêu thương nhau, đùm bọc nhau,......

Tự làm đó =))) đánh máy mỏi cả tay ;((

#Linn

21 tháng 6 2020

Thành phần gọi đáp: Bầu ơi

10 tháng 8 2017

 - Nghĩa tường minh: Bao giờ con chạch đẻ ở trên ngọn cây đa và con sáo đẻ dưới nước thì nhân vật “ta” lấy “mình”.

   - Hàm ý: lời từ chối đi đến hôn nhân của nhân vật vì tất cả nội dung câu nói đều không thể xảy ra (chạch sống dưới nước, không thể đẻ con trên ngọn đa; sáo là loài chim, không xuống nước đẻ trứng).

25 tháng 3 2021

a) Hai câu ca dao trên có chứa đựng hàm ý.

b) Hàm ý của hai câu ca dao đó là: ta không lấy mình.

c) Em hiểu được hàm ý đó nhờ cách lập luận sau: Khi nào chạch đẻ ở ngọn đa, sáo đẻ ở dưới nước thì ta lấy mình. Chạch sẽ không bao giờ đẻ ngọn đa, sáo không đẻ dưới nước. Vì vậy, ta không bao giờ lấy mình.



 

25 tháng 4 2023

Hàm ý: "thô sơ da thịt" và "nhỏ bé"

Ý nghĩa của hàm ý:

- "thô sơ da thịt": chỉ những con người giản dị mộc mạc, thật thà, chất phác, chịu khó chịu khổ giỏi.

- "nhỏ bé": không có tiếng nói, địa vị, ở đây người cha muốn khuyên con phải có sự cố gắng, ý chí, nghị lực làm nên nhiều việc lớn.

T.Lam