K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2018

Cơn bão bắt đầu gây gió mạnh cấp 8-9, đổ vào Khánh Hòa - Phú Yên - Bình Định từ lúc 2h sáng 4-11. Sức gió khi mạnh nhất đạt cấp 13, là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đổ vào Khánh Hòa.

Ngay từ sáng sớm, bão quần thảo liên tiếp nhiều giờ rồi mạnh lên cấp 10, giật trên cấp 12 ở vùng bắc Khánh Hòa - nam Phú Yên, tung hoành suốt gần 2 giờ, sau đó suy yếu dần. Tính toàn cuộc, cơn bão đã quần thảo trên miền đất này liên tục 6 giờ liền, một hiện tượng khá hiếm. Nhiều người cao tuổi cũng nói rằng đây là "cơn bão kỳ lạ" vì sự chà đi xát lại của nó.

Nhận định về cơn bão, thiếu tướng Trương Đức Nghĩa - chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cục trưởng Cục Cứu hộ - cứu nạn, Bộ Quốc phòng - nói: "Đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ trong vòng 20 năm nay. Mức độ nguy hiểm của nó tương đương, thậm chí còn lớn hơn cơn bão số 10 đã đổ bộ vào miền Trung. Khánh Hòa ít bị bão đổ bộ nên tâm lý người dân rất chủ quan, ít có kinh nghiệm trong ứng phó với bão"

Rất nhiều cổ thụ ở TP Nha Trang trốc gốc, ngã đổ ngổn ngang trên đường phố. Tình trạng này cũng xảy ra ở TP Tuy Hòa (Phú Yên), TP Quy Nhơn (Bình Định). Trụ điện gãy, nhà tốc mái, công trình ngổn ngang cho thấy sức phá hoại ghê gớm của cơn bão là ngoài dự báo. 

Thiệt hại nặng nề bất ngờ với hầu hết các tỉnh Nam Trung Bộ về cả số người chết, nhà sập và các công trình điện lực, viễn thông...

 Đề : Viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về một phong trào nhân đạo (Nụ cười hồng , nuôi heo đất , quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt , ....) ở trường hay địa phương tổ chức Bài LàmĐối với em , điều hạnh phúc nhất của con người chính là có thể giúp đỡ , san sẻ cho nhau , nối vòng tay lớn . Trong trường em đã có nhiều phong trào thể hiện đúng tinh thần "lá lành đùm...
Đọc tiếp

 

Đề : Viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về một phong trào nhân đạo (Nụ cười hồng , nuôi heo đất , quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt , ....) ở trường hay địa phương tổ chức

Bài Làm

Đối với em , điều hạnh phúc nhất của con người chính là có thể giúp đỡ , san sẻ cho nhau , nối vòng tay lớn . Trong trường em đã có nhiều phong trào thể hiện đúng tinh thần "lá lành đùm lá rách" , tiêu biểu trong đó là phong trào đóng góp ủng hộ người dân lũ lụt . Khi phong trào được phát động , bản thân em cảm thấy rất vui khi có thể giúp đỡ cho đồng bào miền Trung . Vì mấy ngày vừa qua , cơn bão lũ ở miền Trung đã đi qua nhưng để lại nhiều thiệt hại nặng nề . Nhưng có một số bạn đã không hiểu rõ ý nghĩa của phong trào dẫn đến việc không muốn đóng góp , than vãn đủ đường . Tuy nhiên , đa số mọi người đều hiểu rõ và có tấm lòng nhân ái ủng hộ tích cực . Phong trào ấy quả thật rất ý nghĩa , nhân đạo vác tốt đẹp . Vì vậy , em mong muốn rằng ơn địa phương sẽ tổ chức thêm nhiêu phong trào tốt đẹp như thế để giúp đỡ người khác . Chúng ta là những học sinh , có điều kiện và được sống sung sướng nên đang rộng vòng tay để giúp đỡ , hỗ trợ cho những người kém may mắn và bất hạnh hơn . Từng cái áo trắng , cái quần dù mới hay cũ , một phần tiền ăn vặt đều là những món quà đẹp đẽ về tinh thần lẫn vật chất .

[Các bạn nhận xét giúp mình đoạn văn này nhé ! Đây là đoạn văn mình làm trong đề thi HKI môn Văn . Nếu được thì giúp mình chấm điểm luôn nha (đoạn văn 3đ) . Cám ơn trước ^^]

5
16 tháng 12 2016

bạn lm cũng tốt

23 tháng 12 2016

 

2 tháng 10 2019

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...


 

2 tháng 10 2019

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

22 tháng 9 2019

bạn phải địt mình cơ lồn mình đang nứng oooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo

22 tháng 9 2019

a thăng ơ dưới nưng à

4 tháng 3 2020

Câu 1: Trong các tình huống sau đây, tinh huống nào phải dùng phương thức nghị luận, tại sao?
a, Là quang cảnh lũ lụt miền Trung vừa qua.
=> Miêu tả,
=> Để tái hiện được hiện thực miều Trung.
b, Một tấm gương dũng cảm cứu dân trong cơn bão lụt.
=> Tự sự.
=> Để kể lại chuỗi hành động và sự việc đó.
c, Cảm nghĩ của em về phong trào vì người nghèo.
=> Biểu cảm
=> Nêu lên cảm xúc và suy nghĩ.
d, Bàn về phòng chống bão lụt.
=> Nghị luận
=> Vì bàn luận cần đưa ra các ý kiến, luận cứ, dẫn chứng và liên hệ.

4 tháng 3 2020

D. Bàn về phòng chống bão lụt

Những tổn thất nặng nề về người và tài sản do thiên tai ở các tỉnh miền trung đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm, lo lắng của người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Cùng với sự quan tâm, kịp thời chỉ đạo, sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, chính quyền các địa phương và các cơ quan chức năng, rất nhiều ban, ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân đã có nhiều việc làm thiết thực khắc phục hậu quả lũ lụt, chia sẻ tháo gỡ cũng như hỗ trợ đồng bào miền trung vượt qua khó khăn. Nhưng đó mới là bước đầu, bởi chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới giúp các địa phương bị thiệt hại từ thiên tai sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục phát triển.

Ngày 7-10-2020, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực miền trung, tập trung chủ yếu tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên. Mưa lớn kéo dài chưa kịp dứt thì những ngày sau đó khu vực này tiếp tục phải hứng chịu các đợt áp thấp và bão số 6 (ngày 11-10), bão số 7 (ngày 13-10), khiến các tỉnh miền trung rơi vào tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mưa dồn dập, nước lũ dâng cao gây chết người, nhấn chìm, tàn phá đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm, cùng rất nhiều đường sá, trường học, nhà cửa... Cuộc sống của người dân vùng lũ bị đảo lộn nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa.

Ngay khi mưa bão xuất hiện, Chính phủ đã chỉ thị Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai từ trung ương tới các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách đối phó kịp thời với diễn biến xấu của thời tiết. Ngày 8-10-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Công điện 1372/CÐ-TTg về tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền trung, yêu cầu sự vào cuộc của UBND các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, khu vực Tây Nguyên, đặc biệt lưu ý các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai ngay biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm "chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ" nhằm bảo đảm tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại; đặt ra nhiệm vụ cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương... Công điện yêu cầu các bộ, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với địa phương chủ động chỉ đạo, triển khai biện pháp, duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ; kịp thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Do có phương án từ trước, công tác ứng phó, xử lý tình huống xảy ra trong bão lũ đã được các địa phương và bộ, ngành chức năng phối hợp triển khai đồng bộ, nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Tại nhiều địa phương, dù đã có kế hoạch nhưng trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, việc tổ chức đại hội đảng các cấp tạm dừng lại để dành mọi ưu tiên cao nhất cho phòng chống bão lũ. Công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai thường xuyên, liên tục, bất kể ngày đêm. Lực lượng cứu hộ đã bám địa bàn, có mặt ở những nơi khó khăn, nguy hiểm nhất. Báo cáo ngày 10-10-2020 của Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: chỉ trong thời gian ngắn, các đơn vị thuộc Quân khu 4, Quân khu 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 8.843 người (bao gồm 1.849 bộ đội, 6.994 dân quân), 200 phương tiện (bao gồm 114 ô-tô, 86 tàu xuồng) phối hợp các lực lượng ở địa phương ứng cứu, khắc phục hậu quả mưa lũ. Kết quả: tính đến 18 giờ cùng ngày đã tổ chức di dời, sơ tán 7.382 hộ/24.364 nhân khẩu đến nơi an toàn. Nhờ cứu hộ kịp thời cho nên lực lượng chức năng tại các địa phương đã lập được nhiều kỳ tích, tiêu biểu có thể kể đến: giải cứu thành công thuyền viên của các tàu Vietship TK 12, Vietship 09, Vietship 01, Hoàng Tuấn 26, Thanh Thành Ðạt 55 và Thanh Thành Ðạt 68 gặp nạn tại khu vực biển Cửa Việt - Quảng Trị ngày 8-10. Tiếp đó, ngày 19-10, giải cứu thành công 18 người trên xe khách biển số 43B - 024.54 bị lũ cuốn trôi ở Khe Gát (Bố Trạch, Quảng Bình)…

Tuy nhiên do mưa lớn, lũ quét, nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng đã gây thiệt hại nặng nề về người và của. Trong đó không thể không kể đến mất mát, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong khi làm nhiệm vụ. Ðó là sự hy sinh của 13 cán bộ, chiến sĩ đoàn cứu hộ thuộc Quân khu 4 vào ngày 13-10 tại huyện Phong Ðiền (Thừa Thiên Huế), là sự hy sinh của 22 cán bộ, chiến sĩ Ðoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 vào ngày 18-10 tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)... Sự hy sinh của những người lính giữa thời bình đã để lại sự cảm phục, lòng tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước. Trước mất mát này, ngày 22-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi Quân đội nhân dân Việt Nam, ghi nhận tinh thần của cán bộ, chiến sĩ không ngại gian khổ, kịp thời có mặt ở nơi khó khăn nhất, hiểm nguy nhất để tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Thủ tướng bày tỏ: "Nén nỗi đau thương, mất mát to lớn này, tôi mong muốn toàn thể cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".

Có thể thấy trước, và trong khi bão lũ xảy ra tại khu vực miền trung, Ðảng và Chính phủ thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời, bám sát tình hình. Thí dụ như: Ngày 16-10, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Ðảng gửi điện về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền trung. Ngày 18-10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1411/CÐ-TTg về việc tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế) và tại Ðoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngày 19-10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 1.000 tấn để hỗ trợ cứu đói nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ. Và mới đây, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm cấp 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho năm tỉnh miền trung để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ, chính sách của Nhà nước. Trong các ngày qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Nhà nước kịp thời có mặt ở các tỉnh gặp thiên tai để nắm tình hình, chỉ đạo phòng, chống và động viên, thăm hỏi, tặng quà người dân. Ngày 24-10, Thủ tướng Chính phủ đã có chuyến công tác kiểm tra khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Bình. Mới đây, ngày 26-10, chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương để chỉ đạo công tác ứng phó bão số 9, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương dừng các cuộc họp không cần thiết, đặt công tác phòng chống bão lũ lên hàng đầu, trong đó bảo đảm an toàn tính mạng của người dân là quan trọng nhất.

Chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ và các lực lượng chức năng, nhiều hoạt động hướng về đồng bào miền trung được tiến hành trên khắp cả nước. Tối 17-10, tại chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2020 do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ban Chỉ đạo T.Ư các Chương trình mục tiêu quốc gia và Ðài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Ðảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các tỉnh bị bão lũ, kêu gọi nhân dân cả nước tiếp tục động viên, giúp đỡ người nghèo, người gặp hoạn nạn, khó khăn. Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự cảm thông sâu sắc, chia sẻ những mất mát, đau thương; gửi lời chia buồn đến các gia đình có người thân bị nạn do lũ, lụt; đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể khẩn trương phòng, chống lụt, bão; khắc phục hậu quả; kịp thời thăm hỏi, giúp đỡ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất. Ðồng chí chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã có nhiều hoạt động từ thiện, ủng hộ, giúp đỡ kịp thời, hiệu quả, và mong đồng bào ở trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", "thương người như thể thương thân", hết lòng động viên, giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn, khó khăn, người nghèo, hộ nghèo, để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do thiên tai gây ra. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, và trong cả cộng đồng,… các hoạt động thiện nguyện, đóng góp của cải vật chất để hỗ trợ đồng bào vùng lũ, lụt đã diễn ra rất sôi nổi. Hàng đoàn xe cứu trợ mang lương thực, thực phẩm, thuốc men, phao cứu sinh,... cùng hướng về miền trung. Người dân ở nhiều nơi thức trắng đêm nấu cơm, gói bánh chưng,... gửi tới đồng bào đang bị bão lũ cô lập. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã lặn lội vào vùng lũ, chia sẻ khó khăn với đồng bào.

Có thể thấy, mỗi khi đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn là cộng đồng lại phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung sức và đồng lòng đoàn kết, giúp đỡ, đó là truyền thống quý báu của dân tộc, đã in dấu ấn trong huyết quản của người Việt Nam. Ðóng góp, cứu trợ đồng bào vùng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ thiên tai là hành động rất cần thiết, cần biểu dương và khuyến khích. Song khắc phục hậu quả thiên tai cũng cần thiết không kém, vì chúng ta phải làm mới hoặc củng cố hệ thống đường sá, cầu cống, trường học, hệ thống điện, y tế, nhà ở cho gia đình có nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi, giúp học sinh tiếp tục đến trường, sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường… Ðó là những công việc rất lớn nhưng phải hoàn thành, vì chỉ phải giải quyết rốt ráo những công việc đó, chúng ta mới bảo đảm cuộc sống ở vùng bị thiên tai sớm ổn định. Trọng trách này đã đặt Nhà nước, các địa phương, các ngành liên quan trước các nhiệm vụ nặng nề, và để hoàn thành không chỉ cần công sức, tiền bạc, mà còn cần phải tiến hành có tổ chức, quy củ, đồng bộ. Vì thế, hơn lúc nào hết, khi đất nước còn nghèo toàn dân cần chung tay, đoàn kết, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cùng Ðảng, Nhà nước khắc phục khó khăn, để không người dân nào bị bỏ lại phía sau.

Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng.

Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.

Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau.

Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng.

Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.

Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều.

Đáng lo ngại hơn, trên đây chỉ là số liệu được thông báo. Còn rất nhiều trường hợp bị nhà trường hay học sinh dấu đi nhằm giữ thể diện cho thanh danh của nhà trường.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau, mà một số học sinh khác còn bị tấn công về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, lối tư duy của học sinh bị bạo hành sau này.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay

2.1. Từ chính bản thân học sinh

Bạo lực học đường ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách học sinh

Bạo lực học đường ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách học sinh

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh  đối tượng từ 12-17 tuổi.

Giai đoạn này  hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách).

Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở việt nam

2.2. Từ phía nhà trường

Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.

Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.

2.3. Từ phía gia đình

Nguyên nhân bạo lực học đường: Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn

Nguyên nhân bạo lực học đường: Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn

Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở việt nam.

Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hạnh gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp.

Trích đoạn bạo hành gia đình ngay trước mặt con trẻ

Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này. Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội ngày càng hiện đại.

Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.

2.4. Nguyên nhân bạo lực học đường ở việt nam từ phía xã hội

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay không thể không kể đến đó là do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..).

Những hình ảnh này được phát tán công khai trên mạng xã hội, khi trẻ em vị thành niên xem ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý sau này.

3. Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường hiện nay

Để có thể khắc phục bạo lực học đường 2018 hiện nay, cần có những giải pháp thiết thực và hợp lý và thực hiện một cách nghiêm ngặt.

Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.

Trong lớp, cần tổ chức những nhóm bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức và tăng cường sự trao đổi, tự khắc phục lẫn nhau trong học tập.

Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để uốn nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử.

Theo những tin tức tư vấn học đường, cũng cần nhìn nhận cách giáo dục trẻ trong gia đình. Thực tế, có rất nhiều gia đình chỉ chú trọng đến kết quả học tập của con mà không chú ý đến việc các em nghĩ gì hay cách xử sự của con với bạn bè.

Vì thế, thay vì chu cấp cho con nhiều về mặt vật chất, gia đình, và đặc biệt là cha mẹ cần là những người bạn đồng hành của con cái. Tránh tạo vỏ bọc cứng nhắc vì sẽ tạo tâm lý ý lại, dựa dẫm và hưởng thụ.

Nhà trường cần chú trọng đào tạo kỹ năng sống cho học sinh tránh bạo lưc học đường ở việt nam hiện nay

Với nhà trường, cần chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học sinh cũng như chính quyền địa phương để có thể nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình để có biện pháp giải quyết ngay khi học sinh có biểu hiện của những hành vi tiêu cực và bạo lực.

Nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường.

Ngoài ra, bộ phận chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể hay lực lượng công an cũng cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm, phát huy tối ưu vai trò của mình trong hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường.

Chúc bạn học tốt!!!

[Nhận xét giúp mình về 2 đoạn văn này nhé !]Đề 1 : Viết đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung mà em đã từng đọc , từng thấy trên tivi hoặc các trang mạng xã hội . BÀI LÀM Trong những ngày qua , người miền Trung đang phải gánh lấy biết bao hậu quả khinh khủng từ cơn ác mộng mang...
Đọc tiếp

[Nhận xét giúp mình về 2 đoạn văn này nhé !]

Đề 1 : Viết đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung mà em đã từng đọc , từng thấy trên tivi hoặc các trang mạng xã hội .

BÀI LÀM

Trong những ngày qua , người miền Trung đang phải gánh lấy biết bao hậu quả khinh khủng từ cơn ác mộng mang tên lũ lụt gây ra . Bầu trời tối sầm , mưa không ngớt , xung quanh là một màn nước trắng xóa bao phủ cả miền Trung . Nước dâng lên cao , cuồn cuộn chảy cuốn phăng mọi thứ , nhấn chìm đồng ruộng , những ngôi nhà thấp , … . Xác trâu bò trôi lênh bềnh trên nước , người dân thì chen chúc nhau trèo lên mái nhà đợi thuyền cứu sinh . Giờ đây, trận lũ ấy đã đi qua nhưng còn để lại bao cảnh thương tâm . Người người than khóc khi mất người thân ; người nông dân thì trắng tay bởi lúa giống , nhà cửa , trâu bò đều trôi theo dòng nước lũ . Những đứa trẻ miền Trung ngày càng gầy guộc đi vì thiếu thức ăn , đến cả đi học cũng chẳng thể . Chính vì thế , chúng ta nền trích một phần tiền thưởng , tiền tiêu vặt của mình để cùng “chung tay góp sức” giúp đỡ người miền Trung về món ăn tinh thần lẫn giá trị vẫn chất .

 

Đề 2 : Mạng Internet hiện nay được sử dụng rất rộng rãi chính vì thế người ta đã dùng để xem phim , coi báo , chơi game . Em hãy viết 1 đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nghĩ của em về thực trang mạng Internet nói chung

BÀI LÀM

Internet là nơi hội tụ các nguồn thông tin trở thành thế giới thu nhỏ được sử dụng rộng rãi,vì vậy chúng ta có thể đọc báo , xem phim , chơi game , … . Nhưng mạng Internet cũng như một con dao hai lưỡi , gây ra biết bao tệ nạn xã hội như : các trò chơi giải trí bạo lực , những hiểm họa khôn lường từ mạng xã hội. Nếu dạo một vòng quanh các quán Internet ven đường thì ôi thôi hình ảnh của những cậu học trò mắt dán lên màn hình, tay lia lịa trên bàn phím khiến cho bất cứ ai cũng ngán ngẩm. Và rất có thể vì “con ma điện tử”ấy mà họ đánh mất đi tương lai đẹp đẽ của chính mình . Ngoài ra , nghiện mạng xã hội cũng là một vấn đề đáng lo ngại : dùng những tài khoản “ảo” để bới móc , bôi nhọ người khác một cách không thương tiếc . Không ít người đã bị trầm cảm , áp lực hay nặng nề hơn là tự tử chỉ vì những lời nói “ảo” ấy ! Nhưng nếu biết sử dụng Internet một cách thông minh , ta có thể dễ dàng tra cứu tài liệu , cập nhập thông tin nhanh chóng và kết nối bạn bè khắp các vùng miền , đất nước . Vì vậy , chúng ta hãy là một người dùng thông minh , tránh xa các sự cám dỗ nguy hiểm ấy , “hãy điều khiển Internet chứ đừng để chúng điều khiển bạn”

[Các bạn giúp mình nhận xét về 2 đoạn văn nha ! Ngày mai mình sẽ nộp cho cô rồi , nhất là đề số 2 ấy]

3
5 tháng 12 2016

very good

5 tháng 12 2016

hay wáyeu

15 tháng 8 2018

Nhà em có bốn chị em, em là chị cả trong nhà nên được bố mẹ quan tâm, chỉ dạy nhiều hơn. Em cũng ý thức được mình cần làm gương cho các em, nên em đã rất cố gắng làm tốt mọi việc để bố mẹ không phải thất vọng. Nhưng có một chuyện mà đến tận bây giờ em vẫn còn nhớ mãi. Lần đó, em đã làm một việc khiến bố mẹ rất thất vọng và buôn lòng.

Em còn nhớ, đó là năm em học lớp bốn. Hôm đó có giờ kiểm tra toán, nhưng tối hôm trước vì mải xem ti vi nên em không học bài, vậy là em không làm được bài kiểm tra và bị điểm kém. Em lo lắm, em sợ bố mẹ sẽ la mắng, sẽ thất vọng và đánh en nữa nên em vội xé bài kiểm tra dó đi và giấu nó vào cặp. Chiều hôm đó đi học về em lo lắng nhìn nét mặt của bố mẹ xem có gì khác hay không. Vì không biết có chuyện gì, bố mẹ chỉ hỏi em đi học về có mệt không, hôm nay làm bài kiểm tra được mấy điểm, và cũng như mọi lần em trả lời là được mười điểm. Bố mẹ vui vẻ thưởng cho em cái bánh và cho em đi chơi cả buổi chiều với cái Yến. Hai đứa chúng em nhanh chóng rủ thêm mấy bạnnữa ra đầu cổng xóm chơi nhảy dây rồi lại ô ăn quan. Em quên hẳn bài kiểm tra bị điểm kém của mình. Cứ thế, chúng em chơi hết trò chơi này đến trò chơi khác mà không để ý đến thời gian. Tới bữa cơm tối, mẹ phải ra gọi chúng em mới rủ nhau ra về. Về nhà, tắm rửa xong em cùng bố mẹ và các em ăn tối rồi lại xem ti vi. Thấy em hôm nay làm bài kiểm tra được điểm cao nên bố mẹ cũng không bắt em đi học bài ngay mà để em tự do thoải mái xem phim. Cứ như thế từ ngày này qua ngày khác, em quên luôn mình đang mang tội tày đình. Cho tới một hôm bé Phượng là em gái thứ hai của em vào lục cặp tìm cái bút chì thì thấy, em gái em xách luôn cái cặp ra mách mẹ, bảo trong cặp chị có cái gì bị xé đó mẹ ơi. Mẹ mở cặp ra và thấy bài kiểm tra hôm nọ của em. Lúc đó em vừa đi chơi về thấy ánh mắt mẹ rất buồn nhưng em cũng không hỏi vì nghĩ mẹ không vui chuyện khác thôi. Bữa cơm tối hôn nay là lạ, không khí thật nặng nề, không ai nói với nhau câu nào hết. Em cũng không hề biết chuyện bố mẹ đã phát hiện ra việc em xé bài kiểm tra và nói dối bố mẹ. Tối ăn cơm xong, mẹ gọi em vào phòng và nói chuyện. Mặt mẹ buồn rười rượi lộ rõ vẻ thất vọng lắm, mẹ kể cho em nghe câu chuyện về một cậu bé chăn cừu thích nói dối. Cậu ta nói dối đùa cợt dân làng về việc sói đến ăn thịt đàn cừu của mình làm mọi người lo lắng bỏ hết công việc của họ chạy đến để giải cứu, còn cậu ta thì ngồi một chỗ cười vui sướng vì đã lừa được mọi người. Và cái kết là lúc sói đến thật, cậu ta lại kêu cứu nhưng lần này thì không ai tin lời cậu cả. Cả đàn cừu đã bị sói ăn thịt hết. Mẹ bảo lòng tin là thứ mà ta khó gây dựng được với người khác nhất, một khi ta dã làm họ mất lòng tin một lần rồi thì lần sau cho dù ta có làm đúng, làm tốt như thế nào cùng không có kết quả tốt. Mẹ bảo em nếu một việc nhỏ như vậy mà con đã nói dối thì sau này nhiều việc lớn hơn con cũng sẽ nói dối dễ dàng hơn, dần dần con sẽ trở thành người nói dối quen miệng, đánh mất lòng tin của bố mẹ, các em, và của mọi người và con sẽ không bao giờ làm được việc gì tốt đẹp cả. Bố mẹ bảo là bố mẹ không quan tâm việc con được điểm cao hay thấp, bố mẹ chỉ cần con luôn luôn nói thật. Cho dù, sau này có chuyện gì xảy ra đi nữa con cũng luôn phải nói thật với bố mẹ, dù là chuyện nhỏ hay chuyện lớn. Có như thế bố mẹ mới biết con đang gặp phải chuyện gì và sẽ tìm ra cách giải quyết giúp con để con hiểu được vấn đề và tiến bộ hơn. nhìn vào đôi mắt gầy đầy lo lắng và buồn bã thất vọng của mẹ. Em hối hận lắm, em ôm chầm lấy mẹ và khóc nức nở.

Từ đó trở đi, em tự hứa với lòng và cũng hứa với mẹ là dù có chuyện gì xảy ra đi nữa em sẽ luôn nói thật với bố mẹ. Em không muốn làm bố mẹ buồn, cũng không muốn mình là một người chị mà không làm gương tốt được cho các em của mình. Dù bây giờ em đã là học sinh lớp sáu, nhưng em vẫn luôn nhở về ngày hôm đó dể luôn nhắc nhở bản thân mình.

15 tháng 8 2018

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử "

Mình chép mạng đó ! Nếu bạn thích bài văn này hoặc cảm thấy hay thì k cho mình còn không cần văn chép mạng thì thôi khỏi k !

9 tháng 12 2017

câu 2:

   Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng  chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời  mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

9 tháng 12 2017

bánh trôi nước :Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

tiếng gà trưa:

 Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

 !-->

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng  chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời  mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

k nhế

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Một số miền quê của Việt Nam mà em đã từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật đó là đảo Cô Tô. Đó là một vùng đất yên bình, đẹp, con người cũng hết sức gần gũi.