Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đảo cụm từ: “rêu từng đám” – “đá mấy hòn”
- Đảo câu: “xiên ngang mặt đất” – “đâm toạc chân mây”
=> Tá dụng: nhấn mạnh hình ảnh sự vật, làm cho cách diễn đạt thêm gợi cảm và giàu âm hưởng.
a. Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước” => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
b. Đảo ngữ: cả hai câu thơ => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
a: Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”.
Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
b: Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.
Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó (2 câu thơ đầu)
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"
- Hành động: Ra - vào.
- Thời gian: Sáng - tối.
-> Phép đối chỉnh thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, liên tục quay vòng của Bác khi ở Pác Pó.
- Không gian: Suối - hang -> 2 địa điểm làm việc, sinh hoạt chính của Bác
=> Cuộc sống bí mật nhưng Bác vẫn giữ được nề nếp, quy củ, phong thái ung dung, chủ động.
- Ăn uống đạm bạc: "Cháo bẹ, rau măng" (cháo ngô với rau măng) -> Những thức ăn luôn có sẵn trong rừng.
- “vẫn sẵn sàng” -> thức ăn luôn có sẵn trong tự nhiên.
-> Tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.
Tham khảo nha bạn:
Hai câu thơ sử dụng biện pháo nhân hóa nỗi sầu tủi về thân phận của ông Đồ như đã thấm sâu vào từng sự vật.“Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu”. “Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng
a. Tác dụng: tạo sự liên kết giữa hai câu. “Những cuộc vui” là từ thay thế các động từ (nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn) ở câu trước.
b. Tác dụng: tạo sự liên kết giữa hai câu. Từ “Hành” đầu câu trùng lặp với từ "hành" có trong câu trước.
- Biện pháp đảo ngữ: câu 3, 4, 5, 6 => nhấn mạnh sự yếu ớt, không nơi nương tựa của con người trong cảnh loạn lạc.
- Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ => không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm.
Biện pháp: Đảo ngữ
Tác dụng: nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm: dân tộc này cần người có trách nhiệm đứng ra gánh vác, đối phó với ngoại xâm.
"Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng người"
(Tố Hữu-Việt Bắc)
=> Nghệ thuật đặc sắc nhất trong đoạn thơ trên là:
- Điệp nghữ(nhớ-2 lần)
- Nhân hóa (rừng núi trông theo bóng người)
Tác dụng :
- Điệp nghữ(nhớ-2 lần): Thể hiện sâu sắc tha thiết tình cảm lưu luyến , thương nhớ của đồng bào các dân tộc Việt Bắc đối với Bác Hồ
- Nhân hóa (rừng núi trông theo bóng người): Tình cảm của nhân dân bao trùm cả cảnh vật thiên nhiên núi rừng, Bác đi rừng núi cũng đi theo như đi trông bóng người.
Tham khảo!
Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:
- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).
- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.
Tham khảo
a. Biện pháp tu từ:
- Điệp từ: “súng”, “đầu” , “bên”
=> Tác dụng tạo âm thanh chắc khỏe và nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng nhiệm vụ
- Hoán dụ: súng, đầu.
=> Súng đại diện cho nhiệm vụ chiến đấu; đầu biểu tượng cho lý tưởng. Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí đến từ việc chung lý tưởng và nhiệm vụ chiến đấu.
b. Biện pháp tu từ:
- Hình ảnh hoán dụ: giếng nước gốc đa => chỉ quê hương làng xóm và những người thân thuộc sống tại quê hương.
- Nhân hóa: “nhớ”
=> Tác dụng: Gợi về quê hương và hậu phương của người lính, cũng là nỗi nhớ mà người lính dành cho quê hương. Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa từ những nỗi niềm thầm kín như vậy.
a: tác dụng: nhấn mạnh tình cảnh bơ vơ, tan tác; tâm trạng hoang mang, sợ hãi của con người và vạn vật khi chiến tranh bất ngờ ập đến; thể hiện được nỗi buồn thương, đau đớn trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than.
b: tác dụng: gợi ấn tượng về những âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng nhạc ngựa và thể hiện niềm vui trước nhịp sống bình yên, thân thuộc của quê hương.
c: tác dụng: nhấn mạnh không khí đông vui, nhịp sống sôi động nơi làng chài khi đón những con thuyền đầy ắp cá, bình yên trở về sau chuyến ra khơi.
- Biện pháp tu từ đảo: Đâu gió, Đâu ruồng, Đâu từng, Đâu những
- Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với mảnh đất, kỉ niệm trong quá khứ.